Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH trong NN

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 125 - 148)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE

3.3. Giải pháp ứng phó với BĐKH của tỉnh Bến Tre

3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH trong NN

124

Biện pháp ứng phó đối với BĐKH trong ngành NN chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt. Tập trung nghiên cứu các biện pháp thích nghi và thích ứng của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với phòng chống và cải tạo tự nhiên, đây là các biện pháp có hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, để các giải pháp này đạt được kết quả cao nhất thì cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền với người dân địa phương.

- Quy hoạch lại sử dụng đất đai: người dân ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng thời gian qua đã “sống chung với lũ” rất tốt và giờ đây dưới tác động của BĐKH thì tinh thần ấy cần được phát huy hơn nữa đó là “sống chung với BĐKH”. Chúng ta không chống lại BĐKH mà nên cố gắng tìm ra những giải pháp thích hợp để có thể thích ứng và giảm thiểu sự tác động đó. Như vậy, đối với những vùng đất bị ngập mặn mới thì nên tiến hành quy hoạch tăng cường nuôi tôm sú, nuôi thủy sản nước lợ; còn đối với vùng có nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa thì lập kế hoạch xây dựng mùa vụ né tránh lũ lụt.

- Chuẩn bị phương án phòng trừ sâu bệnh: nhiệt độ và độ ẩm có xu hướng tăng cao, đây là điều kiện thuận lợi để các sâu bệnh dễ dàng phát triển mạnh hơn và ngày càng xuất hiện nhiều hơn những bệnh lạ.

- Lựa chọn thời gian xuống giống gieo trồng và thu hoạch thích hợp tránh thời tiết bất thường: hiện nay mưa xuất hiện và kết thúc rất bất ngờ không giống với những quy luật của trước đây nữa. Quan trọng nhất là cây lúa, bởi vì cây lúa phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước mưa của trời và thời tiết. Nếu đến giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bông mà gặp hạn kéo dài thì làm sao trổ bông? Không trổ bông được thì làm sao cho hạt? Đến giai đoạn thu hoạch, nếu gặp mưa kéo dài không dứt thì làm sao phơi lúa khô? Lúa không khô mà còn lên mộng thì rất khó để bán được. Phân tích như thế không có nghĩa là bó tay và bất lực trước những điều đó, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nếu biết tính toán, sắp xếp và lựa chọn thời gian SX phù hợp.

- Quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho NN: nước đối với cuộc sống của con người rất là quan trọng bởi lẽ chúng ta có thể nhịn đói trong một thời gian dài nhưng không thể nào nhịn khát được. Trong SX NN, vai trò của nước cũng có một vị trí quan trọng như thế đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay hạn hán ngày càng gia tăng, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp hơn. Vì thế, để đảm bảo đủ lượng nước cho SX thì cần có

125

những biện pháp thích hợp nhất là đối với những huyện ven biển thiếu lượng nước ngọt trầm trọng Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú:

+ Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ SX NN tại địa phương.

+ Nghiên cứu các công nghệ tưới tiêu khoa học vừa tiết kiệm nước vừa nâng cao năng suất cây trồng: lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích trồng rau màu tại các địa phương khan hiếm về nguồn nước và bị nhiễm mặn…

+ Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ở vùng trồng màu, trồng lúa để đáp ứng nhu cầu tưới nước đồng thời tiêu úng cho những khu vực bị ngập như: tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi tại những khu vực thiếu nước tưới là giải pháp ưu tiên trong NN nhằm đảm bảo SX, thích ứng với tình trạng nắng hạn, đặc biệt là khu vực trồng lúa, rau màu ven biển. Đầu tư xây dựng hệ thống cống, đập, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm tiêu úng cho vùng trũng.

- Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt, bảo tồn các giống cây trồng địa phương, thành lập ngân hàng giống.

+ Ngoài những giống cây trồng cho năng suất cao như hiện nay thì nên tăng cường nghiên cứu, lai tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu lại với hạn hán, xâm nhập mặn, sâu bệnh... đây là việc làm rất quan trọng bởi vì điều kiện đầu tiên để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt đó là cây giống phải khỏe mạnh cùng với sức chống chịu cao trước sự khắc nghiệt của thời tiết.

+ Lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bản địa: thành lập các Trung tâm giống ngoài chức năng cung ứng giống thì còn có nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn các dòng gen quý hiếm của bản địa vốn có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện ngoại cảnh. Sau đó, tiến tới thành lập ngân hàng giống.

- Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện BĐKH bao gồm:

+ Tăng cường các biện pháp giữ ẩm bằng che phủ, chất giữ ẩm cho cây trồng cạn.

Đặc biệt là cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày (cây họ đậu, hành tím, rau…). Diện tích những loại cây trồng này cần nhiều nước tưới bề mặt đất, để hạn chế tình trạng thoát hơi

126

nước ảnh hưởng đến nhu cầu tưới và năng suất cây trồng cần dùng chất giữ ẩm để tiết kiệm nước tưới, đảm bảo hiệu quả SX.

+ Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh và canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình SX sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong NN cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các câu lạc bộ, hội.

Hiện nay, Bến Tre đang triển khai các mô hình mang lại hiệu quả SX và có ý nghĩa tích cực về môi trường như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học (ong ký sinh trên cây dừa)... các mô hình này cần được tiếp tục nhân rộng và phổ biến rộng rãi đến từng hộ SX.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống phù hợp với SX. Chú trọng các nhóm cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và các điều kiện khắc nghiệt khác như nắng hạn, nhiễm mặn… Riêng đối với lúa, ca cao và một số loại cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, chôm chôm, cam quýt, bưởi… cần sớm xác định loại giống phù hợp.

- Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp. Trong đó hệ thống canh tác trồng xen (cây có múi, ca cao, măng cụt…) trên vườn dừa, nuôi xen (tôm, cá) trên ruộng lúa cần được quan tâm nghiên cứu bổ sung, ứng dụng. Các vùng đất thiếu nước, không đảm bảo khâu thủy lợi nên chuyển qua canh tác một vụ lúa một vụ màu.

- Thay đổi và chỉnh sửa các quy trình canh tác, các giải pháp kỹ thuật phù hợp với BĐKH. Trong đó chú trọng ứng dụng yếu tố sinh học hữu cơ trong quá trình thâm canh nhằm đưa SX đi theo hướng an tòan bền vững.

- Xây dựng liên kết cộng đồng trong SX. Việc hình thành các liên kết SX sẽ giúp nông dân có điều kiện tốt hơn trong việc chia sẽ kinh nghiệm, tiếp cận thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tương trợ nhau khi gặp khó khăn.

127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. Kết luận

Những biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ Trái Đất nóng lên, băng ở các vùng cực tan ra, dẫn tới các hiện tượng thời tiết hạn hán, bão lũ xảy ra ngày một tăng, NBD ngày một cao hơn. BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, đe dọa đến nền hòa bình và an ninh thế giới.

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH trong đó Bến Tre là một trong các tỉnh chịu tác động nặng nề nhấtđang phát triển với ngành công nghiệp chưa phát triển vì thế nước ta chưa gây ô nhiễm không khí nhiều. Tuy nhiên chúng ta phải gánh chịu hậu quả của hiện tượng Trái đất nóng lên, NBD do các nước phát triển thải ra khí gây HƯNK trong suốt thế kỷ 20 và cho đến nay. BĐKH đang ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới Bến Tre. Sự dâng lên của nước biển, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa đang biểu hiện ngày càng rõ rệt. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với những tác động này là rất cần thiết.

Qua nghiên cứu đề tài “Tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre” tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hoá và làm rõ các cơ sở lí luận để làm tiền đề, nền tảng nghiên cứu đề tài:

+ Về BĐKH: trình bày và phân tích nguyên nhân hình thành cũng như sự tác động của BĐKH đến SX NN, sinh hoạt và SX của con người, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và sự ĐDSH.

+ Về NN: trình bày và chứng minh vai trò, đặc điểm, các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến SX NN.

+ Thực trạng BĐKH ở Việt Nam và ĐBSCL với những biểu hiện cụ thể như nhiệt độ tăng cao, mực NBD, các thiên tai…

+ Đánh giá tác động của BĐKH đến SX NN ở Việt Nam và ĐBSCL: đây là nền tảng giúp tác giả nghiên cứu và đánh giá tốt hơn sự tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre.

- Tìm hiểu khái quát vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bến Tre, sau đó nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT - XH và hiện trạng phát triển của ngành NN trong giai đoạn

128

2001 - 2011. Sau đó, tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn… đã biến đổi như thế nào và dự đoán cho tương lai dựa vào các kịch bản BĐKH. Đây là cơ sở rất quan trọng để tác giả đánh giá chính xác hơn sự tác động của BĐKH đến SX NN.

- Tác động của BĐKH đến SX NN là sự gia tăng dịch bệnh, năng suất và diện tích đất NN giảm, thời vụ gieo trồng thay đổi nguyên nhân chủ yếu là do xâm nhập mặn đến sớm và sâu, do mực nước dâng cao, do nhiệt độ và độ ẩm tăng.

- Tìm hiểu một số giải pháp chung ứng phó với BĐKH của Việt Nam và ĐBSCL. Sau đó tiếp tục nghiên cứu những giải pháp ứng phó với BĐKH của Bến Tre, mà quan trọng nhất là những giải pháp ứng phó với BĐKH trong ngành NN.

2.2. Kiến nghị

- Đối với các cấp lãnh đạo: cần có nhiều hơn nữa những dự án nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến SX NN. Bởi vì ngành NN là ngành kinh tế chính của Bến Tre, mà Bến Tre lại là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH.

- Đối với các giáo viên đứng trên bục giảng mà nhất là đối với giáo viên dạy môn Địa lý:

ngoài những kiến thức chung, giáo viên nên lồng ghép giảng dạy BĐKH nhất là ý thức ứng phó với BĐKH đến học sinh.

- Đối với người dân: nâng cao nhận thức và ý thức về BĐKH bằng những việc làm thiết thực nhất để chung tay góp sức với tinh thần “đại đoàn kết”trong ứng phó với BĐKH.

129

T ÀI LIỆU THAM KHẢO

* SÁCH VÀ BÁO CÁO

1. Lê Huy Bá (chủ biên), Nguyễn Thi Phú, Nguyễn Đức An (2009), Môi trường KH thay đổi - Mối hiểm họa của toàn cầu, Nxb ĐH quốc gia TP HCM,

2. TP HCM.

3. Bích Phương - Đoàn Tứ (2002), Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP HCM.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, Hà Nội.

6. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - Viện tư vấn phát triển (2012), Tài liệu hội thảo Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, Cần Thơ.

7. Đào Ngọc Cảnh (2004), Giáo trình Địa lý KT - XH đại cương, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

8. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre năm 1991.

9. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007.

10. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011.

11. Nguyễn Ngọc Đệ - Lê Anh Tuấn (2012), SX lúa và tác động của BĐKH ở ĐBSCL, Nxb Tổng Hợp, TP HCM.

12. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2012), Hội thảo khoa học các vấn đề trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lý, TP HCM.

13. Nguyễn Kim Hồng - Nguyễn Thị Bé Ba (2011), ĐBSCL BĐKH và an ninh lương thực, Nxb Đại học Sư phạm, TP HCM.

14. IPCC (2007), Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH.

15. Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2010 Phát triển và BĐKH, Wasington, DC.

16. Đặng Văn Phan (2010), Địa lý KT - XH Việt Nam thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Cửu Long, Vĩnh Long.

130

17. Đặng Văn Phan - Nguyễn Minh Hiếu (2012), Phát triển NN bền vững và an ninh lương thực ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, Hội thảo Việt Nam học Quốc tế lần thứ 6.

18. Sở NN và PTNN Bến Tre - Ban quản lý chương trình FSPS II - Bến Tre (2011), Báo cáo hoạt động xây dựng mô hình ứng phó với BĐKH tại khu vực thí điểm về đồng quản lý, Bến Tre.

19. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông (2007), Địa lý KT - XH đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Trường Đại học Tài chính Marketing - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Báo tuổi trẻ (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Bến Tre.

21. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của BĐKH lên các hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL, Kỷ yếu diễn đàn 1 - Diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Cần Thơ.

22. Nguyễn Hoàng Trí - Hoàng Việt (2010), Kỷ yếu diễn đàn II - Diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và VH vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Kiên Giang.

23. Lê Văn Thăng (2011), Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

24. Lê Anh Tuấn (2011), Phương pháp lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT - XH địa phương, Nxb Nông nghiệp, TP HCM.

25. Lê Anh Tuấn (2012),Tác động của BĐKH lên SX lúa, Nxb Nông nghiệp, 26. TP HCM.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Báo cáo dự án Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản BĐKH Bến Tre và đề xuất phương pháp ứng phó, Bến Tre.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD tỉnh Bến Tre”, Bến Tre.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2012), Kịch bản BĐKH tỉnh Bến Tre, Bến Tre.

* BÁO VÀ TẠP CHÍ

30. Thanh An - Thanh Hà (2012), “Ứng phó với BĐKH ĐBSCL cần kịch bản mang tính bền vững”, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, (Số 447), Tr. 36.

131

31. Phạm Ngọc Bách (2008), “Ảnh hưởng của BĐKH đối với tam nông ở Việt Nam”, Nông thôn mới, (Số 222), Tr. 11 - 12.

32. Phạm Ngọc Bách (2009), “BĐKH: Hai vực lúa - nước sẽ ngập”, Nông thôn mới, (Số 245), Tr. 11 - 13.

33. Dương Văn Chính (2010), “NN nông dân trước BĐKH”, NN Việt Nam, (Số 85+86+87), Tr. 21.

34. Phạm Thu Hiền (2009), “Việt Nam và BĐKH”, Giáo dục và đào tạo, (Số 21), Tr. 16 - 17.

35. Trương Hội (2011), “Cây đước trong cuộc chiến chống BĐKH”, Khoa học công nghệ, (Số 15), Tr. 2.

36. Trần Đức Lương (2007), “Hiểm họa của BĐKH toàn cầu nhìn từ Việt Nam”, Khoa học và đời sống, (Số 22), Tr. 4 - 5 và 14.

37. Lê Việt Nhân (2009), “ĐBSCL và BĐKH”, Thế giới mới, (Số 868), Tr. 20 - 21.

38. Kim Ngân (2011), “BĐKH tác động xấu đến sức khỏe”, Đại đoàn kết, (Số 119), Tr.

14.

39. Minh Nguyệt (2011), “BĐKH cây ngô sẽ sớm lâm nguy”, Khoa học công nghệ, (Số 13), Tr. 2.

40. Phạm Khôi Nguyên (2011), “Nhận thức về BĐKH được nâng cao rõ rệt”, Kinh tế Việt Nam, (Số 2 - 3), Tr. 43 - 44.

41. Chương Phượng (2011), “Bệnh lùn xoắn lá bùng phát mạnh”, Thới báo kinh tế Việt Nam, (Số 120), Tr. 16.

42. Khánh Phương (2011), “Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc ứng phó với BĐKH”, Xây dựng, (Số 33+34+35), Tr. 20.

43. Nguyễn Sa (2009), “Thế giới đối diện với đại dịch cúm”, Giáo dục và đào tạo, (Số 18), Tr. 35.

44. Phạm Trọng Thịnh (2010), “Giá trị sinh thái nhân văn của các HST rừng ngập nước ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH”, Nông thôn mới, (Số 276), Tr. 17 - 21.

45. Đoan Trang (2011), “Giải quyết BĐKH với cái nhìn lạc quan”, Tuổi trẻ cuối tuần, (Số 1), Tr. 10 - 11.

46. Lê Anh Tuấn (2010), “BĐKH đe dọa nhiều mục tiêu phát triển”, Sài Gòn đầu tư và xây dựng, (Tháng 3/2010), Tr. 42 - 44.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 125 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)