Một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các TCXH trong GSBVMT

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 106 - 111)

III. Tăng cường vai trò và sự tham gia của các TCXH trong GSBVMT

4. Một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các TCXH trong GSBVMT

Để tăng cường vai trò và sự tham gia hiệu quả của các TCXH trong GSBVMT, một số biện pháp sau đây cần tiếp tục được cải thiện và đẩy mạnh:

- Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp luật và chính sách về việc lập hội để một mặt tăng cường sự quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các TCXH; mặt khác trao quyền để từ đó các TCXH phát huy hiệu quả vào hoạt động cung cấp các dịch vụ xã hội từ thiện, phát triển cộng đồng; tăng cường vai trò giám sát cộng đồng đối với các hoạt động thực thi pháp luật và chính sách của các cấp chính quyền cũng như chủ thể kinh tế ở địa phương,... đặc biệt trong việc GSBVMT.

74 Chẳng hạn, việc quản lý hồ do rất nhiều chủ thể khác nhau và thường không phải do chính quyền địa phương quản lý. Điều này tạo ra những cản trở cho hoạt động GSBV hồ hiệu quả

75 Ở nước ta hiện nay, có rất ít hội có khoản ngân sách bền vững từ các hội viên, trong khi đó đây là điều phổ biến ở các quốc gia phát triển (chẳng hạn, tổ chức Birdlife của Anh có tới 1 triệu hội viên, với khoản đóng góp tương đối lớn và vì vậy họ có lợi thế, tiếng nói rất lớn và hoàn toàn độc lập)

95 - Thứ hai, các TCXH cần tập trung vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa lĩnh vực ưu tiên,

quan tâm của mình (Chẳng hạn: khoáng sản (CODE), thiên nhiên (PanNature), nước (WARECOD), sông ngòi (VNR), ao hồ (CECR), động vật hoang dã (ENV),…Đây chính là nền tảng để tạo lập được vị trí và vai trò trong GSBVMT; cần đẩy mạnh các hình thức hoạt động giám sát BVMT thông qua hội thảo, hội nghị tham vấn, điều tra, phát hiện, tố giác, chia sẻ thông tin, đệ trình báo cáo và khuyến nghị lên các cơ quan chức năng có liên quan,…Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường vai trò của TCXH trong GSBVMT.

- Thứ ba, các TCXH muốn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực vận động và tư vấn chính sách cần xây dựng được mối quan hệ tin tưởng, xây dựng và hợp tác chặt chẽ với những chủ thể hoạch định và thực thi chính sách, bao gồm các tổ chức và cá nhân đại diện cho nhà nước. Các TCXH cần xây dựng các hoạt động, chương trình gắn liền với quá trình hoạch định chính sách của các cấp chính quyền, địa phương. Đồng thời, cần kiểm tra lại cách thức thực hiện dự án, tập trung chủ yếu vào những ưu tiên và vấn đề then chốt.

- Thứ tư, các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý chức năng ở Trung ương cần khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các TCXH ở cấp cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực BVMT, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng,...

Nhà nước cần tăng cường sự tham gia của các TCXH vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách nói chung và trong lĩnh vực GSBVMT nói riêng. Nhiều NGO đang thực hiện các chương trình minh bạch hóa ngành khoáng sản, như CODE và PanNature,..

- Thứ năm, vai trò của các nhà khoa học là hết sức quan trọng trong việc đưa ra những chứng cứ thuyết phục để các NGO có thể đóng góp hiệu quả vào các hoạt động GSBVMT. Vì vậy, các TCXH cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu độc lập để cung cấp luận cứ khoa học vững chắc, thuyết phục cho hoạt động tư vấn chính sách liên quan đến môi trường. Đồng thời, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích để tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học trong TCXH và các viện nghiên cứu độc lập(76).

- Thứ sáu, các TCXH hoạt động trên lĩnh vực GSBVMT cần tập hợp, liên kết và thống nhất dưới một tổ chức điều hành chung để tăng cường tính hiệu quả và sức mạnh của mình; đồng thời giữa các TCXH cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin sâu rộng liên quan đến hoạt động GSBVMT.

- Thứ bảy, tăng cường giáo dục, truyền thông về pháp luật BVMT, quyền về môi trường cho các nhà chính trị, lãnh đạo, cán bộ hoạch định, thực thi chính sách, TCXH, đoàn thể và cộng đồng cũng như từng người dân. Cần xây dựng bộ tài liệu giảng dạy lồng ghép môi trường, pháp luật về môi trường, quyền con người dùng cho việc giáo dục, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức và hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến môi trường. Tăng cường chú trọng tập huấn, đào tạo đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên hiểu biết về môi trường và quyền môi trường. Đây là điều rất quan trọng để cải thiện nhận thức và hành động về GSBVMT cho toàn xã hội.

76 Chẳng hạn, trường hợp Đập Na-Hang ở Tuyên Quang đã có sự tham gia của các TCXH trong nước và quốc tế, đặc biệt các viện nghiên cứu và trường đại học,... Kết quả là những nghiên cứu và luận cứ của họ đã làm thay đổi quyết định của chính quyền Tuyên Quang di chuyển việc xây đập lên 2km, tương tự như trường hợp của CODE, PanNature, WARECOD, ECO-ECO,….

C. THẢO LUẬN NHÓM

Dòng Sông Thị Vải là một nhánh của Sông Đồng Nai chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh, là một nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm ngàn hộ dân ở vùng trung và hạ lưu thuộc ngoại vi thành phố. Nhiều năm qua, nhà máy liên doanh VeDan đã tiến hành việc thải nước thải độc hại chưa qua xử lý trực tiếp xuống dòng sông(77). Hậu quả là dòng sông trở nên bị ô nhiễm nghiêm trọng và được ví như dòng sông ‘chết’. Mức độ ô nhiễm đáng báo động đã làm tổn hại ghê ghớm đến sức khỏe, việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp của bà con. Hàng trăm nghìn người dân đã bị ảnh hưởng tới sức khỏe và thiệt hại vật chất. Các con số thống kê chưa đầy đủ của các cơ quan chuyên môn đã chỉ ra rằng mức độ độc hại của dòng sông đã là nguyên nhân trực tiếp của những căn bệnh như đường ruột, hô hấp và hậu quả lâu dài có thể dẫn tới ung thư và nhiều căn bệnh nan y khác đối với những người dân sử dụng nguồn nước này.

Sự việc chỉ được đưa ra trước công luận và các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc sau khi có sự tố giác và khiếu kiện tập thể, lâu dài và bền bỉ của người dân sống dọc con sông (vốn là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng ô nhiễm này), bao gồm cư dân của Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu. Sự việc đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm và thái độ bất chấp những quy định pháp luật về môi trường đã là hậu quả nghiêm trọng dẫn tới tình trạng ô nhiễm này; đồng thời cũng cho thấy sự thiếu hụt một cơ chế giám sát và bảo vệ hiệu quả cũng như việc thực thi pháp luật về BVMT của các cấp, các ngành từ trung ương xuống địa phương. Với việc bao che và chậm trễ xử lý, dư luận đặt câu hỏi vì sao chính quyền không sớm vào cuộc và giải quyết triệt để tình trạng này? Phải chăng là cơ chế giám sát, chế tài, xử lý chưa đủ mạnh hay sức ép của người dân và các tổ chức xã hội chưa lớn? Hiển nhiên, bài học từ sự việc Sông Thị Vải cho thấy việc bảo vệ và giám sát môi trường không chỉ thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước mà điều quan trọng hơn sự tham gia tích cực và hiệu quả của các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân.

Thảo luận:

Nhóm 1: Phân tích và làm rõ những tổ chức cộng đồng tự quản có vai trò đại diện cho lợi ích của người dân trong việc can thiệp vào giám sát và BVMT?

Nhóm 2: Trong tình huống này, vì sao các cấp chính quyền địa phương lại không thể thực thi hiệu quả và triệt để công tác giám sát, BVMT?

Nhóm 3: Sự tham gia của các tổ chức xã hội như cộng đồng dân cư như thế nào qua vụ việc này?

D. ĐÀO SÂU (Thảo luận cả lớp)

1. Theo anh/chị, các tổ chức tổ chức xã hội ở địa phương đã tham gia như thế nào vào việc giám sát và BVMT ở nước ta hiện nay?

2. Theo anh/chị, nên chăng Nhà nước cần sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật hiện nay liên quan đến các tổ chức xã hội để củng cố vai trò và tăng thẩm quyền của họ trong việc giám sát và BVMT?

77 Theo các nhà khoa học, mỗi ngày Vedan xả 5.000m3 nước thải thô/ngày xuống dòng sông, xem http://www.

vnn.vn/khoahoc/2008/09/803589/ (accessed 12.03.2010)

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Ngọc Dinh, Tình hình và đặc điểm của xã hội dân sự ở Việt Nam – Những mặt tích cực và các vấn đề cần hoàn thiện, tr 129-130, trong Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, Vũ Duy Phú chủ biên, Viện những vấn đề phát triển, NXB Tri Thức - 2008.

2. Trần Ngọc Hiên, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nước ta, Tạp chí Cộng sản điện tử ,http://www.tapchicongsan.org.vn/print_

preview.asp?Object=4&news_ID=8534515

3. Luật BVMT (QH52/2005/QH11), http://www.vietlaw.gov.vn/

4. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Bạch Tân Sinh, Nguyễn Thanh Tùng (2003), Xã hội dân sự ở Việt Nam, Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội.

5. Phùng Thị Huệ-Phạm Ngọc Thạch, Xã hội công dân ở Trung Quốc: Môi trường hình thành và chính sách, Tạp chí Triết học số 7 (194), tháng 7/2007, pp.25-33

6. Nguyễn Thị Bích Điệp, Tổng quan về khung pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự, Hội thảo KH PPWG, Hà Nội, 5-2007;

7. Nguyễn Khắc Mai (1996), Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước ta, NXB Lao động.

8. Nguyễn Viết Vượng (1994), Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Phan Xuân Sơn (2003), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, NXB CTQG;

10. Thang Văn Phúc (Chủ biên) (2002), Vai trò của các hội trong Đổi Mới và Phát triển đất nước, NXB CTQG.

11. Trần Minh Vy (2002), Một số quy định pháp luật về quản lý, tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể xã hội, NXB Lao Động.

12. Trịnh Duy Luân (2002), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua các ý kiến người dân, Tạp chí Xã hội học, Số 1/2002.

Tài liệu tiếng Anh

1. Asia Foundation, ‘Private Partnerships’, The Asia Foundation Working Paper Series No. 3 (http://www.asiafoundation.org/pdf/WorkPap3.pdf )

2. Allen C. Choate, Legal Aid in China, working paper, 2000, The Asia Foundation, http://www.

plenet.org.uk/data/fi les/legal-aid-in-china-paper-asia-foundation-312.pdf

3. Irene Norlund, Dang Ngoc Dinh, et.al (2006), Civicus Civil Society Index Shortened Assess- ment Tool CSI-SAT Vietnam: The Emerging Civil Society An Initial Assessment of Civil Society in Vietnam, CIVICUS Civil Society Index Report for Vietnam.

4. Lester M. Salamon, Helmut K. Anheier, Regina List, Stefan Toepler, S. Wojciech Sokolowski and Associates (2003). Global Civil Society. Dimensions of the Nonprofi t Sector. Baltimore, MD: Johns Hopkins Center for Civil Society Studies.

5. Pasuk Phongpaichit, Development, Civil Society and NGO, http://www.pioneer.netserv.chu- la.ac.th/~ppasuk/devtcivsocNGO.doc

6. Salamon, Lester M., Helmut K. Anheier, and Associates. 1999. “Civil Society in Comparative Perspective” in Global Civil Society: Dimensions of the Nonprofi t Sector, Lester Salamon, Helmut K. Anheier, et al., eds. Baltimore: Center for Civil Society Studies (http://www.jhu.

edu/~ccss/pubs/books/gcs/pdf/chapter1.pdf )

7. Salamon, Lester. 2002. The State of Nonprofi t America, Washington D.C.: Brookings Institu- tion Press

8. Sidel, Mark. (1995) The Emergence of a Nonprofi t Sector and Philanthropy in the Socialist Republic of Vietnam.

9. Wischermann, Joerg, Bui The Cuong and Nguyen Quang Vinh. (2002a) The Relationship be- tween Societal Organisations and Governmental Organisations in Vietnam - Selected Find- ings of an Empirical Survey. http://www.fu-berlin.de/polchina/current_research.htm.

99

Chuyên đề 5

Một phần của tài liệu Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)