CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
2.4. Thực trạng tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre
2.4.1. Tác động của BĐKH đến SX NN
2.4.1.1. Tác động của nhiệt độ
Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng, vật nuôi. Tùy thuộc vào giống, giai đoạn tăng trưởng và sinh lý mà có thể cho những khoảng chịu đựng nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước khác nhau. Cây trồng vùng ôn đới quen với điều kiện nhiệt độ thấp trong khi vùng nhiệt đới có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao tốt hơn. Nếu nhiệt độ cực đoan càng kéo dài thì càng bất lợi cho sự tăng trưởng và năng suất.
Nhiệt độ không khí cao trong điều kiện canh tác khu ruộng thường xuyên ẩm ướt làm gia tăng mật độ côn trùng, nấm bệnh. Sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi suy giảm khó mà có thể chóng chọi lại các côn trùng, nấm bệnh này. Khi đó, người nông dân sẽ phải sử dụng nhiều nông dược hơn làm cho chi phí SX gia tăng (thuốc trừ sâu, trừ rầy, trừ nấm…) và ô nhiễm NN trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Đối với lúa nước, nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Suốt từ giai đoạn đầu cho đến khi tượng khối sơ khởi, đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ rất quan trọng. Tuy nhiên sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ nước và không
BĐKH
Khí hậu nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp Năng suất tiềm năng
Sản lượng thực thu
Kinh tế nông nghiệp
87
khí, đến khi đòng lúa vươn ra khỏi nước vào khoảng giai đoạn phân bào giảm nhiễm thì ảnh hưởng của nhiệt độ không khí quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng nhiệt độ nước và không khí ảnh hưởng đến năng suất và các thành phần năng suất thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, nhiêt độ nước ảnh hưởng thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc và trọng lượng hạt. Trong phạm vi nhiệt độ từ 22 - 31oC, tốc độ tăng trưởng cây lúa hầu như gia tăng theo đường thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp: thiệt hại do nhiệt độ thấp có thể xảy ra ở nơi có vĩ độ cao và cả những vùng núi cao nhiệt đới trong mùa lạnh khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20oC. Nhiệt độ xuống thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nảy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu và lùn lại, lá bị mất màu, trổ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường. Các giống lúa khác nhau phản ứng với nhiệt độ thấp khác nhau. Bón phân lân có thể làm giảm thiệt hại do nhiệt độ thấp.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ cao: thiệt hại do nhiệt độ cao thường xảy ra ở vùng nhiệt đới trong mùa nắng vào giữa trưa khi nhiệt độ vượt quá 35oC và kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ cao, chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm.
Bảng 2.16: Các triệu chứng thiệt hại lúa do nhiệt độ cao
Giai đoạn sinh trưởng Triệu chứng
Dinh dưỡng Ngọn lá trắng, lá có dãy và đốm lá úa vàng hay vệt trắng, nhãy chồi giảm, chiều cao giảm….
Sinh dục Bông ngắn, bị tưa trắng, số hoa giảm
Trổ bông Bất thụ
Chín Giảm sự chắc hạt
Nguồn: [24]
Giới hạn nhiệt độ tốt nhất cho cây lúa phát triển là từ 20 - 30oC, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất. Nhiệt độ vượt quá 29oC thì số lượng nhánh bông lúa sẽ giảm xuống. Nhiệt độ tăng lên từ 32 - 35oC sẽ làm tổn hại đến cây lúa. Nhiệt độ cao hơn 40oC thì sự tăng trưởng sẽ chậm lại rõ rệt.
88
Bảng 2.17: Mức độ chịu đựng của cây lúa đối với nhiệt độ theo giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn sinh trưởng Nhiệt độ (oC)
Tối thấp Tối cao Tối hảo
Nảy mầm 10 45 20 – 35
Hình thành cây mạ 12 - 13 45 25 – 30
Ra rễ 16 35 25 – 28
Vươn lá 7 - 12 45 31
Nở bụi (đẻ nhánh) 9 - 16 33 25 – 31
Tượng khối sơ khởi 15 - -
Phát triển dòng 15 - 20 38 -
Thụ phấn 22 35 30 – 33
Chín 12 - 18 30 20 – 25
Nguồn: [10]
Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bến Tre thời kỳ 1991 - 2011 dao động từ 26,8 - 27,3oC và thay đổi rất ít. So sánh với bảng 2.1 có thể kết luận rằng: nhiệt độ hiện tại của Bến Tre tương đối thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
Theo các kịch bản BĐKH, nhiệt độ của Bến Tre đến năm 2100 dao động từ 28,3oC - 29,5oC. Như vậy, trong thời gian tới sự tăng lên của nhiệt độ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Bến Tre có thể trồng lúa quanh năm, trồng được nhiều vụ trong một năm vẫn có khả năng cho năng suất cao miễn sao đảm bảo đủ nước tưới.
Tuy nhiên, nhiệt độ càng tăng kết hợp với độ ẩm giảm, hạn hán kéo dài… làm gia tăng mật độ côn trùng, nấm bệnh, sức đề kháng của cây lúa giảm sút làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và sản lượng.
Yếu tố quyết định mùa vụ ở đây là đất đai và chế độ nước. Tuy nhiên, ở ĐBSCL biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao, nhất là vào những tháng mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm có thể đạt từ 8 - 10oC tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô trong cây, giúp cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao. Năng suất lúa vụ Đông Xuân thường cao hơn các vụ khác trong năm, ngoài yếu tố độ phì của đất cao hơn (do được bổ sung mùa lũ), bức xạ mặt trời dồi dào hơn thì biên độ nhiệt ngày và đêm cao cũng là yếu tố quan trọng lý giải cho hiện tượng này. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng, nhất là trong vụ Hè Thu, cây lúa sẽ bị ảnh hưởng nhiều ở giai đoạn ra rễ, nở bụi, làm đòng và thụ phấn.
Các tác nhân có thể gây thiệt hại cho SX cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày ở Bến Tre như khô hạn, nhiệt độ cao và xâm nhập mặn ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình vào
89
thời điểm từ giữa đến cuối mùa khô. Sự thiệt hại có thể do điều kiện khô hạn kết hợp với nhiệt độ cao làm giảm khả năng thụ phấn và đậu trái cho những cây đang ra hoa; gây cháy nắng, khô múi hay nứt trái cho những loại trái trong thời kỳ đang phát triển; ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng. Mặt khác, các tác nhân như lũ lụt kết hợp với triều cường và mưa bão sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng cho cây ăn trái vào giữa cho đến cuối mùa mưa. Mặc dầu một số cây ăn trái, đặc biệt những cây từ 10 năm tuổi trở lên thường có khả năng chóng chịu cao, cây không bị chết khi ngập úng nhưng sẽ giảm năng suất đáng kể cho những năm sau vì cây khó phục hồi và không ra hoa kết trái.
Ở Bến Tre, nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, dao động từ 26 - 27oC và trong tương lai dự báo nhiệt độ tăng không quá 1oC sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái. Do đó, Bến Tre rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nhiệt đới đặc sản miễn sao đảm bảo có đủ nguồn nước tưới.
2.4.1.2. Tác động của lượng mưa
Lúa là thực vật ưa nước, trong canh tác, sự bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng nhất định đến năng suất và sản lượng. Đối với vụ Hè Thu, khi người nông dân bắt đầu gieo hạt vào khoảng tháng 4 và 5 thì hạn đầu vụ do mưa ít hơn khiến hạt lúa khi mới nảy mầm đã phải đối đầu với tình trạng thiếu nước. Vào giữa vụ, hạn bà Chằn kéo dài từ 7 đến 10 ngày, lúa trong thời điểm này trổ bông sẽ giảm năng suất.
Mưa kéo dài trong giai đoạn thu hoạch khiến cho việc cắt lúa gặp khó khăn, phơi sấy bị hạn chế, lúa bị hư hại và giảm chất lượng. Mưa lớn kết hợp với lũ làm cho năng suất và sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng. Mưa lớn làm rửa trôi đất màu và giảm hiệu quả của việc bón phân. Mưa to thường đi kèm với gió lớn, nhiệt độ xuống thấp, thời gian chiếu sáng giảm, hạn chế quang hợp… các yếu tố này tạo nên một tác động cộng hưởng đến khả năng chống ngã đổ, duy trì tăng trưởng.
Lượng mưa rất quan trọng đối với những vùng canh tác nhờ nước trời. Trong điều kiện chủ động tưới tiêu và ảnh hưởng thủy triều như ở Bến Tre thì lượng mưa không quan trọng đôi khi là trở ngại do thiếu ánh sáng, hạn chế quang hợp và gây trở ngại cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và làm lúa ngã đổ thiệt hại lớn đến năng suất, vụ lúa Hè Thu và nhất là vụ Đông Xuân bị thiệt hại nhiều nhất. Ngoài ra, sự phân bố mưa bất thường trong năm là trở ngại quan trọng cho SX lúa hơn là lượng mưa, do chúng có thể gây hạn hán hoặc ngập úng cục bộ. Mưa nhiều kết hợp với lũ có thể gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa Đông Xuân hoặc cuối vụ Hè Thu.
90
Đối với cây ăn trái lượng mưa rất quan trọng vì bổ sung đáng kể cho nguồn nước tưới, hạn chế sự xâm nhiễm mặn vào cuối mùa khô. Trong điều kiện chủ động tưới tiêu và kết hợp tốt với thủy triều như ở Bến Tre thì lượng mưa không là yếu tố ảnh hưởng quan trọng; có thể trở ngại do thiếu ánh sáng, hạn chế quang hợp, làm giảm thụ phấn, thụ tinh và rụng hoa trái, gãy đổ cành hay cả cây nếu mưa cùng xuất hiện với gió bão, thiệt hại lớn đến năng suất và sản lượng. Những năm tới, sự xuất hiện mưa trong năm ngày càng trể hơn và có thể gây ra hạn lớn vào cuối mùa khô và ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn. Ngoài ra, lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào cuối mùa mưa tháng 9, 10 kết hợp với ảnh hưởng của triều cường dễ gây ra ngập úng cho các vườn cây.
2.4.1.3. Tác động của lũ lụt và ngập úng
Nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, không những đóng vai trò quan trọng trong thành phần cấu trúc mà còn là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động trao đổi chất, tham gia trong các chu trình sinh lý, sinh hóa. Tuy nhiên, khi thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.
Khi bị ngập nước sâu trong thời gian dài, sinh trưởng của cây lúa bị rối loạn dẫn đến tổn thương và chết do nhiều nguyên nhân như thiếu CO2 và ánh sáng cho quang hợp làm giảm các chất hữu cơ thiết yếu cho duy trì và phát triển; thiếu oxy cho hô hấp nên sinh ra năng lượng không đủ cung cấp cho các quá trình sinh lý sinh hóa; bị bùn, phù sa phủ mặt ngoài thân lá, che lấp các khí không ngăn cản trao đổi chất và các hoạt động sinh lý; trong môi trường yếm khí, các hoạt động bị rối loạn dẫn đến tích lũy các độc chất làm cho cây bị tổn thương và chết… ngoài ra còn dễ bị các dịch hại và sinh vật thủy sinh tấn công.
Mức độ thiệt hại còn tùy thuộc vào mực nước ngập, tốc độ ngập, nước có nhiều hay ít phù sa, nhiệt độ nước và thời tiết có nhiều hay ít nắng, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tình trạng dinh dưỡng và khả năng chịu đựng, thích ứng của từng kiểu di truyền. Thời gian ngập úng 2/3 chiều cao cây kéo dài thì sinh trưởng của cây lúa sẽ bị ảnh hưởng, năng suất và sản lượng giảm. Bến Tre, mùa lũ trùng với giai đoạn cuối mùa mưa, nếu gặp năm lũ lớn, lũ sớm, mưa to cùng với giai đoạn triều cường ở biển Đông thì gây nhiều thiệt hại cho nông dân SX lúa Hè Thu và Đông Xuân.
Khi bị ngập sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng vì ngập quá sâu lá của cây không thể hấp thụ được CO2, quá trình quang hợp bị hạn chế, phù sa và các chất lơ lửng khác bao che ngoài thân, lá dẫn đến việc tích lũy độc chất làm cho cây lúa bị tổn thương.
91
Đặc biệt, trong giai đoạn trổ bông và chắc hạt, nếu bị ngập hoàn toàn thân cây trong một vài ngày thì năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bảng 2.18: Mức độ chịu ngập của lúa ở các giai đoạn sinh trưởng Mức độ chống
chịu (% cây còn sống)
Nẩy mầm (ngày)
Đẻ nhánh (ngày)
Làm đòng (ngày)
Trổ (ngày)
Vào chắc (ngày)
Cấp 1 (100) 1 - 3 1 - 2 1 - 2 0 1
Cấp 3 (95 - 99) 4 - 6 3 - 4 3 - 4 1 2
Cấp 5 (75 - 94) 7 - 9 5 - 6 5 - 6 2 3
Cấp 7 (50 - 74) 10 - 14 6 - 7 6 - 7 3 4
Cấp 9 (0 - 49) 15 - 21 8 - 10 8 - 10 4 - 5 5 - 7
Nguồn: [10]
Khả năng chống chịu ngập úng của cây ăn trái phụ thuộc vào 5 yếu tố:
+ Giống cây trồng: trên cùng loài nhưng giống xoài Bưởi chịu ngập kém hơn xoài cát Hòa Lộc và cát Chu, chanh núm chịu ngập kém hơn chanh giấy…
. Nhóm cây chịu ngập úng kém: sầu riêng, nhãn, chôm chôm, cam quýt…
. Nhóm cây chịu ngập úng trung bình chuối, mận…
. Nhóm cây chịu ngập úng khá: dừa, sa pô, cam, quýt…
+ Trạng thái ngập/ chất lượng nước: nước chảy cây chịu ngập hơn nước cầm, nước bị ô nhiễm làm hạn chế khả năng chống chịu ngập úng của cây trồng.
+ Thời gian ngập úng: kéo dài cây sẽ chết.
+ Tình trạng sinh trưởng của cây: cây còn nhỏ cây ra hoa, đọt non, phát triển rễ tơ, mang trái, cây phát triển sum suê khi ngập úng rất dễ bị chết. Cây tơ (chưa cho trái) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng trên 10 năm.
+ Biện pháp canh tác: bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng 1 tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều. Cây dễ bị chết khi bị động gốc trong thời gian ngập lụt. Bón phân hữu cơ và làm sạch cỏ cũng góp phần làm cây bị chết nhanh trong khi ngập úng.
2.4.1.4. Tác động của NBD và xâm nhập mặn
Một số ruộng ven biển, năng suất lúa trung bình vùng mặn có thể đạt 2 tấn/ha nếu áp dụng các giống lúa chịu mặn. Theo kinh nghiệm trên nhiều cánh đồng, giới hạn chịu mặn của cây lúa phụ thuộc nhiều vào giống lúa, độ mặn và thời gian bị nhiễm mặn. Các vùng đất
92
thấp sẽ bị tác động nặng nề hơn khi hiện tượng NBD, đặc biệt khi tình trạng hạn hán vào mùa khô trở nên phổ biến và có tần số xuất hiện cao hơn. Độ mặn cao làm ức chế sự hấp thu nước, thay đổi khả năng đóng mở của khí khổng và làm thay đổi nguồn CO2 hấp thu vào tế bào lá cây… gây tổn thương mô tế bào thực vật. Đất và nước bị nhiễm mặn thì khó khắc phục hơn các yếu tố khác vì phải cần một lượng nước ngọt rất lớn để điều hòa tan bớt nồng độ muối và tìm cách đẩy chúng ra khỏi ruộng muối.
Thời đoạn rủi ro nhất cho năng suất lúa do nhiễm mặn là thời kỳ lúa trổ đồng đến xanh chắc, khi đó tổn thất về năng suất có thể lên đến 70 - 80%. Khi nồng độ mặn trong nước lên đến 4‰ kéo dài liên tục trong một tuần có thể làm chết hầu hết các giống lúa mẫn cảm với mặn riêng một số giống lúa chịu mặn có thể phục hồi nhưng năng suất có thể giảm từ 20 - 50% tùy giai đoạn sinh trưởng. Khi nồng độ muối trong nước là 6‰ và kéo dài trên một tuần thì hầu hết các ruộng sẽ bị thiệt hại hoàn toàn.
Bảng 2.19: Mức độ chịu mặn của lúa ở các giai đoạn sinh trưởng
ĐVT: ‰ Mức độ chống chịu Nảy mầm Đẻ nhánh Làm đòng Trổ Vào chắc Cấp 1(bình thường) < 2 < 2 < 2 < 2 < 2 Cấp 3(giảm nảy chồi và
một ít lá bị cuộn lại) 2 -3 2 - 3 2- 3 2 - 3 2 - 3 Cấp 5(giảm sinh
trưởng, lá bị cuộn lại) > 3 - 4 > 3 - 4 > 3 - 4 > 3 - 4 > 3 - 4 Cấp 7 (ngừng sinh
trưởng) > 4 - 6 > 4 - 6 > 4 - 6 > 4 - 6 > 4 - 6 Cấp 9 (hầu hết bị chết) > 6 > 6 > 6 > 6 > 6
Nguồn: [24]
Địa hình thấp, tiếp giáp với biển Đông, Bến Tre sẽ chịu nhiều nguy cơ đối diện với tác động tiêu cực do hiện tượng NBD dẫn đến tình trạng ngập mặn. Nguy cơ lớn nhất của NBD là việc thu hẹp diện tích canh tác NN. Nhiễm mặn là yếu tố quan trọng hạn chế năng suất cây trồng và khó khắc phục hơn các yếu tố khác.
Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre diễn biến hết sức phức tạp, xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng, theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn: ranh mặn 1‰ trên sông Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên đã vào sâu đất liền từ 57 - 68 km. Ranh mặn 4‰ trên sông Hàm Luông đã vào sâu 50 km; đặc biệt mặn 1 - 3‰ trên sông Hàm Luông đã tấn công đến vườn cây ăn trái huyện Chợ Lách. Trong khi đó, trên sông Cửa Đại mặn 4‰ đã vào sâu gần 50 km, đến xã Quới Sơn, Tân Thạch; trên sông Cổ Chiên mặn 4‰