Thực trạng ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

2.2. Thực trạng SX NN trong điều kiện BĐKH ở tỉnh Bến Tre

2.2.2. Thực trạng ngành trồng trọt

2.2.2.1. Nhóm cây lương thực a. Cây lúa

Diện tích lúa năm 2011 giảm so với năm 2001 do thời tiết nắng hạn kéo dài và nước mặn xâm nhập sâu. Mặt khác, do chuyển đổi cây trồng, nên nông dân đã chuyển phần diện tích lúa cho năng suất kém sang trồng màu và một số loại cây lâu năm khác. Tổng diện tích lúa năm 2011 là 76.962 ha, giảm 23.855 ha so với năm 2001. Năng suất lúa năm 2011 đạt 47,06 tạ/ha, tăng 2,47% so với năm 2001. So với năm 2001, sản lượng lúa năm 2011 đã giảm 4,6%, tức là đạt 362.168 tấn.

 Vụ lúa Đông xuân: diện tích gieo trồng 20.245 ha, giảm 15,03% so với năm 2001 (giảm 3.581 ha). Năng suất đạt 52,18 tạ/ha, tăng 5,9% so với năm 2001. Sản lượng đạt 105.646 tấn, giảm 4,19% so với năm 2001 (110.262 ha).

 Vụ lúa Hè thu: diện tích gieo trồng 23.138 ha, giảm 6.830 ha so với năm 2001 (22,8%). Được sự khuyến cáo của các ngành chức năng, nông dân đã chủ động xuống giống đồng loạt, làm tốt công tác thăm đồng, bảo vệ thực vật, sử dụng các giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao như OC10, OM6162, OM3536… Năng suất đạt 46,53 tạ/ha, tăng 8,61 tạ/ha so với năm 2001 (22,71%). Sản lượng thu hoạch đạt 107.659 tấn, giảm 5.965 tấn so với năm 2001 (5,25%).

75,98 68,46

62,54 61,15

56,0 58,98 20,46

25,05

29,45 29,72

30,14 28,26

3,56 6,49 8,01 9,14 13,86 12,76

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Dịch vụ NN

Chăn nuôi

Trồng trọt

61

 Vụ lúa Mùa: diện tích năm 2011 là 33.579 ha, giảm 13.544 ha so với năm 2001 (28,8%). Năng suất thu hoạch bình quân 44,33 tạ/ha so với năm 2001 tăng 33,85%.

Sản lượng thu hoạch 148.863 tấn, giảm 4,42% so với năm 2001.

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Bến Tre (2001 - 2011)

Đơn vị: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn) Năm

Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa Mùa

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng 2001 23.826 46,28 110.262 29.968 37,92 113.624 47.023 33,12 155.751 2003 23.593 48,52 114.479 27.335 37,08 101.359 44.610 37,01 165.110 2005 83.504 44,15 96.436 21.844 37,62 90.272 23.996 41,07 54.683 2007 21.844 54,47 112.609 23996 40,07 97.089 37664 37,30 95.085 2009 21.130 58,76 124.170 24.159 39,87 96.320 35.765 39,76 142.200 2011 20.245 52,18 105.646 23.138 46,53 107.659 33.579 44,33 148.863

Nguồn:[8, 9]

Biểu đồ 2.11: Diện tích và sản lượng lúa của tỉnh Bến Tre (2001 - 2011) b. Cây màu

Giai đoạn 2001 - 2011 diện tích trồng bắp không cao và biến động hàng năm, khuynh hướng chung là tăng nhẹ nhưng phát triển không quá 1.000 ha gieo trồng nhưng đến năm 2011, diện tích gieo trồng là 1.024ha. Năng suất thuộc vào loại trung bình thấp 37,94 tạ/ha; sản lượng đạt 3.885 tấn.

100.817 95.538

83.504

79.732 81.054

76.962 379.637 380.949

341.391

304.783

362.690 362.168

280000 300000 320000 340000 360000 380000 400000

70000 76000 82000 88000 94000 100000 106000

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích Sản lượng

Ha Tấn

62

Loại khoai chủ yếu trồng tại khu vực thổ canh trên đất giồng và phân bố ở hầu hết các huyện thị. Năm 2011, diện tích gieo trồng đạt 333 ha, năng suất thuộc vào loại trung bình thấp 5,6 tạ/ha, đạt sản lượng 2.310 tấn. Nhìn chung, cây màu trên địa bàn không phát triển do không có thị trường tiêu thụ ổn định ở quy mô lớn và luôn bị cạnh tranh bởi nhóm cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm.

c. Cây thực phẩm

Diện tích gieo trồng rau, đậu năm 2011 là 5.919 ha, tăng 427 ha so với năm 2001, phân bố chủ yếu ở các giồng cát và một phần nhỏ trên đất phù sa thuộc TP Bến Tre, các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam. Năng suất thuộc vào nhóm khá cao (trên 16 tạ/ha), sản lượng tăng khá nhanh đạt 97.216 tấn năm 2011 tăng 46.494 tấn so với năm 2001.

2.2.2.2. Cây công nghiệp hàng năm a. Cây mía

Mía là loại cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất, với các vùng chuyên canh mía đã hình thành khá lâu đời tại Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm, gần đây là các vùng chuyên mới hình thành tại Bình Đại và Ba Tri, Thạnh Phú, cùng với sự phát triển của nhà máy đường Bến Tre tại An Hiệp (Châu Thành).

So với vụ mía năm 2001, diện tích chỉ còn 5.340 ha, đã giảm 7.059 ha (56,93%). Diện tích mía ngày càng giảm là do lực lượng chăm sóc mía ngày càng ít dần, bên cạnh đó một số diện tích mía trồng xen với cây lâu năm đến nay tới thời kỳ khép tán, nông dân không còn trồng mía nữa. Phần lớn diện tích mía hiện nay đều sử dụng các giống mới, có năng suất và chữ đường cao. Năng suất bình quân đạt 794,47 tạ/ha, tăng 148,58 tạ/ha (23%). Do diện tích mía giảm nhiều nên sản lượng thu hoạch chỉ đạt 424.248 tấn, giảm 376.585 tấn (47,02%).

b. Cây công nghiệp hàng năm khác

Các cây công nghiệp hàng năm khác chiếm diện tích không lớn (cói 402 ha, lạc 367 ha năm 2011), SX còn manh mún, tình hình SX biến động không nhiều. Phân bố chủ yếu trên các giồng cát tại Mỏ Cày Nam, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Năm 2011, năng suất cói đạt 79,48 tạ/ha, lạc 28,72 tạ/ha; tương ứng sản lượng đạt 3.195 tấn, 1.054 tấn.

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011

63

Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích (ha)

Mía 12.399 11.152 9.816 7.719 6.969 5.340

Cói 188 600 658 555 389 402

Lạc 396 261 373 471 302 367

Năng suất (tạ/ha)

Mía 645,89 698,21 697,55 743,68 747,83 794,47 Cói 90,11 71,15 75,33 75,35 77,61 79,48 Lạc 22,32 19,89 26,30 25,03 24,80 28,72 Sản

lượng (tấn)

Mía 800.833 778.643 623.334 574.046 521.160 424.248 Cói 1.694 4.269 4.957 4.182 3.019 3.195

Lạc 748 519 981 1.179 749 1.054

Nguồn: [8, 9]

2.2.2.3. Cây công nghiệp lâu năm a. Cây dừa

Diện tích dừa tỉnh Bến Tre đứng vào hàng đầu cả nước và hình thành các vùng dừa quy mô tập trung tại Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Bình Đại và Thạnh Phú. Trước năm 2005, diện tích dừa ổn định trong khoảng 37.000 - 38.000 ha.

Giai đoạn 2001 - 2004, diện tích dừa giảm nhẹ còn khoảng 35.000 ha do quá trình phát triển mạnh của cây ăn trái. Sau năm 2005, diện tích dừa tăng nhanh đột biến và đạt 55.870 ha vào năm 2011 (tăng 20.330 ha (57,20%) so với năm 2001).

Bảng 2.8: Diện tích, sản lượng cây dừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011

Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích (ha) 35.540 35.208 37.595 44.423 49.920 55.870 Sản lượng (tấn) 222,2 220,74 258,8 297,4 391,9 427,9

Nguồn: [8, 9]

Dừa là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, cung cấp nguyên liệu chế biến cho ngành công nghiệp. Vì vậy, các ngành chức năng đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển vườn dừa như: dự án trồng mới 5.000 ha dừa, qua 5 năm thực hiện đã hỗ trợ cho 12.894 hộ nông dân tham gia trồng mới 4.593 ha dừa. Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bọ cánh cứng tái phát gây khô lá trên cây dừa, có trên 7.000 ha bị nhiễm bọ cánh cứng tập trung nhiều ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú. Vì thế, các ngành chức năng đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện kịp thời

64

các bện pháp phòng trừ, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong ký sinh cho nhiều nông dân tự nuôi và phóng thích ra các vườn dừa, nên diện tích dừa bị nhiễm bọ cánh cứng đã giảm rõ rệt.

b. Cây cacao

Ca cao là loại cây trồng mới được phát triển trong vườn dừa theo dự án kể từ sau năm 2000. Do có sự hỗ trợ và điều tiết của dự án, kết hợp khả năng thích ứng tốt trong điều kiện canh tác dưới tán dừa lão và điều kiện thị trường thế giới thuận lợi trong thập niên vừa qua, diện tích ca cao đã tăng rất nhanh, từ 599 ha năm 2004 đến năm 2011 đạt 7.478 ha (tăng 6.879 ha). Địa bàn canh tác cacao nhiều nhất là Châu Thành, diện tích ca cao tại các huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam cũng tăng rất nhanh trong 3 năm gần đây.

Do được trồng trong thời gian gần đây, nên các vườn ca cao chỉ mới bước đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt 26.938tấn vào năm 2011 tăng 26.845 tấn so với năm 2004.

Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng cây cacao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 - 2011 Đơn vị: diện tích (ha), sản lượng (tấn) Hạng mục 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích 599 1.183 1.922 3.063 3.622 5.493 6.333 7.478 Sản lượng 93 176 2.427 3.715 6.465 17.633 21.636 26.938

Nguồn: [8, 9]

c. Cây ăn trái

Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng cây ăn quả tỉnh Bến Tre (2001 - 2011)

65

Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Cam, quýt

Diện tích 2.504 9.244 6.868 6.062 3.937 2.398 lượng Sản 41.753 75.061 69.469 59.567 37.109 22.929 Chanh

Diện tích 1.480 2.410 2.107 1.816 1.775 1.354 lượng Sản 22.397 23.233 27.109 22.862 22.689 16.314 Bưởi Diện tích 210 1.544 1.233 2.277 2.789 2.988

lượng Sản 3.255 9.058 15.827 24.323 32.211 35.997 Chuối Diện tích 1.816 1.614 1.411 1.555 1.895 2.285

lượng Sản 40.164 30.141 24.363 25.427 31.264 41.568 Xoài

Diện tích 346 1.601 1.085 1.246 1.260 960 lượng Sản 3.324 7.667 10.654 11.316 10.619 8.557 Nhãn

Diện tích 10.344 11.854 8.543 7.346 6.379 5.311 lượng Sản 117.479 134.417 108.926 89.005 66.139 50.523 Chôm

chôm

Diện tích 2.747 3.446 3.354 3.648 3.461 4.487 lượng Sản 36.137 48.091 63.752 64.821 64.102 84.322

Nguồn: [8, 9]

Bến Tre đứng hàng thứ 2 trong vùng ĐBSCL về cây ăn trái, một số cây trồng như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh đã hình thành được danh tiếng trên thị trường và được tiêu thụ khá tập trung. Diện tích cây ăn trái tăng nhanh và lên đến cao điểm 40.898 ha vào năm 2004, đến năm 2011 diện tích giảm còn 30.174 ha do chuyển sang trồng dừa. Cơ cấu cây ăn trái luôn biến động theo các yếu tố thị trường, dịch bệnh và hiệu quả canh tác. Các nhóm cây trồng có diện tích tương đối ổn định là: chôm chôm có diện tích ổn định ở mức 3.941 ha; sầu riêng ổn định trong khoảng 1.860 ha. Năng suất cây ăn trái tăng chậm và chỉ đạt khoảng 9,73 tạ/ha, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản lượng đạt 322.201 tấn vào năm 2011.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)