Cách tiếp cận Quyền con người trong Bảo vệ Môi trường

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 48 - 51)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

III. Cách tiếp cận Quyền con người trong Bảo vệ Môi trường

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách tiếp cận quyền trong BVMT. Tiếp cận quyền trong BVMT cho phép nâng cao chất lượng sống của tất cả mọi người và con người trở thành trung tâm trong việc ban hành các chính sách. Michael Anderson(22), gợi ý ba cách tiếp cận: Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang có để đạt được mục đích môi trường; thứ hai, giải thích lại các quyền hiện có, tính đến cả các mối quan tâm về môi trường và thứ ba là tạo ra các quyền mới bao hàm đủ các đặc tính của môi trường.

1. Huy động và sử dụng các quyền hiện có

Đó là các quyền về dân sự, chính trị; quyền kinh tế xã hội và văn hóa; quyền tự quyết. Các quyền này đã được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cung cấp khuôn khổ pháp lý và đạo đức bảo đảm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tham gia vào công việc nhà nước, xã hội; quyền tự do hiệp hội, hội họp và lập hội; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bồi thường và đền bù thiệt hại. Sự bảo đảm này là điều kiện tiên quyết để huy động sự tham gia của mọi người trong BVMT.

Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cung cấp khuôn khổ pháp lý BVMT thông qua việc thiết lập các chuẩn mực cho sự thịnh vượng chung của cá nhân và tập thể gồm bảo đảm pháp lý đối với các quyền về sức khỏe, quyền của tất cả mọi người được quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quyền có điều kiện sống tối thiểu của cá nhân và gia đình…

Một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa(23) - Quyền lao động, việc làm

- Quyền nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí

- Quyền hưởng mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình - Quyền về thực phẩm

- Quyền chăm sóc sức khỏe

- Quyền hưởng an sinh xã hội, bảo hiểm - Quyền về nhà ở

- Quyền học tập

- Quyền được hưởng thụ văn hóa

- Quyền thành lập và gia nhập công đoàn

22Tác giả cuốn sách: “Human Rights Approaches to Environmental Protection”, NXB Đại học tổng hợp Oxford, Vương Quốc Anh, năm 1996, tái bản năm 2003”…

http://books.google.com.vn/books?id=eZ8UoLz3JcwC&dq=Human+Rights+Approaches+to+Environmental+Protec tion&printsec=frontcover&source=bn&hl=vi&ei=35XCS6GHGo6OkQXKitjdBQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resn um=4&ved=0CBoQ6AEwAw#v=onepage&q&f=false.

23Xem Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966.

37 Quyền tập thể, như quyền tự quyết được quy định tại điều 1 chung của hai công ước năm 1966, cũng đóng góp vào việc BVMT…

“Vì lợi ích của mình, các dân tộc có quyền tự do định đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế, quốc tế, mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc.”

2. Giải thích lại các quyền hiện có

Nhiều nhà hoạt động môi trường và quyền con người hiện nay cho rằng, huy động và sử dụng các quyền hiện có là chưa đủ để BVMT, do vậy các quyền hiện có nhất định phải được giải thích lại trong bối cảnh có sự liên quan tới các vấn đề môi trường.

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, họ đã giải thích lại các quyền hiện có. Ví dụ: Tòa án ở Ấn Độ đã có một tiến bộ đáng kể trong việc giải thích lại các quyền hiện có, trong đó bao hàm cả các quy tắc liên quan đến BVMT. Theo đó, tòa án Ấn Độ đã giải thích rằng, quyền sống của con người không chỉ là sự tồn tại, mà bao hàm cả quyền được sống trong môi trường sức khỏe không bị ô nhiễm và một môi trường có sự cân bằng về hệ sinh thái, được nhà nước bảo vệ.

Hiện nay ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ các công ước nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trường; công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trường. Có khoảng 60 nước trên thế giới đã công nhận trong Hiến pháp về quyền sức khỏe môi trường. Ví dụ: Hiến pháp Nam Phi quy định: Mọi người có quyền có môi trường không gây hại tới sức khỏe và sự thịnh vượng của con người; quyền có môi trường được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau(24).

Nhiều nước khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi thường thiệt hại do môi trường gây ra. Ví dụ: Hiến pháp Liên Bang Nga thừa nhận, quyền môi trường tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây hại tới sức khỏe con người hay tài sản do vi phạm môi trường(25).

Bảo vệ bằng hiến pháp đối với các quyền môi trường là cơ hội để mọi người dân tác động/hay gây ảnh hưởng đến chính phủ đối với việc ban hành các quyết định có liên quan tới hoặc tác động xấu đến cuộc sống cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh.

Hiến chương Châu Phi năm 1981, văn kiện nhân quyền đầu tiên đã công nhận quyền của tất cả mọi người có môi trường tối thiểu, nhằm thỏa mãn với sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, xã hội. Tổ chức Hợp tác và phát triển Châu Âu (OECD) đã quy định “môi trường tối thiểu” nên được thừa nhận là quyền con người cơ bản. Ủy ban kinh tế của LHQ về Châu Âu (UNEEC) đã dự thảo Hiến chương về các quyền và nghĩa vụ về môi trường, nhằm khẳng định các nguyên tắc cơ bản trong đó mọi người có quyền môi trường tối thiểu cho sức khỏe và thịnh vượng.

24Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi, 1996, điều 24

25Hiến pháp Liên Bang Nga 1993, Điều 42

3. Xây dựng các chuẩn mức với về quyền con người đối với môi trường

Tiếp cận này liên quan tới việc công nhận và thực hiện quyền con người về môi trường trong bối cảnh phát triển bền vững và chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trường.

Việc tạo ra các quyền mới, đòi hỏi cộng đồng quốc tế cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực quốc tế chung để ứng phó với sự thách thức ngày càng gia tăng đối với môi trường và phát triển. Các quyền mới chứa đựng các quy tắc và tiêu chuẩn chung về BVMT và phát triển bền vững, theo đó ngày càng được bổ sung các nội dung mới, dựa trên sự phát triển và tác động của môi trường.

Sự thách thức ngày càng gia tăng giữa môi trường và phát triển, chẳng hạn như môi trường và dân số, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh con người, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an toàn về hạt nhân…Đây là những thách thức lớn mà nhân loại đã, đang và sẽ phải đối mặt.

- Các dự án và các hoạt động làm suy thoái môi trường một cách có ý thức và cố ý thường dẫn tới vi phạm và hủy hoại các quyền con người (các dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng đập nước…);

- Các dự án và các hoạt động được thực hiện thông qua một quá trình mà có sự vi phạm quyền tham gia của dân chúng, vi phạm tính minh bạch và tính trách nhiệm thường phải trả giá đắt về môi trường (khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phá rừng nhiệt đới…);

- Các dự án và các hoạt động cố gắng bảo vệ và phục hồi môi trường được thực hiện để giúp môi trường trong đó con người được bảo đảm an toàn và cuộc sống, sẽ thúc đẩy hiện thực hóa quyền con người;

- Các dự án và các hoạt động được thực hiện thông qua một quá trình mà ở đó có sự tôn trọng quyền con người bao gồm cả quyền tham gia sẽ tạo ra một môi trường thân thiện.

39

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)