Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

2.1. Khái quát tỉnh Bến Tre

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Dân số

Bến Tre có quy mô dân số tương đối lớn. Năm 2011, có 1.257.782 người, chiếm 7,26% dân số ĐBSCL, và 1,43% dân số cả nước. Dân số Bến Tre xếp vị trí thứ 7/13 tỉnh thành ĐBSCL và thứ 23/63 tỉnh thành trong cả nước. So với năm 2001, dân số Bến Tre đã giảm 50.434 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng giảm đi đáng kể, năm 2001 là 0,97% nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 0,65%.

Dân số đông nhưng diện tích tương đối nhỏ, vì vậy, mật độ dân số của tỉnh cũng khá cao. Năm 2011, cứ 533 người thì phải sống trên diện tích 1km2 (gấp 1,25 lần ĐBSCL;

427 người/km2).

Bến Tre gồm có 4 dân tộc chủ yếu: Kinh, Khơ me, Hoa, Tày. Trong đó, người Kinh là dân tộc sinh sống nhiều nhất ở Bến Tre (chiếm 99%). Người dân nơi đây chủ yếu theo các tôn giáo: Phật giáo, Kitô giáo, Tin lành giáo. Sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo đã làm cho đời sống văn hóa của nhân dân Bến Tre rất phong phú. Vì thế, những kinh nghiệm trong SX nhất là SX NN cũng đa dạng hơn.

Người %

53

Biểu đồ 2.4: Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Bến Tre (2001 - 2011) Sự phân bố dân cư chưa thật sự đồng đều, chủ yếu tập trung ở nông thôn. Thị dân chiếm tỷ lệ thấp và đang gia tăng nhưng tăng với tốc độ tương đối chậm chạp do quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm, trong khi đó dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Sau khi TP Bến Tre được thành lập (2009), tỷ lệ dân số thành thị đã tăng lên nhưng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn vẫn còn lớn: năm 2011, thị dân chỉ chiếm 10,03% trong khi dân số sống ở nông thôn chiếm tới 89,97%, đều này chứng tỏ Bến Tre là tỉnh có nền kinh tế với ngành NN là chủ yếu.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Bến Tre (2001 - 2011)

Dân số đông nhưng diện tích tương đối nhỏ, vì vậy, mật độ dân số của tỉnh cũng khá cao. Năm 2011, cứ 533 người thì phải sống trên diện tích 1km2 (gấp 1,25 lần ĐBSCL;

427 người/km2).

Bến Tre gồm có 4 dân tộc chủ yếu: Kinh, Khơ me, Hoa, Tày. Trong đó, người Kinh là dân tộc sinh sống nhiều nhất ở Bến Tre (chiếm 99%). Người dân nơi đây chủ yếu theo các tôn giáo: Phật giáo, Kitô giáo, Tin lành giáo. Sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo đã làm cho đời sống văn hóa của nhân dân Bến Tre rất phong phú. Vì thế, những kinh nghiệm trong SX nhất là SX NN cũng đa dạng hơn.

Tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa nam và nữ không lớn, nam giới chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nữ giới và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2011, nam giới chiếm 49,05%, nữ giới chiếm 50,95% trong tổng số dân. Hiện tại, số lượng nam nhỏ hơn nữ, nhưng với tình hình

9,25 9,68 9,74 9,78 10,00 10,03

90,75 90,32 90,26 90,22 90,00 89,97

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Dân số thành thị Dân số nông thôn

%

54

phát triển dân số như hiện nay thì trong tương lai dân số nam có thể lớn hơn dân số nữ. Vì thế, Bến Tre cần có những biện pháp thiết thực để khống chế điều này, tránh xảy ra tình trạng “thừa chú rễ thiếu cô dâu” - mất cân bằng dân số như anh bạn láng giềng Trung Quốc của nước ta.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ dân số Nam và Nữ của tỉnh Bến (2001 - 2011)

b. Lao động

Năm 2011, lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 759.194 người (tăng 106.209 người so với năm 2001), chiếm 60,36% dân số toàn tỉnh. Trong đó, số lao động hoạt động trong khu vực nhà nước là 36.147 người (chiếm 4,76%); lao động ngoài nhà nước là 713.919 người (chiếm 94,04%); lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 9.128 người, chiếm 1,2% so với tổng số lao động đang làm việc trong thành phần kinh tế.

Đáng chú ý nhất, trong giai đoạn 2001 - 2011, số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh (tăng 8.842 người). Đặc biệt, khi cầu Rạch Miễu được xây xong (năm 2007) và Thị xã Bến Tre trở thành TP Bến Tre (năm 2009) thì nền kinh tế như được thay “chiếc áo mới”, bởi lẽ tỉnh nhà đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong thành phần kinh tế Bến Tre (2001 - 2011)

48,38 48,47 48,50 48,65 49,06 49,05

51,62 51,53 51,5 51,35 50,94 50,95

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Dân số Nam Dân số Nữ

%

55 Năm

Lao động (người) Cơ cấu (%)

Tổng số Nhà nước

Ngoài nhà nước

Đầu tư nước ngoài

Tổng số

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Đầu nước ngoài 2001 652.985 27.894 624.805 286 100,0 4,27 95,68 0,04 2003 666.759 34.537 631.620 602 100,0 5,18 94,73 0,09 2005 697.716 36.370 660.668 678 100,0 5,21 94,69 0,10 2007 723.567 34.651 687.098 1.818 100,0 4,79 94,96 0,25 2009 747.239 35.236 709.227 2.776 100,0 4,72 94,91 0,37 2011 759.194 36.147 713.919 9.128 100,0 4,76 94,04 1,20

Nguồn: [8, 9]

Hiện nay, cơ cấu lao động tiếp tục được chuyển dịch từ khu vực kinh tế cá thể sang khu vực doanh nghiệp, từ lao động NN sang các ngành phi NN. Đặc biệt, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô khá lớn đã đi vào SX và một số doanh nghiệp khác tiếp tục mở rộng SX, thu hút được nhiều lao động vào làm việc.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế của tỉnh Bến Tre năm 2011

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 là 759.194 người.

Trong đó, lao động khu vực 1 chiếm tỷ lệ lớn, có kinh nghiệm trong SX, nhạy bén với tiến

4.76%

94.04%

1.2%

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Đầu tư nước ngoài

56

bộ khoa học kỹ thuật nhưng trình độ chuyên môn qua đào tạo còn thấp và có tình trạng đang già hóa, năm 2011 là 424.659 người (chiếm 56%). Lao động đang làm việc trong khu vực 2 là 134.345 người (chiếm 17%), khu vực 3 là 200.190 người (chiếm 27%).

2.1.3.2. Tăng trưởng kinh tế a. Giá trị sản xuất

Giá trị SX của các ngành kinh tế (theo giá so sánh 1994) năm 2011 là 22.562.100 triệu đồng, tăng 2,94 lần so với năm 2001 (7.663.800 triệu đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2011 là 11,4%/năm. Trong đó, khu vực 1 là khu vực có giá trị SX và tốc độ tăng trưởng lớn nhất.

+ Giá trị SX khu vực 1 là 4.903.600 triệu đồng năm 2001 tăng lên 9.099.100 triệu đồng năm 2011 (1,86 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 6,38%/năm.

+ Giá trị SX khu vực 2 là 5.527.900 triệu đồng năm 2001 tăng lên 7.581.600 triệu đồng năm 2011 (1,37 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 3,21%/năm.

+ Giá trị SX khu vực 3 là 4.466.800 triệu đồng năm 2001 tăng lên 5.881.400 triệu đồng năm 2011 (1,32 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 2,79%/năm.

Biểu đồ 2.8: Tổng giá trị SX của các ngành kinh tế tỉnh Bến Tre (2001 - 2011) Giá trị SX của các thành phần kinh tế (theo giá so sánh 1994): năm 2011 là 22.562.100 triệu đồng tăng 14.898.300 triệu đồng so với năm 2001 (tăng 1,51 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2011 là 11,4 %/năm.

4.195.500 4.831.100 5.539.600 6.716.500 7.696.600 9.099.100 2.053.700 2.694.100 3.474.100

4.369.300

5.573.700

7.581.600

1.414.600

1.801.800

2.490.800

3.542.300

4.649.200

5.881.400

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Triệu đồng

57

+ Giá trị SX của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 là 1.500.000 triệu đồng tăng lên 1.480.000 triệu đồng năm 2011 (tăng 1.375.800 triệu đồng, tăng 14,2 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 25,72 %/năm.

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước năm 2001 có giá trị SX là 6.051.700 triệu đồng đến năm 2011 là 16.821.200 triệu đồng (tăng 10.769.500 triệu đồng, 2,78 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,76 %/năm.

+ Giá trị SX của khu vực kinh tế nhà nước năm 2011 đạt 4.243.400 triệu đồng, tăng 2,64 lần so với năm 2001 (1.606.100 triệu đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,2 %/năm.

b. Tổng sản phẩm GDP

Năm 2011, GDP của Bến Tre đạt 10.643.400 triệu đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 6.243.500 triệu đồng so với năm 2001. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 9,25

%/năm. Trong 3 khu vực kinh tế thì khu vực 3 là khu vực có GDP tăng trưởng nhiều nhất 320%, khu vực 1 tăng 61,82%, khu vực 2 tăng 260%.

+ GDP của khu vực 1 năm 2011 đạt 4.576.500 triệu đồng, tăng 1,62 lần so với năm 2001 (2.828.100 triệu đồng), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,93

%/năm.

+ GDP của khu vực 2 năm 2011 đạt 2.214.200 triệu đồng, tăng 1,62 3,6 lần so với năm 2001 (615.600 triệu đồng), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,66

%/năm.

+ GDP của khu vực 1 năm 2011 đạt 3.852.700 triệu đồng, tăng 1,62 4,3 lần so với năm 2001 (896.200 triệu đồng), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,7

%/năm.

58

Bảng 2.4: GDP của các khu vực kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011

Năm

GDP (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng số Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Tổng số

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3 2001 4.399.900 2.828.100 615.600 896.200 100,0 64,28 14,00 21,72 2003 5.142.500 3.164.200 808.300 1.170.000 100,0 61,53 15,72 22,75 2005 6.255.700 3.561.100 1.061.900 1.632.700 100,00 56,93 16,97 26,10 2007 7.594.700 3.822.300 1.354.000 2.418.400 100,00 50,33 17,83 31,84 2009 8.920.500 4.172.100 1.696.500 3.052.000 100,00 46,77 19,08 34,15 2011 10.643.400 4.576.500 2.214.200 3.852.700 100,00 43,00 20,80 36,20

Nguồn: [8, 9]

Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực phù hợp với xu hướng thay đổi chung của đất nước đó là giảm tỷ trọng khu vực 1 và tăng tỷ trọng khu vực 2, 3: năm 2001 khu vực 1 chiếm 64,28%, khu vực 2 là 14%, khu vực 3 là 21,72% tổng GDP; năm 2011 tương ứng là 43%, 20,08%, 36,2%.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)