CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
3.2. Gi ải pháp ứng phó với BĐKH của ĐBSCL
- Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH một cách thiết thực. Cụ thể, nghiên cứu xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống đê biển, đê vùng cửa sông, đê bao quanh các khu vực dân cư trên vùng thấp, tăng khả năng sống chung với lũ lụt và dâng lên của nước biển.
- Xây dựng hệ thống hồ điều hòa giữ nước ngọt, chống mặn mùa khô, giảm ngập mùa lũ: các hồ này có tác dụng điều tiết nước trong mùa lũ, ngăn mặn, cung cấp nước ngọt, rửa mặn, ém phèn…
+ Xây dựng các cống ngăn mặn: các hệ thống cống ngăn mặn thiết kế có cửa đóng mở tự động hay bán tự động và kết hợp giao thông thủy. Hệ thống cống đóng mở trên các kênh tiêu nước để giữ nước ngọt trong kênh, đặc biệt là những tháng cuối mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Chủ trương cuối mùa mưa ngăn nước, giữ nước trong kênh càng lâu
117
càng tốt. Hệ thống cống ngăn mặn sẽ ngăn cản sự xâm thực mặn trên các sông chính, cung cấp nguồn nước ngọt tưới trong mùa khô, ngăn cản quá trình bốc mặn, phèn lên tầng mặt.
Lượng nước tích trữ còn có thể sử dụng để điều hòa dòng chảy ngăn cản xâm nhập mặn.
+ Xây dựng các hồ chứa nước lớn: các hồ nước sẽ tích nước dư thừa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Vừa cung cấp nước ngọt, vừa đẩy mặn, rửa phèn, vừa là hồ sinh thái. Cùng với nhiệm vụ tích trữ nước, các hồ chứa còn có thể được sử dụng để kết hợp với du lịch sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, điều hòa không khí.
+ Khuyến khích nông dân tạo các ao, đầm: các ao, đầm cần được xây dựng đủ lớn để đảm bảo đủ nước tưới cho hết mùa khô, và kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh, cua… để tăng thêm thu nhập.
- Theo dõi liên tục đất mặn, ngọt, phèn: diện tích đất nhiễm mặn, phèn sẽ phản ánh mức độ tác động của BĐKH, đồng thời liên quan đến quá trình điều tiết nguồn nước cũng như xây dựng hệ thống tưới tiêu. Việc xây dựng các dự án kiểm soát mặn, chuyển đổi thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh thời kỳ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn được xem là giải pháp cấp bách.
- Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn:
+ Vận hành hợp lý hệ thống thủy lợi để ngăn mặn, trữ ngọt. Nghiêm cấm việc xẻ bờ bao, mở cống sai quy định ở các khu vực giáp ranh giữa sử dụng nước ngọt cho trồng lúa và nước mặn cho nuôi trồng thủy sản.
+ Áp dụng tổng hợp các biện pháp: gia cố đê bao, bờ vùng, bờ thửa, đắp đập tạm, vận hành các công trình thủy lợi… để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
- Thường xuyên kiểm tra việc vận hành hệ thống thủy lợi, kịp thời phát hiện những hư hỏng để có phương án gia cố, sửa chữa ngay, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ cho những diện tích chưa thu hoạch; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng chống thiếu nước, hạn mặn phù hợp với điều kiện ở từng vùng; thẩm định các báo cáo thiệt hại do xâm nhập mặn của các huyện, thành phố chuyển đến Sở Tài chính để bố trí kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ; tổng hợp tình hình thiệt hại trong SX NN trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- UBND các huyện, TP chịu trách nhiệm khuyến cáo nhân dân đắp bờ bao cục bộ để ngăn mặn, trữ ngọt; thường xuyên cập nhật tình hình thiệt hại do hạn mặn gây ra, kịp thời
118
báo cáo Sở NN và PTNT; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin thường xuyên cho nhân dân diễn biến tình hình xâm nhập mặn và tổ chức thống kê đầy đủ, chính xác mức độ thiệt hại trong SX NN do xâm nhập mặn; chỉ đạo Phòng NN và PTNT, Phòng Kinh tế thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tổng hợp tình hình thiệt hại trong SX NN trên địa bàn huyện, thành phố báo cáo về Sở NN & PTNT để tổng hợp.
- Hình thành băng rừng ngập mặn ở các huyện ven biển: tăng diện tích rừng ngập mặn sẽ hấp thụ được nhiều CO2, giảm KNK, bảo tồn sự ĐDSH, chống sự xâm thực của biển, phát triển KT - XH cho người dân.
- Thông tin tuyên truyền cho cộng đồng hiểu và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của BĐKH. Tạo niềm tin cho người dân để họ không hoảng loạn, không chủ quan, không hành động sai lầm.
- “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, ngoài sự nổ lực của bản thân, ĐBSCL cần và nên hợp tác quốc tế, quốc gia và các tỉnh thành trong cả nước để có được những biên pháp ứng phó với BĐKH tốt nhất.
3.2.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu trong NN
Hoạt động ứng phó với BĐKH trong NN chủ yếu là đảm bảo xây dựng nền NN sạch, hàng hóa, đa dạng, bền vững, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới và cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kỹ thuật phát triển, theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế NN - công nghiệp - dịch vụ hợp lý; đảm bảo đủ việc làm, xóa đói giảm nghèo, xã hội nông thôn văn minh, dân chủ và công bằng, mọi người sống sung túc; đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nền NN sinh thái.
- Xây dựng và hoàn thiện khung văn bản pháp luật đồng bộ với các luật và văn bản dưới luật để bảo vệ nền NN hàng hóa, sạch, đa dạng, phát triển bền vững.
- Sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ áp dụng các công nghệ mới, các giải pháp khoa học kỹ thuật hiện đại chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp với BĐKH.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ thích ứng với BĐKH của ngành NN.
119
- Quy hoạch sử dụng đất NN, mặt nước thủy sản hiệu quả với sự xem xét đến tác động trước mắt và tác động tiềm tàng của BĐKH đảm bảo nền SX NN hàng hóa ổn định và bền vững.
- Quy hoạch khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước trên các hệ thống thủy lợi có xét đến tác động của BĐKH.
- Quy hoạch lại sử dụng đất đai theo hướng thích ứng BĐKH. Vùng bị ngập mặn mới:
quy hoạch tăng cường nuôi tôm sú, thủy sản nước lợ. Vùng có nguy cơ ngập lụt mùa mưa:
có kế hoạch xây dựng mùa vụ né tránh lũ, lụt và tiểu mãn. Tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mòn, xói lở, trượt đất.
- Quy hoạch và tăng cường sử dụng đất NN gắn với khai thác triệt để các vùng đất trống có tiềm năng SX NN trong điều kiện BĐKH nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Quy hoạch lại vùng dân cư phòng tránh ngập mặn và sự cố bão lụt, mạnh dạn di dân bảo đảm an toàn.
- Quản lý lượng phân bón hữu cơ và vô cơ đưa vào đất, giảm sử dụng nước, tăng cường luân canh với các loại cây trồng khác.
- Bố trí lại cơ cấu SX, cây trồng và vật nuôi theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với điều kiện BĐKH nhất là đối với những vùng ven biển và miền núi. Đối với những vùng có nguy cơ rủi ro cao do tác động của NBD và các hiện tượng KH cực đoan, cần xem xét việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế bảo đảm hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh quản lý hạn hán như một nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý NN gắn với tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đất NN.
- Củng cố, nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật NN đặc biệt là nâng cao hiệu quả của các công trình thủy lợi và hiệu suất tưới.
- Phát triển giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu với điều kiện KH khắc nghiệt nhất là các loài chịu nhiệt, chịu hạn, chịu mặn đi đôi với việc tăng cường các ngân hàng giống.
- Điều chỉnh thời vụ SX và đổi mới kỹ thuật canh tác phù hợp với đặc điểm và tính chất BĐKH ở địa phương.