Triển khai về minh bạch trong công nghiệp khai khoáng và đối thoại phòng chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 96 - 99)

II. Vai trò của các TCXH trong giám sát bảo vệ môi trường

3. Triển khai về minh bạch trong công nghiệp khai khoáng và đối thoại phòng chống tham nhũng

CODE tham gia tích cực vào Sáng kiến quốc tế về thúc đẩy minh bạch trong ngành khoáng sản (EITI). Đây là một diễn đàn minh bạch hóa và quản trị về khoáng sản toàn cầu, cho đến nay đã có sự tham gia của 35 nước trên toàn thế giới. Hoạt động của CODE góp phần giúp Việt Nam tìm hiểu và tham gia thực thi sáng kiến này.

Nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và địa phương và các cơ quan hữu quan về BVMT, CODE cũng đã và đang tích cực tham gia vào đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2011 trong lĩnh vực khai thác khoáng sản do ĐSQ Thụy Điển phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức. CODE đóng góp vào việc phân tích và đề xuất kiến nghị, giải pháp liên quan đến thực trạng ngành khoáng sản và khả năng tham gia sáng kiến EITI của Việt Nam thông qua các hoạt động như thế này.

Tôn chỉ hoạt động của CODE là hướng tới phát triển bền vững. Những nghiên cứu về khoáng sản của CODE đã đóng góp tích cực vào việc phát hiện, giám sát và BVMT. Qua các hoạt động của mình, CODE đã phát hiện ra sự thiếu đồng bộ trong việc phát triển vùng, đánh giá tổng thể giữa các ngành. Chẳng hạn, đó là sự phối hợp giữa các tỉnh, các địa phương; vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển vùng; vấn đề quản lý nguồn nước, đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản,… CODE phối hợp với VUSTA, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), xây dựng chương trình phát triển Tây Nguyên (chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước), “Chương trình Tây Nguyên 3” do Viện KHCN chủ nhiệm với sự tham gia của VUSTA và VASS.

Nghiên cứu trường hợp 5

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

PanNature là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập chí nh thứ c năm 2006, hoạt động nhằ m BVMT, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. PanNature bắ t đầ u hì nh thà nh từ cuố i năm 2004 khi mộ t số người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên có cùng ý tưởng muốn thành lập một tổ chức phi chính phủ do chính người Việt Nam quản lý và điều hành.

PanNature thuộc thế hệ TCXH thứ ba vớ i tầm nhìn là góp phần xây dựng Việt Nam thà nh một xã hội bền vững và thân thiện với môi trường, tất cả mọi người có cuộc sống phồn vinh và hài hòa với thiên nhiên, những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng hợp lý, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cho hôm nay và mai sau.

Sứ mệnh của PanNature là nhằm BVMT, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Chiế n lượ c hoạ t độ ng củ a PanNature giai đoạ n 2011-2015 hướ ng đế n tăng cườ ng tí nh minh bạ ch và quả n trị tố t hơn trong lĩ nh vự c tà i nguyên thiên nhiên ở Việ t Nam vớ i cá c mụ c tiêu cụ thể như sau:

85 1. Thú c đẩ y quả n trị tố t tà i nguyên nhiên nhiên.

2. Nâng cao nhậ n thứ c xã hộ i về môi trườ ng.

3. Tăng cườ ng sự tham gia và minh bạ ch củ a quá trì nh xây dự ng, thự c hiệ n chí nh sá ch công về tà i nguyên, môi trườ ng.

4. Hợ p tá c, phá t triể n mạ ng lướ i ở khu vự c Mê-kông và ASEAN và phá t triể n năng lự c củ a tổ chứ c.

Vớ i mỗ i mụ c tiêu trên, PanNature đã xây dự ng cá c nhó m chiế n lượ c thự c thi ưu tiên dự a trên cá c chương trì nh chuyên trá ch về : (i) quả n trị tà i nguyên thiên nhiên qua dự á n hiệ n trườ ng;

(ii) giá o dụ c và tư vấ n đà o tạ o môi trườ ng; (iii) truyề n thông và bá o chí môi trườ ng; và (iv) nghiên cứ u và vậ n độ ng chí nh sá ch môi trườ ng.

Mộ t số chương trì nh mà PanNature đã và đang thực hiện:

1) Xây dự ng cá c mô hì nh quả n trị tà i nguyên thiên nhiên tạ i hiện trường

Từ năm 2008 PanNature đã triể n khai cá c dự á n thí điểm xây dự ng mô hình tổ chứ c cộ ng đồ ng như là thiế t chế xã hộ i dân sự đị a phương để hỗ trợ quả n lý hiệ u quả cá c khu bả o tồ n thiên nhiên. Ví dụ như thiế t lậ p Ban phá t triể n cộ ng đồ ng cấ p xã cho dự á n Tiế p cậ n thị trườ ng cá c sả n phẩ m nông-lâm sả n cho cá c cộ ng đồ ng dân tộ c vù ng đệ m Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò (Hò a Bì nh); hay thí điể m thà nh lậ p cá c tổ chứ c cộ ng đồ ng tạ i thôn bả n để phố i hợ p cù ng Ban quả n lý khu BTTN và chí nh quyề n đị a phương cùng tham gia quả n lý ; bả o vệ rừ ng đặ c dụ ng tạ i cá c KBT Ngọ c Sơn - Ngổ Luông (Hò a Bì nh), Mù Cang Chả i (Yên Bá i) và Khau Ca (Hà Giang). Đây là nhữ ng sá ng kiế n quả n trị mớ i, lầ n đầ u tiên thí điể m tạ i Việ t Nam, và phù hợ p vớ i đị nh hướ ng phá t triể n chí nh sá ch đồ ng quả n lý rừ ng đặ c dụ ng củ a Việ t Nam trong giai đoạ n 2011-2015.

2) Nâng cao năng lực cho đối tác địa phương

Hoạt động này nhằm thúc đẩy việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cán bộ và tổ chức địa phương. Chương trình tập huấn và nâng cao năng lực của PanNature bao gồm các khóa tập huấn cho cán bộ truyền thông, các tập huấn viên, cán bộ bảo tồn và cán bộ khuyến nông khuyến lâm; phát triển kỹ năng; đào tạo thông qua công việc; cung cấp các cơ hội thực tập và trao đổi công việc; cung cấp các chương trình học bổng cho sinh viên; hỗ trợ phát triển tổ chức cho các tổ chức tổ chức xã hội.

3) Mạng lưới – Đối tác

Mục tiêu là hỗ trợ sự phát triển của tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, giám sát môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

PanNature tăng cường liên kết và chia sẻ giữa những người dân Việt Nam quan tâm đến môi trường. PanNature chủ trương xây dựng một mạng lưới liên kết những người có cùng mối quan tâm đến BVMT và bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt chú trọng vào lớp trẻ và các tổ chức xã hội; hỗ trợ vật chất cho các nhóm bảo tồn trong nước, thông qua thiết lập một cơ chế quỹ nhỏ để hỗ trợ các nhóm và tổ chức xã hội địa phương phát triển về tổ chức, thực hiện các dự án can thiệp tại địa phương và các sáng kiến về BVMT.

Hiện nay PanNature đang triển khai xây dựng các nhóm tham gia bảo vệ rừng đặc dụng ở cấp thôn bản (thực chất là xây dựng các NGO ở cộng đồng) tại Hòa Bình, Mù Cang Chải (Hà Giang), Yên Bái... PanNature là một trường hợp điển hình về việc xây dựng năng lực và kết nối các TCXH trong lĩnh vực GSBVMT.

PanNature tham gia tích cực vào các hoạt động GSBVMT, tăng cường năng lực GSBVMT của các NGO ở địa phương và xây dựng mạng lưới kết nối nhằm bảo vệ hiệu quả các khu bảo tồn ở Việt Nam.

4) Tham vấn chính sách

Mục tiêu là góp phần thay đổi cơ chế, chính sách phục vụ mục tiêu bảo tồn thiên nhiên tốt hơn.

Thông qua các kết quả nghiên cứu và các dự án, PanNature sẽ đề xuất những mô hình tham khảo và những gợi ý về công tác hoạch định và quản lý phát triển bền vững lên các nhà hoạch định chính sách ở các cấp chính quyền.

Trong việc tư vấn, vận động chính sách, PanNature mở rộng tạo không gian và cơ hội cho các nhà chính trị, hoạch định chính sách và pháp luật cũng như các nhà khoa học ngồi lại với nhau để tăng cường sự tham gia vào tư vấn chính sách.

PanNature chú trọng vào đánh giá tác động môi trường như ảnh hưởng của các dự án xây đập trên dòng Mê-kông, thủy sản, điện,.. Những nghiên cứu của PanNature cũng chỉ ra sự bất cập và chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý môi trường. Chẳng hạn, hiện nay Bộ Luật hình sự chưa điều chỉnh đến các tổ chức mà chỉ là cá nhân liên quan đến những vi phạm về môi trường. Vì vậy, trong trường hợp bị vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân khó đạt được sự bồi thường thích đáng. Trong khi pháp luật quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý đối với việc BVMT, xử lý ô nhiễm, tính minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền, việc GS- BVMT vẫn thiếu hiệu quả nếu không có sự tham gia của các TCXH. Vì vậy, PanNature đã tích cực đóng vai trò là một kênh đối thoại giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân. PanNature chú trọng đến việc đưa vấn đề ô nhiễm nói riêng, GSBVMT nói chung vào truyền thông báo chí, phỏng vấn các chuyên gia, tập huấn cho các phóng viên báo chí, các chuyên gia môi trường (MT) và pháp luật MT,... PanNature đang phối hợp với các chuyên gia về Luật MT ở Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá quyền khiếu kiện của người dân trong các vụ vi phạm về pháp luật MT, công bố báo cáo hẹp và công bố báo chí,...

Trong lĩnh vực tăng cường năng lực quản trị tài nguyên, PanNature giúp tăng cường năng lực quản trị tài nguyên của nhà nước và giúp người dân, cộng đồng tham gia hiệu quả vào quá trình GSBVMT. Những nghiên cứu, đánh giá chiến lược của PanNature, cùng với những báo cáo khuyến nghị, tham vấn và vận động chính sách, đều được gửi đến Quốc hội và có sẵn đến trên các website của Chính phủ. Bên cạnh đó, PanNature phối hợp chặt chẽ với các TCXH khác, chẳng hạn với CODE, đưa sáng kiến EITI vào trong hệ thống quản trị tài nguyên ở Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam tham gia vào tổ chức Theo dõi Thuế Tài nguyên thế giới (Resources Revenue Watch).

87 5) Nghiên cứu – Giáo dục

Hoạt động này nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về các vấn đề môi trường, bao gồm các hoạt động như các chương trình nghiên cứu ứng dụng, giáo dục môi trường trải nghiệm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, PanNature quan tâm đến tác động của khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nghèo đói, tác động môi trường ở Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá về việc khai thác khoáng sản và giảm nghèo ở Yên Bái, Tây Nguyên (Gia Lai); nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược,… Những nghiên cứu của PanNature cho thấy khai thác khoáng sản không có mối quan hệ gì với giảm nghèo ở vùng ấy. Đồng thời chỉ ra những hạn chế của quản trị tài nguyên và quá trình xây dựng, thực hiện các dự án liên quan đến khoáng sản. Chẳng hạn, các nhà đầu tư và chính quyền đã không đánh giá đúng mức về tác động của khai thác than và khoáng sản đối với việc xóa đói giảm nghèo, vì tác động môi trường của nó quá lớn, trong khi đó, chi phí môi trường không lấy từ nguồn thu từ khai thác khoáng sản…

6) Truyền thông – Xuất bản

Nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề bảo tồn thiên nhiên.

PanNature phát triển và xuất bản các loại ấn phẩm khác nhau, bao gồm các loại hình như sách tham khảo, sách bỏ túi, tờ rơi, áp phích quảng cáo, tài liệu hướng dẫn về thiên nhiên môi trường, động thực vật hoang dã, giáo dục và truyền thông môi trường, vận động chính sách môi trường, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

PanNature tuyên truyền những kiến thức về môi trường, chia sẻ thông tin và góp phần thúc đẩy công lý môi trường thông qua truyền thông trực tuyến đặc biệt là Internet, với mạng www.ThienNhien.Net trực tuyến, trong năm 2010 đã có 800.000 lượt truy cập website này.

PanNature phối hợp chặt chẽ với các hãng thông tấn và các đài truyền hình Trung ương và địa phương để nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững thông qua các bộ phim khoa học và giáo dục.

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)