MỤC TIÊU BÀI HỌC
II. Nguyên tắc và các quyền con người về môi trường
Vào tháng 5 năm 1994, một nhóm các chuyên gia về nhân quyền và luật môi trường quốc tế đã họp ba ngày tại Giơ-ne-vơ, và đã đưa ra một bản dự thảo Tuyên ngôn các nguyên tắc về quyền con người và môi trường. Dự thảo Tuyên ngôn liệt kê một cách toàn diện về các thành phần thiết yếu của quyền con người đối với môi trường. Đây sẽ là văn kiện pháp lý quan trọng nhất thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người với môi trường, và phản ánh sự phát triển hướng tới công nhận quốc tế đối với quyền về môi trường.
Dự thảo Tuyên ngôn gồm 27 điểm, 5 phần. Lời nói đầu nhấn mạnh quyền tự quyết và quyền phát triển, và sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người. Khẳng định “Sự vi phạm quyền con người dẫn tới sự xuống cấp của môi trường và sự xuống cấp của môi trường dẫn tới vi phạm quyền con người”.
1. Các nguyên tắc quyền con người về môi trường
Phần I của Dự thảo Tuyên ngôn, đưa ra những khái nhiệm chung và xác định các nguyên tắc về quyền con người đối với môi trường như sau.
- Nguyên tắc 1. Các quyền con người, môi trường sinh thái, phát triển bền vững và hòa bình là phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt.
- Nguyên tắc 2: Mọi người có quyền đối với môi trường an toàn, sức khỏe và môi trường sinh thái.
- Nguyên tắc 3: Quyền không phân biệt đối xử liên quan tới các hành động và quyết định có tác động tới môi trường.
- Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính công bằng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và mai sau.
2. Các quyền con người đối với môi trường a) Các quyền cơ bản (Phần II)
- Quyền của mọi người được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không có suy thoái môi trường và không bị tác động bởi các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hoặc đe dọa cuộc sống, sức khỏe, sinh kế, an sinh xã hội và phát triển bền vững trong phạm vi của một quốc gia hay xuyên biên giới các nước.
- Quyền được bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nước, biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu và những khu vực cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
- Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường, không bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ môi trường.
- Quyền có thực phẩm, nước sạch vệ sinh, an toàn.
- Quyền có môi trường lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn.
- Quyền nhà ở tối thiểu, đất đai, điều kiện sống an toàn, sức khỏe và môi trường sinh thái tốt.
- Quyền không bị trục xuất khỏi nhà ở, đất đai vì mục đích hay là kết quả của những quyết định hay hành động ảnh hưởng tới môi trường, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lợi ích của toàn xã hội.
- Quyền được tham gia một cách hiệu quả trong việc ban hành các quyết định liên quan tới việc trục xuất di dời, hay tái định cư; có đủ thời gian bảo đảm việc khôi phục, đền bù một cách hiệu quả hay thích hợp và có đủ chỗ ở hay đất đai.
- Quyền được trợ giúp liên quan tới thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con người gây ra.
- Quyền được hưởng lợi một cách công bằng từ việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Quyền của các dân tộc bản địa được kiểm soát đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì bản sắc lối sống của họ. Gồm cả quyền an ninh trong việc hưởng thụ các phương tiện sinh tồn.
35 b) Các quyền thủ tục (Procedural rights) (Phần III)
- Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trường.
- Quyền giữ, bày tỏ quan điểm và tuyên truyền những ý tưởng và thông tin liên quan tới môi trường.
- Quyền được giáo dục về nhân quyền và môi trường.
- Quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển. Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động về môi trường, phát triển và hậu quả quyền con người đối với các đề xuất hành động.
- Quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với người khác với mục đích BVMT.
- Quyền được bồi thường và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới môi trường.
3. Trách nhiệm và nghĩa vụ (Phần IV)
- Tất cả mọi người, cá nhân và tập thể có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
- Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sống trong môi trường an toàn, khỏe mạnh và bảo đảm phương kế sinh nhai.
- Những biện pháp này nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại của môi trường, bảo đảm đền bù tối thiểu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và sẽ có nghĩa vụ về:
+ Thu thập và phổ biến thông tin liên quan tới môi trường;
+ Đánh giá trước, kiểm soát, cấp giấy phép, ban hành quy định hay ngăn cấm các hoạt động và những nguồn gây hại tới môi trường;
+ Bảo đảm sự tham gia của công chúng vào việc ban hành các quyết định có liên quan;
+ Khôi phục và đền bù thiệt hại theo thủ tục tư pháp và hành chính đối với những thiệt hại do môi trường gây ra;
+ Giám sát, quản lý và chia sẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên tự nhiên;
+ Có biện pháp xử lý các chất thải gây hại;
+ Trong khi thực hiện nghĩa vụ về BVMT, phát triển bền vững và tôn trọng nhân quyền, có biện pháp bảo đảm hợp tác liên quốc gia;
+ Bảo đảm các tổ chức quốc gia và các cơ quan giám sát thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu trong bản Tuyên ngôn này.
4. Những lưu ý đặc biệt (Phần V)
- Lưu ý quan tâm tới những người và những nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người bản địa, người nhập cư và người nghèo.
- Các quyền nêu trong Tuyên ngôn này, chỉ có thể bị hạn chế theo luật và là cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và các quyền, tự do cơ bản của những người khác.