Tổng quan về các tổ chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 80 - 89)

1.1. Tổng quan về các TCXH 1.1.1. Khái niệm

Tổ chức xã hội (TCXH) là khái niệm dùng để chỉ bất cứ tổ chức nào trong xã hội (nghĩa rộng) hay một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó (nghĩa hẹp).

Tổ chức xã hội chính là nhân dân ở trong xã hội với tính cách là một hệ thống được tổ chức bằng một khuôn mẫu đặc trưng của các quan hệ (xã hội)(44).

TCXH ở Việt Nam thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau: tổ chức quần chúng, tổ chức đoàn thể nhân dân, tổ chức nhân dân và tổ chức cộng đồng, hội và hội có tính chất đặc thù(45),....

Tuy nhiên, dấu hiệu cốt lõi của TCXH là tập hợp của những cá nhân và nhóm xã hội dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và phi lợi nhuận(46).

Quan niệm được cộng đồng quốc tế thừa nhận tương đối phổ biến đó là xem TCXH là một ‘mảng’

(arena) của đời sống xã hội, theo đó bao hàm những đặc trưng về tính độc lập khỏi các thiết chế chính trị và kinh tế, phi lợi nhuận và là tập hợp hoàn toàn mang tính tự nguyện của những công dân(47). TCXH về thực chất là “một mảng các hành động tập thể tự nguyện xoay xung quanh các giá trị, mục tiêu, lợi ích chung…, thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, hiệp hội, nghiệp đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các nhóm vận động, tư vấn” . TCHX là lĩnh vực ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm đạt được các lợi ích chung(48).

TCXH là tập hợp của những công dân hoặc quan hệ công dân bên ngoài khu vực nhà nước và thị trường. Đó là một tập hợp của các tổ chức, là sự liên kết của những công dân với tính cách là cá nhân và nhóm người nhất định, bao gồm các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội tự nguyện của công dân, các tổ chức cộng đồng cư dân và các nhóm lợi ích hoặc các phong trào được tổ chức bởi sự

44 Cambrigde University: Cambridge English Dictionary, http://www.cam.ac.uk

45 Xem Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg, http://www.vietlaw.gov.vn

46 Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận ‘xã hội dân sự’ (civil society) cũng như trong các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước, nội hàm và đặc trưng của nó được xác định là tương đồng với khái niệm các khái niệm như ‘tổ chức quần chúng’, ‘đoàn thể nhân dân’, ‘tổ chức nhân dân’ hay ‘TCXH’ nói chung.

47 London School of Economics, What is civil society?

http://www.lse.ac.uk/collections/CCS/what_is_civil_society.htm (accessed 12.03.10)

48 Theo Civicus (Hiệp hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự), http://www.civicus.org

69 tự nguyện của công dân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận,… Những tổ chức này ngày nay còn được gọi là “khu vực thứ ba” hay mảng liên kết thứ ba của xã hội (third arena) trong mối quan hệ với nhà nước (mảng liên kết thứ nhất) và thị trường (mảng liên kết thứ hai).

Kết cấu của xã hội hiện đại ngày nay bên cạnh nhà nước và thị trường, không thể thiếu yếu tố thứ ba - một dạng liên kết, một hình thức tổ chức xã hội mà không hẳn là một thiết chế chính trị (nhà nước) hay thiết chế dựa trên lợi ích kinh tế và lợi nhuận (thị trường). Hiển nhiên, nó phải là một dạng thức trung gian của nhà nước và công dân, giúp công dân có thể đối thoại nhằm bảo đảm được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có sự xung đột với lực lượng thị trường và với chính những đại diện của mình trong liên kết chính trị (tức nhà nước).

Xã hội càng phát triển cùng với một cấu trúc kinh tế thị trường phát triển tất yếu sẽ dẫn đến những yêu cầu của công dân về sự liên hiệp dưới những cộng đồng phi chính trị và phi lợi nhuận.

Cùng với bản chất đặc thù của nhà nước và thị trường là những nhân tố tối quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển, sự xuất hiện của “mảng liên kết thứ ba” (các tổ chức xã hội) là sự bổ sung và bù đắp vào những mảng liên kết và chức năng của xã hội mà “mảng liên kết thứ nhất” và “mảng liên kết thứ hai” không bao giờ có thể thay thế được.

1.1.2. Đặc trưng

Theo những nội hàm được phân tích và chỉ ra ở trên, các tổ chức xã hội(49) trên thế giới nói chung có bốn đặc trưng cơ bản:

a) Độc lập về tài chính, phi chính trị, không đại diện cho bất cứ một kết cấu chính trị, quan điểm nhà nước nào.

b) Phi lợi nhuận (phi lợi ích kinh tế), theo đuổi mục tiêu phúc lợi cộng đồng và dịch vụ xã hội.

c) Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản (bao gồm tự quản lý, điều hành, độc lập về tài chính, không lệ thuộc vào ngân sách của chính phủ hay bất cứ đảng phái chính trị nào,...).

d) Là liên kết xã hội hoàn toàn mang tính tự nguyện của các thành viên (công dân).

Tuy nhiên, một số học giả, chẳng hạn Lester Salamon (1990)(50) xác định 5 đặc trưng cơ bản sau đây của các TCXH:

(1) Nằm ngoài nhà nước và thị trường.

(2) Được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

(3) Tự quản.

(4) Tự chủ và độc lập về tài chính.

(5) Phi lợi nhuận.

49 Tức là khái niệm các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations) theo cách hiểu phổ quát hiện nay của cộng đồng quốc tế

50 “Civil Society” in Comparative Perspective by Lester M. Salamon, Helmut K. Anheier, and Associates. Xem Shang Ye, China’s Emerging Civil Society, http://www.brookings.edu/papers/2003/08china_ye.aspx (truy cập 25.10.2010)

Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù của quá trình hình thành và phát triển của các TCHX ở Việt Nam, các tổ chức xã hội thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai thường khó đạt được đầy đủ cả 5 tiêu chí này.

Ngay cả thế hệ thứ ba có thể đáp ứng được 5 tiêu chí này nhưng dường như đặc trưng thứ 3 còn khá lỏng lẻo và khó khăn.

Sự khác nhau trong việc xác định và cách hiểu về các TCXH ở mỗi quốc gia đôi khi tùy thuộc vào chính mức độ dày mỏng của những đặc trưng trên. Chẳng hạn, ở những quốc gia phát triển và có truyền thống dân chủ lâu đời như Bắc Âu và một số nước Tây Âu và Bắc Mỹ, đặc trưng về tính độc lập được tôn trọng, bảo đảm và thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, đặc trưng này được thực hiện còn tương đối hạn chế.

1.1.3. Chức năng

Với tính cách là một tiểu cấu trúc của hệ thống xã hội, tuy khác nhau về trình độ phát triển, các TCXH có năm chức năng sau đây:

- Là cầu nối các công dân, cá nhân với nhà nước.

- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân với doanh nghiệp và nhà nước.

- Tham gia hoạch định và phối hợp với nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Tư vấn, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát việc thực thi pháp luật và chính sách.

- Phát huy tính năng động, tích cực và chủ động của các cộng đồng dân cư và tất cả mọi cá nhân trong các hoạt động của mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, BVMT, xoá đói giảm nghèo,…

1.2. Sự hình thành và phát triển các tổ chức xã hội ở Việt Nam

Mặc dù nội hàm của tổ chức xã hội có từ trong lịch sử phát triển của xã hội truyền thống Việt Nam, sự hình thành và phát triển của TCXH ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

1.2.1. Lịch sử phát triển của TCXH ở Việt Nam

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra cho thấy TCXH ở Việt Nam đã hình thành và phát triển trải qua 3 thế hệ.

- Thế hệ thứ nhất có nguồn gốc từ kết cấu xã hội truyền thống Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là “tổ chức xã hội truyền thống” xuất hiện tại các làng bản mà điển hình là các phường, hội(51). Hình thức TCXH truyền thống này vẫn còn tồn tại ở các vùng nông thôn, chẳng hạn như các loại hình tổ chức dựa trên huyết thống (gia tộc) và theo nguồn gốc và địa bàn cư trú (đồng hương, xóm, làng), theo nghề nghiệp (phường, hội, chẳng hạn: phường gốm, phường mộc, phường chèo, phường tuồng, phường Quan họ,...), theo sở thích, thú vui, như: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các cụ ở trong làng), hội đồng môn (cùng học), hội đồng niên (cùng tuổi), hội tổ tôm, hội chơi chim,...

51 Ở Trung Quốc gọi là tổ chức xã hội dân gian

71 - Hình thức thứ hai của TCXH, hay còn gọi là thế hệ thứ hai là các tổ chức chính trị - xã hội, và

tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Về bản chất, thế hệ thứ hai là bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính trị, họ là thành viên của các tổ chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội nhà văn, hội nhà báo, hội luật gia,… (trước năm 90 trở về trước);

- Thế hệ thứ ba của TCXH là tập hợp của những người tự nguyện có cùng mục đích và lý tưởng hành động, dường như không có sự liên hệ với các tổ chức chính trị - xã hội nào trước đó (ra đời trong những năm gần đây, chủ yếu từ những năm 1990 trở lại đây). Thế hệ thứ ba của các TCXH ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng với xu hướng hình thành và phát triển của các tổ chức tư nhân tự nguyện (VPOs_voluntary private organizations), các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations) vốn đang phổ biến ở nhiều nước phát triển hiện nay. Lực lượng tham gia của các thế hệ cũng rất khác nhau cả về lứa tuổi và trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của hội. Trường hợp PanNature, CODE và ENV được nghiên cứu ở các hộp dưới đây là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của thế hệ thứ ba - là những TCXH đã và đang đóng góp tích cực vào GSBVMT ở Việt Nam hiện nay.

Những điểm mạnh (52) của TCXH thuộc thế hệ thứ ba đó là:

1. Được thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.

2. Tính độc lập, tự chủ và tự quản cao.

3. Làm chủ truyền thông (bản tin, tạp chí, các trang mạng,...).

4. Tính chuyên nghiệp và sự trưởng thành cao(53)

5. Tham gia tích cực vào hoạt động vận động, tư vấn chính sách(54) và giáo dục, truyền thông liên quan đến môi trường.

Tổ chức xã hội thế hệ thứ ba ở Việt Nam thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tên gọi được thừa nhận rộng rãi nhất đó là tổ chức dựa vào cộng đồng (community-based organiza- tions), đoàn thể nhân dân hay tổ chức nhân dân.

Các TCXH xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Là một quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Á Đông và phương thức sản xuất châu Á, nơi mà nền sản xuất nông nghiệp lúa nước đã nối kết cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội cùng hành động vì mục tiêu chung xuất hiện trước khi các Nhà nước phong kiến ra đời. Hình thức liên kết của công dân bên ngoài khu vực nhà nước và cộng đồng chính trị của người Việt cổ đó là các phường, hội (hội đồng hương, hội đồng môn, hội phường, hội

52 Điểm mạnh và cơ hội, cũng như điểm yếu và thách thức của các TCXH được phân tích chi tiết ở phần IV trong bài viết này

53 Tính chuyên nghiệp và trưởng thành còn thể hiện ở chỗ các NGO đã tạo lập được mối quan hệ tin cậy với các cơ quan, tổ chức hữu quan

54 Các NGO như CODE và PanNature đã và đang góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của quá trình hoạch định, thực thi chính sách về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mối quan hệ và uy tín cá nhân tạo ra sự tin tưởng và thân thiện trong những vấn đề nhạy cảm. Chẳng hạn, trường hợp Bô - xite Tây Nguyên của CODE và PanNature tham gia.

(cùng sản xuất và trao đổi hàng hóa tiểu thủ),… Những hình thức liên kết này hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, tự quản lý, phi lợi nhuận xuất hiện phổ biến và trở thành đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống. Những liên kết này chính là những hình thức ban đầu của các tổ chức xã hội theo cách nói hiện đại và rõ ràng xuất hiện trước khi sự thịnh hành của khái niệm ấy ở châu Âu vào thế kỷ XVI-XVII. Các tổ chức này đã ngày càng phát triển và điều chỉnh cách ứng xử và hành vi của con người trước môi trường tự nhiên và xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc giúp Nhà nước phong kiến tập quyền thực thi hiệu quả các chính sách và pháp luật của mình, trong quản lý và điều hành xã hội.

Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy sự tồn tại và phát triển của các hình thức liên kết phi chính trị luôn song hành, bổ sung và hỗ trợ cho hình thức liên kết chính thống - hình thức chính trị và Nhà nước - là bộ phận quan trọng, không thể thiếu được của thiết chế xã hội nói chung (mà ở đó thiết chế chính trị - tức Nhà nước là trung tâm)(55). Những tổ chức truyền thống này, mà phần nhiều trong số họ, ngày nay vẫn song hành cùng sự phát triển của xã hội, chẳng hạn như: các hội về sản xuất và trao đổi hàng hóa (phường đồng, phường bạc, phường vàng, phường lụa, phường mộc,..), hội chơi chim, hội đồng môn (những người cùng học, cùng thầy), hội đồng hương (những người cùng làng), hội các liền anh, liền chị (hội Quan họ),…Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực đời sống xã hội, số lượng các tổ chức xã hội ngày càng được hình thành và mở rộng không ngừng. Tuy nhiên, “hội” hay “TCXH” với tính cách là một phạm trù pháp lý, một chủ thể mang đầy đủ tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, chỉ khi nó được tập hợp, kết cấu thành một tổ chức với điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam có tới hàng chục nghìn hội được công nhận và hoạt động cấu thành bộ phận chủ yếu của hệ thống các TCXH, trong đó bao gồm các TCXH hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ và giám sát môi trường.

Sự hình thành và phát triển của tổ chức xã hội bắt nguồn từ bản chất cố hữu của phương thức tổ chức xã hội của con người và từ đặc tính Nhà nước không thể quản lý và thực hiện thay cho công dân của mình tất cả mọi khía cạnh đời sống - xã hội của con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người sống chung với HIV/AIDS,…), không một Nhà nước nào đủ nguồn lực để giải quyết triệt để, hiệu quả công tác ấy mà thay vào đó là sự chung tay của các hình thức thiết chế khác của xã hội vốn luôn được xem là phần không thể tách rời của hệ thống xã hội ấy. Đó là các hội bảo vệ trẻ em, tổ chức phẫu thuật nụ cười cho trẻ thơ, hội khuyến học, hội người khuyết tật, hội những người đồng đẳng,…

Các TCXH ở Việt Nam hiện hữu dưới hai hình thức, đó là các tổ chức có thành viên và các tổ chức không thành viên. Các tổ chức có thành viên bao gồm: các đoàn thể quần chúng, các tổ chức hội, liên hiệp hội, liên đoàn, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức/nhóm tại cộng đồng. Các tổ chức không có thành viên bao gồm: các tổ chức nghiên cứu, khoa học, phát triển, tư vấn, đào tạo, xóa đói giảm nghèo, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ phát triển, các công ty phi lợi nhuận, các tổ chức tín ngưỡng, các nhóm không đăng ký tư cách pháp nhân, và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài(56).

55 Ở Trung Quốc, các học giả gọi những cộng đồng tương tự như vậy là xã hội dân gian và đồng nhất chúng với XHDS. Xem thêm, Phùng Thị Huệ-Phạm Ngọc Thạch, Xã hội công dân ở Trung Quốc: Môi trường hình thành và chính sách, Tạp chí Triết học số 7 (194), tháng 7/2007, pp.25-33

56 Nguyễn Thị Bích Điệp, Tổng quan về Khung pháp lý cho các Tổ chức Xã hội Dân sự, Hội thảo KH PPWG, Hà Nội, 5-2007

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)