Nội dung nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức tại bệnh viện và nâng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 22 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN

1.1. Cở sở lý luận về chất lượng viên chức tại bệnh viện

1.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức tại bệnh viện và nâng

1.1.3.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính và khó định lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được. Dưới mỗi cách tiếp cận khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau.

Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, một sự việc. Đây là cách đánh giá một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc lập của nó.

Theo một cách hiểu khác thì chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách

quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, có thể hiểu chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân (khách hàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính. Tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ công chức cũng đa dạng, có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của người dân.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của những người công chức theo những tiêu chí nhất định đối với từng ngành nghề riêng biệt. Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cần nói tới chất lượng của mỗi công chức vì mỗi công chức là một phần, một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức. Chất lượng công chức là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực, luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Trong thời kỳ phát triển công nghệ số với các thành quả của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu chất lượng đối với công chức ngày càng cao, đòi hỏi người công chức không những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn công chức mà còn phải gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, có tinh thần kỷ luật rất cao, có tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh

hoạt, đồng thời luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngoài những yếu tố nêu trên còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam và nữ, giữa công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy quan niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải được đạt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng cán bộ, công chức với chất lượng của cả đội ngũ. Bên cạnh đó cũng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ khi nào hai mặt này có quan hệ hài hòa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ, công chức, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi cán bộ, công chức cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại khá nhiều định nghĩa về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. UNESCO sử dụng khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp thì cho rằng: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ và sự phát triển của đất nước. Còn theo LIO, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thõa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Mặc dù có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau, song có một quan điểm chung nhất của tất cả các định nghĩa là đều coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình nâng cao con người về mọi mặt để tham gia vào quá trình phát triển một cách có hiệu quả. Tóm lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức là quá trình biến đổi về thể lực, trí lực, tâm lực của con người nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.

1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức

* Đánh giá về thể lực

Nâng cao thể lực chính là nâng cao sức khỏe, trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của nguồn nhân lực. Không có sức khỏe thì bất cứ ai cũng khó có thể hoàn thành được công việc. Sức khỏe không chỉ biểu hiện chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc.

Thể lực tốt thể hiện nhanh nhẹn tháo vát, bền bỉ trong công việc, thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Bởi vậy thể lực là mục đích của sự phát triển. Thể lực của nguồn nhân lực được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO ( 2006) : “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay thương tật”.

Nâng cao thể lực chính là nâng cao hiện trạng thể lục của cán bộ, viên chức nhằm mục đích tạo ra thể lực của cán bộ, viên chức, tạo ra. Một người có kiến thức, có năng lực được đào tạo cơ bản, có nhiệt tình tâm huyết với công việc, có sự tín nhiệm của mọi người nhưng quanh năm đau ốm, như vậy thì không thể đảm đương được công việc được giao. Hơn nữa, bệnh viện đa khoa thực hiện khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đồng thời tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công. Bởi thế sự phát triển bình thường về thể

chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CBCCVC

Tiêu chí về sức khoẻ:

Thể hiện thông qua một số tiêu chí thuộc về thể lực, thể chất của mỗi VC như: Sức khoẻ (thể chất, tâm lý), độ tuổi, thâm niên công tác,…

Những tiêu chuẩn này đã được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 (Hoàng Mai Anh, 2010).

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản là thể lực và trí lực. Thể lực được đánh giá thông qua sức mạnh cơ bắp, còn trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn, linh hoạt trong phản ứng, trong giải quyết công việc. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt động thực tiễn được. Một người có kiến thức, có năng lực được đào tạo cơ bản, có nhiệt tình tâm huyết với công việc, có sự tín nhiệm của mọi người nhưng quanh năm đau ốm, như vậy thì không thể đảm đương được công việc được giao. Hơn nữa, bệnh viện đa khoa công lập thực hiện khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đồng thời tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công. Bởi thế sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ VC.

* Đánh giá về trí lực

Nâng cao trí lực chính là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động.

Trình độ học vấn: Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ học vấn cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào thực tiễn, ngoài ra còn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, từ đó tạo ra môi trường làm việc tốt cho nguồn nhân lực.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường. Do đó, trình độ chuyên môn nguồn nhân lực được đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ cao đẳng, tỷ lệ cán bộ đại học, tỷ lệ cán bộ trên đại học.Trình độ càng cao càng thể hiện trình độ về chuyên môn tốt, khám, chữa bệnh cho bệnh nhân hiệu quả.

Kinh nghiệm làm việc: là thể hiện sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc, có thể gọi đó là thâm niên. Người nhiều kinh nghiệm có thể giải quyết công việc nhanh chóng và thuần thục. Kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý công việc tạo thành sự lành nghề trong công việc.

Tất cả các yếu tố thuộc về trí lực là tài sản vô giá của tổ chức mà con người là đối tượng sở hữu. Nâng cao trí lực con người hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức mà trong đó các nhà quản trị là quan trọng nhất

Trình độ của đội ngũ viên chức

Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, được thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉ mà cá nhân đó nhận được thông qua quá trình học tập trong hệ thống giáo dục và được nhà nước thừa nhận. Ở Việt Nam và nhiều nơi trên trên thế giới, người có bằng cấp cao, tức là trình độ cao, thường sẽ được hưởng chế độ tiền lương, thưởng, được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế có không ít trường hợp mặc dù có những người chỉ được trải qua các khóa học, khóa đào tạo với bằng cấp, chứng chỉ thấp nhưng nhờ quá trình tự học, tự rút kinh nghiệm họ vẫn có năng lực làm việc tốt nhờ vốn kiến thức sâu rộng. Trình độ của đội ngũ VC là mức độ đạt được về bằng cấp và mức thành thạo ở lĩnh vực thực thi công vụ.

Căn cứ vào đặc thù hoạt động và phạm vi lĩnh vực, đội ngũ VC cần có các loại trình độ sau:

- Trình độ học vấn là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức

phổ thông, bao gồm các mức: Tiểu học, THCS và THPT. Đây là hệ thống kiến thức phổ thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt động của con người. Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định đến toàn bộ năng lực và hiệu quả làm việc nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng, đồng thời cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của VC.

Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng của người VC trong hoạt động công tác như: hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên; làm hạn chế khả năng phổ biến những chủ trương, chính sách đó cho nhân dân; làm hạn chế năng lực tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng…

- Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành nghề nào đó. Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của người VC đặc biệt là VC những người thực hiện một công vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

- Trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt được trong hệ thống những kiến thức lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồm các kiến thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị… Hệ thống kiến thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quan điểm của Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó giúp cho mỗi cán bộ, viên chức, viên chức có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được trong hệ thống tri thức về lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhà nước, pháp luật, nguyên tắc, công cụ… quản lý nhà nước. Hệ thống kiến thức này giúp người VC hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thế nào, cụ thể là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụ quản lý, kỹ năng và phương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành

của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thi công việc đúng pháp luật và có hiệu quả.

- Trình độ tin học, ngoại ngữ là mức độ đạt được về những kiến thức, những kỹ năng trong lĩnh vực tin học, ngoại ngữ. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học, ngoại ngữ đối với VC làm trong bệnh viện đa khoa công lập nói riêng lại càng trở nên cấp thiết. Bởi mọi công việc từ việc quản lý hồ sơ, văn bản đến việc giải quyết công việc, sử dụng máy móc kỹ thuật cho thăm khám và chữa bệnh đều thông qua hệ thống máy tính và mạng internet. Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt công việc cho VC. Những kiến thức tin học mà VC cần nhất hiện nay đó là tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word, Excel); những kiến thức về máy móc chuẩn đoán hình ảnh,… Kiến thức ngoại ngữ giúp cho VC cập nhật những kiến thức chuyên môn, những phát triển ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh trên thế giới.

Mặt khác, độ tuổi hay thâm niên công tác cũng biểu hiện phần nào chất lượng của VC làm việc trong bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố.

Thông thường tuổi càng cao, thâm niên công tác càng lâu thì kinh nghiệm của VC càng nhiều, dày dạn, họ đã tích luỹ được nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng, phương pháp để giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, độ tuổi cũng chỉ là một tiêu chí phản ánh chất lượng VC một cách tương đối. Một số những người trẻ tuổi họ cũng rất ham hiểu biết, trình độ, năng lực của họ khá cao mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy cần phải nắm được những đặc điểm này để sử dụng cán bộ, viên chức cho phù hợp với từng vị trí và năng lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ quan, tổ chức.

- Tiêu chí về kinh nghiệm nghề nghiệp Kinh nghiệm nghề nghiệp là

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 22 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)