MỤC TIÊU CỦA BÀI GIẢNG
II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TỚI MÔI TRƯỜNG
3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc BVMT; tích cực, chủ động hoàn thiện pháp luật, xây dựng đồng bộ các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm tạo sự phát triển bền vững, trong đó luôn nhấn mạnh mục tiêu BVMT. Việt Nam cũng được sự giúp đỡ hiệu quả của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân trong việc bảo đảm quyền con người và môi trường. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong BVMT - một kinh nghiệm quốc tế, được xem như công cụ tiến bộ trong BVMT cũng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Sự trợ giúp về nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế nói trên đã giúp nâng cao nhận thức của xã hội, năng lực của các cấp. Trên thực tế, nhiều vấn đề về môi trường và phát triển, môi trường và quyền được bảo đảm sức khoẻ của mọi người dân đã được thực hiện thành công ở Việt Nam.
61 Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, cả trong pháp luật cũng như trong thực thi pháp luật.
- Thứ nhất, đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT và quyền con người. Tuy nhiên quá trình thực thi lại nẩy sinh nhiều vướng mắc. Đó là có sự chồng chéo, không rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh, từ hệ thống tổ chức quản lý môi trường đến việc triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và BVMT, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Thứ hai, hiệu quả thực thi các công cụ quản lý môi trường chưa cao. Đó là công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT chưa đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án chiến lược, quy hoạch đã bỏ qua việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. Hoặc có đánh giá, nhưng lại chưa mang lại hiệu quả mong muốn do các yêu cầu BVMT đưa ra đã không được triển khai trên thực tế.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT đã thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý môi trường. Tuy nhiên, công tác này ở các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do yếu và thiếu một đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành về môi trường. Hiện nay mới chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1 thanh tra môi trường quản lý 1.400 doanh nghiệp(42));
Công cụ thông tin, cung cấp thông tin về môi trường, việc công khai, cập nhật và công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức và thường xuyên. Chưa thực thi đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước phải công khai và công bố thông tin, bảo đảm quyền được biết của công dân về môi trường.
Hiệu quả thực thi của các công cụ kinh tế được áp dụng chưa cao; Phí BVMT đối với nước thải thu được chưa nhiều, việc triển khai còn nhiều vướng mắc. Phí BVMT đối với chất thải rắn hầu như chưa triển khai, đặc biệt chế tài xử phạt và đền bù thiệt hại đối với những vi phạm pháp luật về BVMT chưa nghiêm, còn nhiều lỗ hổng.
- Thứ ba, vai trò của cộng đồng, bảo đảm quyền tham của người dân trong giám sát, bảo vệ môi trưởng chưa được huy động đầy đủ.
Theo phương pháp quyền tiếp cận thông tin về môi trường, cần có sự tham gia của cộng đồng trong giám sát bảo vệ môi tường. Tuy nhiên, trên thực tế các quan điểm chủ trương chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các hoạt động BVMT, nhất là đối với địa bàn dân cư khác nhau. Hoạt động BVMT của cộng đồng còn quá yếu và rất hình thức, và thường không được đánh giá đúng mức. Kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường tháng 10 năm 2010, trên 90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít thông tin về môi trường và cho rằng đó là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương(43).
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, cùng với hàng loạt chương trình, biện pháp đang thực hiện, cần đẩy mạnh các hoạt động dưới đây nhằm sử dụng tốt nhất phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong BVMT.
42 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010
43 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010
- Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT, dựa trên hướng tiếp cận quyền con người.
Rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, chính sách pháp luật trong công tác quản lý môi trường, từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trước mắt, nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật BVMT năm 2005 theo hướng mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh; bổ sung các quy định mới và làm rõ hơn các quy định liên quan tới việc công khai, công bố thông tin về môi trường, việc huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân trong giám sát BVMT, tham gia xây dựng chính sách pháp luật có liên quan tới môi trường.
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật BVMT, Bộ luật dân sự về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường; xem xét, sửa đổi bổ sung quy định Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và ban hành nghị định về ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT và quy hoạch môi trường.
Rà soát, bổ sung và xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Xây dựng, ban hành các quy chuẩn cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù và sản xuất làng nghề.
Sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong đó cần đặc biệt chú trọng việc định tiếp cận nước là quyền con người cơ bản. Quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Xử lý nghiêm mọi hành vi làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Tăng cường và nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về BVMT.
+ Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thẩm định Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đặc biệt ở cấp địa phương thông qua việc đào tạo, tập huấn và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc;
+ Tăng thẩm quyền cưỡng chế cho cơ quan quản lý đối với việc thực thi các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết BVMT;
+ Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong BVMT;
+ Đẩy mạnh hoạt động thông tin, cung cấp thông tin, công khai thông tin và báo cáo về môi trường;
+ Hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;
+ Tăng cường đầu tư tài chính, xây dựng nguồn lực đủ mạnh cho BVMT;
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng và đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT.
63
C. THẢO LUẬN NHÓM