CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là những dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau:
- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.
- Thông tin được công bố chính thức như các Nghị định, Thông tư của Chính phủ, Bộ Y tế, tài liệu của Sở Y Tế Thái Nguyên.
- Số liệu do một số bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cung cấp.
- Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.
2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:
a. Đối tượng điều tra khảo sát
Căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của các bệnh viện và các chi phí khi tiến hành điều tra như chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại..., tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
Chọn mẫu số viên chức của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn cụ thể bệnh viện là 264 viên chức trong năm 2023. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức SLovin sau:
n = N
1+N x e2 Trong đó:
n: Quy mô mẫu mong muốn N: Tổng thể mẫu
e: sai số %
Đối tượng tham gia điều tra khảo sát là viên chức đang làm việc tại các bệnh viện công trên địa bàn Thái Nguyên cụ thể như sau:
Bảng 2.1.Số lượng viên chức tham gia điều tra
STT Đơn vị trực thuộc
Tổng số viên chức
Số lượng cán bộ nhân
viên tham gia điều tra
(người)
Tổng số bệnh nhân khám bệnh
Số lượng bệnh nhân
tham gia điều tra
(người)
Tổng số 2.517 265 565.351 132
1 Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên 1.274 93 261.495 44
3 Bệnh viện A Thái
Nguyên 511 88 211.230 44
5 Bệnh viện Gang Thép
Thái Nguyên 732 84 92.626 44
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) b. Thiết kế phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra đối với đội ngũ viên chức (Phụ lục 01) Mẫu phiếu điều tra được thiết kế với bố cục 2 phần:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ học vấn, thâm niên công tác của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.
Phần 2: Thực trạng chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phần này tìm hiểu về những vấn đề như:
- Chỉ tiêu về sức khỏe, chiều cao, cân nặng của viên chức.
- Chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của viên chức.
- Chỉ tiêu về thái độ làm việc, tâm lý làm việc của viên chức.
- Chỉ tiêu về mức độ hoàn thành công việc, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Mẫu phiếu điều tra đối với bệnh nhân (Phụ lục 02) Mẫu phiếu điều tra được thiết kế với bố cục 2 phần:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ trình độ học vấn, thâm niên công tác của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.
Phần 2: Thực trạng chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phần này tìm hiểu về những vấn đề như:
- Thái độ phục vụ của đội ngũ viên chức - Kỹ năng ứng xử, chuyên môn của ĐNVC c. Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra
- Đối với CBVC tại các bệnh viện: tác giả phát ra 265 phiếu; thu về 265 phiếu; số phiếu hợp lệ là 265 phiếu, chiếm tỉ lệ 100% trên tổng số phiếu phát ra.
- Đối với bệnh nhận: tác giả phát ra 132 phiếu; thu về 130 phiếu; số phiếu hợp lệ là 130 phiếu, chiếm tỉ lệ 98,5% trên tổng số phiếu phát ra.
* Thời gian phát phiếu điều tra: quý I/2023 (1/1/2023-31/3/2023)
* Thời gian xử lí số liệu: tháng 4/2023
* Cách thức:
- Đối với CBVC tại các bệnh viện: phát trực tiếp và gửi qua Gmail - Đối với bệnh nhân: phát trực tiếp
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình
thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cụ thể sau khi gán cho các ý kiến trên thang điểm trên sẽ tính điểm số trung bình với thang đo cụ thể như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
5 4,21 - 5,00 Rất tốt
4 3,41 - 4.20 Tốt
3 2,61 - 3,40 Trung bình
2 1,81 - 2,60 Không tốt
1 1.00 - 1,80 Rất không tốt
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp, tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin dưới hình thức bảng, biểu.
2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả a. Phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:
- Phân tổ phân loại: Số lượng viên chức theo giới tính, theo trình độ, theo địa bàn hoạt động.
- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức thay đổi qua các năm.
b. Bảng thống kê
Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá thực trạng chất lượng viên chức bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
c. Đồ thị thống kê
Có hai loại đồ thị được sử dụng trong luận án này là đồ thị hình tròn và đồ thị hình cột .
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.