Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Sơn
3.2.1. Thực trạng vận dụng nguyên tắc kiểm soát thanh toán chi thường xuyên tại KBNN huyện Bắc Sơn
Thực hiện nhiệm vụ KSC thường xuyên trên địa bàn huyện Bắc Sơn giai đoạn 2020-2022, Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Sơn căn cứ vào 2 hệ thống văn bản: Hệ thống văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài chính áp dụng chung cho các đơn vị sử dụng NSNN; hệ thống văn bản HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn cùng HĐND và UBND huyện Bắc Sơn áp dụng cho các đơn vị sử dụng ngân sách địa phương trên địa bàn huyện. Đó là: Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 (nay là Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017); Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (nay là Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018);
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.Trên cơ sở các văn bản Luật được Quốc hội ban hành; Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đã kịp thời ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, Thông tư, hướng dẫn chi tiết hóa các chế độ chính sách; tạo thành cơ sở pháp lý hoàn thiện cho các cơ quan đơn vị có căn cứ thực hiện, cụ thể: Các văn bản hướng dẫn Luật: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN (nay là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của NSNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (nay là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)…
Về cơ chế tài chính đối với cơ quan Hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục được đổi mới theo hướng tập trung trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan Hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cụ thể: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nay là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP...
Các định mức, tiêu chuẩn của nhà nước như: Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức viên chức Nhà nước; Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập (nay là Quyết định số 50/2017/QĐ- TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mứcsử dụng máy móc, thiết bị có hiệu lực từ ngày 01/01/2018); Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập… Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (nay là Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017)...
Về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước : Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2020, Thông tư này thay thế Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT- BTC; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT- BTC; Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC và bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư
số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Nghị quyết số 58/2017/NQ- HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết đinh Số:
14/2018/QĐ-UBND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ngày 30 tháng 1 năm 2018.
Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
Nghị quyết Số: 18/2021/NQ-HĐND Ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, ngày 9 tháng 12 năm 2021.
Về cơ chế KSC, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 01/10/2012 Quy định chế độ quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước thay thế Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003;
Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC; Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 quy định về quản lý thu, chi tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước (nay là Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/04/2017)…
Một số lĩnh vực chi có tính đặc thù, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành các Thông tư hướng dẫn, như Thông tư số 27/TTLT-BTC-BKHCN ngày 31/12/2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
và công nghệ quy định về khoán chi thực hiện nhiệm vụ về khoa học và công nghệ sử dụng NSNN; Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ NSNN để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Thông tư số 369/2017/TT-BTC ngày 11/4/2017 Hướng dẫn thực hiện cấp kinh phí thường xuyên từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chi quốc phòng của Bộ Quốc phòng có hiệu lực từ ngày 26/5/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017 (thay thế Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004); Thông tư số 55/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 Quy định chi tiết về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội có hiệu lực từ ngày 6/7/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017 (thay thế Thông tư liên tịch số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004),…
nhằm đảm bảo việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi tại Kho bạc Nhà nước được chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN ở các cấp.