MỤC TIÊU CỦA BÀI GIẢNG
II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TỚI MÔI TRƯỜNG
2. Nội dung các quy định của pháp luật của Việt Nam về quyền con người có liên quan tới môi trường
2.1 Các quyền cơ bản
a) Quyền sống và được sống trong môi trường trong lành
Quyền sống là quyền cơ bản và quan trọng của mỗi cá nhân, công dân được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành riêng chương 12 quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người với hình phạt nghiêm khắc, có thể lên tới tử hình.
Tuy vậy, nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền sống của cá nhân, một điều dễ nhận thấy, nội hàm khái niệm quyền sống vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp. Đó là không bị xâm phạm về tính mạng, thân thể, chưa phải theo nghĩa rộng như quyền được sống trong môi trường trong lành.
Mặc dù chưa có quy định cụ thể của pháp luật, hay sự giải thích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khái niệm quyền được sống. Trên thực tế, quyền được sống trong môi trường trong lành đã được pháp luật bảo vệ thông qua một loạt các đạo luật, hoặc các văn bản dưới luật liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường ở Việt Nam.
Điều 10 Luật BVMT năm 2005 quy định hệ thống tiêu chuẩn về môi trường quốc gia bao gồm: tiêu chuẩn môi trường xung quanh như (môi trường đất, môi trường nước mặt và dưới mặt đất, môi trường nước biển, không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn, về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng) và tiêu chuẩn chất thải như (nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt; về khí thải công nghiệp, khí thải từ
các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; về chất thải nguy hại; về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng).
Các Điều 11, 12 Luật BVMT quy định về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải. Ngoài các quy định của Luật BVMT, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành một loạt tiêu chuẩn Việt Nam liên quan tới chất lượng không khí như: QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 10:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 24:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939:2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 5940:2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
b) Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường
Cũng như bảo đảm quyền sống trong môi trường trong lành, hiện nay chưa có quy định của pháp luật về bảo đảm quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường. Tuy nhiên, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận.
Điều 61 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.
Năm 1989, Quốc hội ban hành Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo đó, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Điều 1 quy định:
(1) Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.
(2) Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.
Chương 2 quy định vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh. Các điều từ 6 đến 18 quy định về cụ thể về giáo dục vệ sinh; vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu; vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân;
vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất; vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt; vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; vệ sinh trong xây dựng; vệ sinh trong trường học và nhà trẻ; vệ sinh trong lao động; vệ sinh nơi công cộng; vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt; phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch;
kiểm dịch.
Liên quan tới vệ sinh phòng bệnh, Điều 62 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 cũng quy định trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại các
57 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xử lý các chất thải y tế theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường (Điều 63).
Để bảo vệ nâng cao sức khỏe con người, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 cũng quy định về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục quốc dân; vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt; vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh trong xây dựng; Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt. Các quy định khác liên quan về chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch và các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.
c) Quyền về thực phẩm an toàn
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Đây là một trong những quyền quan trọng, liên quan mật thiết đến quyền được sống và quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường. Bảo đảm quyền về thực phẩm an toàn. Quốc hội đã ban hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm…
Đối với người tiêu dùng thực phẩm, Điều 9 quy định quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
Về quyền của người tiêu dùng thực phẩm
(a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
(b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
(c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
(d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
(đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
Về nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm
(a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
(b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
(c) Tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Cùng với việc bảo đảm bằng luật đối với quyền về an toàn thực phẩm, Nhà nước cũng đã thiết lập
một loạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan tới an toàn thực phẩm trong lĩnh vực liên quan(41). Năm 2006, Quốc hội cũng đã ban hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trong đó có hoạt động đánh giá về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa cũng đã được ban hành năm 2007…
d) Quyền về nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Năm 1998, lần đầu tiên Luật tài nguyên nước được Quốc hội thông qua. Luật khẳng định: nước là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các nghị định cụ thể hóa các quy định của Luật tài nguyên nước. Các văn bản này bao gồm: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 về phí BVMT nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT với nước thải.
Năm 2000, Thủ tưởng Chính phủ đã ra Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Mục tiêu phấn đấu:
- Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
- Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
e) Quyền có môi trường lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn
Bộ luật lao động đã dành một chương riêng quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
K1 Điều 95 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về BVMT.
41Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thuốc thú y.
59 Điều 97 quy định: Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
2.2 Các quyền về thủ tục
a) Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trường (xem thêm chuyên đề 5)
Điều 69, quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; Có quyền được thông tin; Có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Luật BVMT năm 2005 quy định cụ thể về trách nhiệm công bố thông tin môi trường. Theo Điều 103, Luật BVMT 2005, các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh. Các tổ chức không thuộc đối tượng trên có nghĩa vụ báo cáo thông tin về môi trường cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện, hoặc cán bộ phụ trách BVMT cấp xã nơi tổ chức hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết. Đối với các cơ quan chuyên môn về BVMT các cấp (được tổ chức theo Điều 123 Luật BVMT 2005) có trách nhiệm báo cáo thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
b) Quyền được giáo dục nhân quyền và môi trường
Hiến pháp năm 1992, Luật giáo dục và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng quy định công dân có quyền giáo dục, học tập. Mặc dù không quy định cụ thể về giáo dục môi trường và quyền con người. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục môi trường nâng cao ý thức BVMT đã được triển khai và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Tương tự, giáo dục quyền con người cũng được lồng ghép với giáo dục công dân và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông.
c) Quyền được tham gia một cách tích cực, tự do, và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển (xem thêm chuyên đề 5)
Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động trước về môi trường, phát triển, và hậu quả tác động của quyền con người đối với các đề xuất hành động.
Điều 53, Hiến pháp năm 1992, quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường, nếu Luật BVMT 1993 chưa đề cập đầy đủ đến sự tham gia (bắt buộc) của cộng đồng, thì Luật BVMT 2005 và tiếp đó là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ ràng, chặt chẽ các điều khoản này. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên & Môi trường liên tục ký kết các nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đoàn Thanh niên Việt Nam và nhiều tổ chức phi chính phủ khác về các nội dung liên quan đến việc tham gia của cộng đồng trong BVMT.
Thực hiện chủ trương dân chủ từ cơ sở, các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng không ngừng lồng ghép các nội dung BVMT vào các nội dung dân chủ từ cơ sở như xây dựng tiêu chuẩn