Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói riêng,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương, các chính sách của tỉnh đối với quản lý chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Bắc Sơn cung cấp.
Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Sơn về kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn huyện qua các năm 2020-2022.
Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Lạng Sơn và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá tình hình Kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN huyện Bắc Sơn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi:
a. Xác định mục đích và đối tượng điều tra:
Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng Kiểm soát chi thường xuyên tại huyện Bắc Sơn.
Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm:
Nhóm 01 là Công chức KBNN đang trực tiếp tham gia kiểm soát tại KBNN đối với chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NS.
Nhóm 02 là Các kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN huyện Bắc Sơn.
b. Xác định nội dung điều tra
Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể:
- Phần I. Thông tin cá nhân của đối tượng được điều tra.
- Phần II. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết, xoay quanh những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN huyện Bắc Sơn.
Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1 và phụ lục 2, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.
c. Xác định cỡ mẫu
Do số lượng mẫu không lớn, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ.
- Đối tượng 1: Công chức KBNN huyện Bắc Sơn: Có 9 người liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên gồm: 2 lãnh đạo, 1 kế toán trưởng, 6 kiểm soát chi. Tác giả tiến hành điều tra 9 công chức trên.
- Đối tượng 2: Công chức và viên chức là kế toán đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN huyện Bắc Sơn: 122 đơn vị thực hiện chi thường xuyên tại KBNN huyện Bắc Sơn, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ.
d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau:
- Đối tượng 1: Công chức KBNN huyện Bắc Sơn tác giả điều tra trực tiếp.
- Đối tượng 2: Công chức và viên chức là kế toán đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN huyện Bắc Sơn, tác giả gửi phiếu qua Email đơn vị, số Email gửi đi 122, kết quả thu hồi 115 phản hồi từ 115 đơn vị (kết quả trên đảm bảo tính tin cậy của thông tin thu thập được).
e. Thang đo bảng câu hỏi
Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:
Điểm Khoảng Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Nội dung kiểm soát được đánh giá ở mức kém 2 1,80 - 2,59 Nội dung kiểm soát được đánh giá ở mức yếu
3 2,60 - 3,39 Nội dung kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình 4 3,40 - 4,19 Nội dung kiểm soát lý được đánh giá ở mức tốt 5 4,20 - 5,00 Nội dung kiểm soát được đánh giá ở mức rất tốt
- Thời gian điều tra: Tháng 12 năm 2022.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin 2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được phân tích theo dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó. Đây là phương pháp thống kê, được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô. Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những yếu tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế, diễn biến kinh tế…
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập thông tin sẽ được phân tổ theo các tiêu chí đã được xây dựng. Phương pháp phân tổ thống kê sẽ cho biết thực trạng và từ đó có những nhận định chính xác nhất đối với tình hình thực hiện Kiểm soát chi thường xuyên tại huyện Bắc Sơn.
2.2.2.2. Phương pháp bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê. Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bắc Sơn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Sau khi tổng hợp số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm.
Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về công tác Kiểm soát chi thường xuyên cấp huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020- 2022. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về công tác Kiểm soát chi thường xuyên cấp huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích chất lượng cán bộ, công chức, chất lượng đào tạo. Thực hiện thông qua sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu.
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập đư ợc ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại KBNN huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2020-2022. Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.