Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước

1.1.4.1. Yếu tố chủ quan

a. Trình độ, đạo đức cán bộ kiểm soát chi

Kho bạc Nhà nước cần có đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn và hiểu rõ về quy trình kiểm soát chi. Nhân viên phải tuân thủ các quy tắc đạo đức và chuẩn mực cao trong việc quản lý tài chính công.

Trong quá trình kiểm soát cần có sự phối hợp giữa các bên, sự phối hợp càng tốt thì sẽ giảm thiểu được các thủ tục hành chính, giảm được thời gian.

Bên cạnh đó là chất lượng hoạt động cũng được cải thiện. Hiện nay, các quy định, các tiêu chuẩn và định mức... chi thường xuyên được thay đổi. Các công chức KBNN cũng như cán bộ các bên liên quan cũng cần phải phối hợp chặt để kiểm soát chất lượng và thời gian thực hiện được tốt hơn. Sự phối hợp này cũng giúp các bên phát hiện được các sai phạm có thể lợi dụng để gây thất thoát NSNN. Qua phối hợp có thể phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

b. Quy trình thủ tục kiểm soát chi

Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động kiểm soát chi. Với cơ cấu tổ chức càng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc luôn là mục tiêu hướng tới của mọi hành chính công. Với việc phân cấp kiểm soát rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm đối với từng đối tượng để từ đó

nâng cao được trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện. Bởi vậy việc xây dựng quy trình chặt chẽ là yêu cầu cấp bách, quy trình cũng thường xuyên xem xét và có những sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với tình hình thực tế, không gây phiền hà cũng như mất thời gian công sức của các bên tham gia.

c. Trang thiết bị cơ sở vật chất- kỹ thuật

Công nghệ thông tin cho phép mạng lưới kết nối giữa Kho bạc Nhà nước và các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước. Điều này tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin và dữ liệu tài chính một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp cải thiện khả năng kiểm soát chi và hạn chế sự gian lận.

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính ngày càng sâu rộng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như giảm được thời gian và công sức của các bên liên quan. Đối với ngành kho bạc, việc áp dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển những việc áp dụng công nghệ cũng đòi hỏi một sự đồng bộ nhất định đó là: sử hiểu biết và sử dụng thông thạo công nghệ thông tin, sự ổn định cũng như hiện đại của công nghệ. Trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng như con người vận hành tốt những công nghệ đó sẽ làm quá trình quản lý được hiệu quả hơn. Đối với các vùng sâu vùng xa, nơi mà điều kiện đi lại có nhiều khó khăn nên càng phải áp dụng nhiều công nghệ. Bên cạnh đó, các cán bộ kho bạc cũng mất nhiều thời gian để tập huấn, hướng dẫn những đối tượng giao dịch hành chính có thể áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quá trình làm việc của mình. Trong quản lý, công nghệ sẽ giúp phân loại tốt hơn, giảm thời gian và cảnh báo sớm những nguy hại có thể xảy ra.

d. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Việc quản lý như nào và quản lý ra sao là rất quan trọng, nó góp phần vào việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước đối với việc sử dụng NSNN nói chung và trong các mục tiêu cụ thể nói riêng. Chính sách tốt giúp quản lý được hiệu quả và ngược lại nhưng trước hết đó là đảm bảo tính công khai minh bạch.

Để đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN đúng các quy định của nhà nước, chính vì vậy nhà nước đã yêu cầu việc công khai minh bạch nhất là các khoản

có sử dụng NSNN. Với việc công khai minh bạch sẽ giúp nhân dân phát hiện các sai phạm của các đơn vị HCSN, sớm báo cho cơ quan chức năng biết và kịp thời xử lý.

Cũng nhờ công khai minh bạch, các thủ tục giấy tờ, quy trình thực hiện đã được công bố rộng rãi, các đơn vị HCSN có thể dễ dàng tìm hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà nước.

Việc quản lý như nào và quản lý ra sao là rất quan trọng, nó góp phần vào việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước đối với việc sử dụng NSNN nói chung và trong các mục tiêu cụ thể nói riêng. Chính sách tốt giúp quản lý được hiệu quả và ngược lại nhưng trước hết đó là đảm bảo tính công khai minh bạch.

Để đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN đúng các quy định của nhà nước, chính vì vậy nhà nước đã yêu cầu việc công khai minh bạch nhất là các khoản có sử dụng NSNN. Với việc công khai minh bạch sẽ giúp nhân dân phát hiện các sai phạm của các đơn vị HCSN, sớm báo cho cơ quan chức năng biết và kịp thời xử lý.

Cũng nhờ công khai minh bạch, các thủ tục giấy tờ, quy trình thực hiện đã được công bố rộng rãi, các đơn vị HCSN có thể dễ dàng tìm hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà nước.

Kiểm soát chi cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN. Đồng thời, phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách KTXH...

1.1.4.2. Yếu tố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Tình hình tài chính của địa phương gặp khó khăn tài chính, ví dụ như có nợ quá mức, thu ngân sách không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, điều này có thể tạo áp lực lên Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát chi. Kho bạc Nhà

nước cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính.

Mức độ phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nếu địa phương có nền kinh tế mạnh, thu ngân sách cao, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát chi. Tuy nhiên, trong các địa phương kinh tế yếu, việc kiểm soát chi tiêu cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo sự bền vững và hạn chế lãng phí.

Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công của địa phương có ảnh hưởng đến chi tiêu ngân sách Nhà nước thông tại Kho bạc Nhà nước. Nếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ công không được đầu tư đúng mức, có thể làm tăng chi phí duy trì và sửa chữa, gây áp lực lên ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước cần đảm bảo rằng các khoản chi tiêu được phân bổ một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cơ bản của địa phương.

b. Cơ chế chính sách của nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Với chức năng quan trọng đó, trong nhiều năm qua, chi ngân sách nhà nước đã từng bước được hoàn thiện theo hướng phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Do vậy tùy từng giai đoạn cụ thể mà nhà nước sẽ quyết định định mức chi và phân bổ ngân sách nhà nước cho từng chương trình mục tiêu cụ thể.

c. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có ảnh hưởng quan trọng đến kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước. Dưới đây là một số cách mà sự phối hợp này có thể ảnh hưởng:

Chia sẻ thông tin và tương tác liên tục: Sự phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chức năng, như cơ quan quản lý tài chính địa phương, cơ

quan quản lý ngân sách, và cơ quan kiểm toán, đòi hỏi việc chia sẻ thông tin định kỳ và tương tác liên tục. Việc này giúp cơ quan chức năng có cái nhìn toàn diện về ngân sách và tiến hành kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.

Quy trình kiểm soát và giám sát: Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cần thiết để xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát chi tiêu. Các cơ quan quản lý ngân sách có trách nhiệm đưa ra các quy định và quy trình để đảm bảo việc sử dụng ngân sách theo đúng quy định và tiết kiệm. Các cơ quan kiểm toán đảm bảo tính minh bạch và chính xác của quá trình kiểm soát và sử dụng ngân sách.

Hướng dẫn và đào tạo: Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cần cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên Kho bạc Nhà nước và cơ quan liên quan để nâng cao năng lực và hiểu biết về quy trình kiểm soát chi tiêu. Điều này giúp đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện kiểm soát và quản lý ngân sách một cách hiệu quả.

Đối tác liên quan và công chúng: Sự phối hợp với các đối tác liên quan, như các cơ quan hành pháp, cơ quan giám sát, và công chúng, cũng rất quan trọng để tăng cường kiểm soát chi tiêu. Các cơ quan hành pháp có thể hỗ trợ trong việc xử lý vi phạm tài chính và thực hiện biện pháp phòng ngừa.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)