Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng viên chức tại bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.3.2 Các yếu tố bên ngoài tổ chức

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế

Ngày 17 tháng 7 năm 2020, Bộ Y tế ra Quyết định số 2992/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh

giai đoạn 2020 – 2025 đã nêu rõ mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực khám bệnh, chữa bệnh đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, theo hướng tối ưu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Cụ thể quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2020-2025 như sau:

Một là, phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh theo tinh thần Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” và theo quan điểm chung phát triển nhân lực y tế Việt Nam trong Quyết định 816/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2020-2030”;

Hai là, phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập và yếu kém để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho việc phát triển hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân;

Ba là, phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, tính khả thi và sự phù hợp giữa các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam. Điều chỉnh dần những mất cân đối trong phân bố nhân lực giữa các vùng kinh tế, các khu vực thành thị và nông thôn, các chuyên ngành, ưu tiên tăng cường nhân lực khám bệnh, chữa bệnh cho tuyến huyện, xã, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm ngày càng công bằng hơn trong cung cấp các dịch vụ Khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân;

Bốn là, giáo dục y đức luôn được chú trọng và thực hiện song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời với phát triển năng lực nghiên cứu khoa học y học, rút ngắn khoảng cách trình độ công nghệ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh với các nước phát triển trong khu vực và thế giới;

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực về tài chính và tiếp thu công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam trong phát triển và phân bố nguồn nhân lực khám bệnh, chữa bệnh.

Có thể nói, các chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, Nhà nước là nhân tố rất quan trọng có tác động tích cực đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế nói chung, trong đó có có viên chức, người lao động và đặc biệt là viên chức của các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Đây là định hướng đúng đắn mà các bệnh viện công lập trên địa bàn cần đi theo để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh tại các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Trình độ phát triển của giáo dục, đào tạo

Hệ thống giáo dục của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đào tạo thêm nhiều chuyên ngành mới về y tế, tạo điều kiện cho các Bệnh viện nói chung và các Bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố nói riêng có nhiều cơ hội để tuyển dụng được nguồn nhân lực y tế phù hợp với nhu cầu sử dụng trong hiện tại và tương lai của Bệnh viện

Cùng với đó, hệ thống giáo dục mở rộng giúp cho việc cử cán bộ đi đào tạo cũng thuận tiện hơn, hiện nay đã xuất hiện các lớp, khóa đào tạo vào Thứ 7, Chủ nhật, điều này tạo điều kiện cho cán bộ tại các Bệnh viện có thể vẫn tham gia chuyên môn tại các Bệnh viện và vẫn hoàn thành tốt khóa học. Điều này giúp các Bệnh viện giảm được chi phí đào tạo, đồng thời tạo điều kiện và động lực cho các y, bác sĩ trong việc học tập, nâng cao trình độ.

Trình độ phát triển giáo dục ảnh hưởng đến nguồn cung về nhân sự trình độ cao cho ngành Y tế nói chung và cụ thể các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng. Đây chính là cơ hội để có thể tuyển dụng cán bộ mới, tăng cường chuyên môn hơn cho đối tượng là viên chức

- Sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế

Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.

Sau hơn 20 năm thực hiện, trong lĩnh vực y tế nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng bỏ vốn hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng bệnh viện, phòng khám. Đến nay, các cơ sở y tế tư nhân đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, không chỉ có sự cạnh tranh dịch vụ với khu vực khám chữa bệnh tư nhân mà các Bệnh viện đa khoa còn phải cạnh tranh về chất lượng nguồn cán bộ viên chứ trong ngành y tế. Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của các Bệnh viện phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng cán bộ viên chứ trong ngành y tế. Do đó muốn giữ gìn, duy trì, phát triển cán bộ viên chứ trong ngành y tế của mình thì luôn luôn phải cải tiến các chính sách nhân sự cho thật là hợp lý, đúng đắn, tạo cơ hội thăng tiến công bằng, có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân sự phù hợp để không dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực y tế bỏ đi sang làm việc cho các cơ sở y tế khác, gây nên tình trạng chảy máu chất xám và làm giảm hiệu quả hoạt động của các Bệnh viện

Trên địa bàn thành phố hiện nay không những có những bệnh viện công mà còn rất nhiều những bệnh viện tư nhân, phòng khám chuyên sâu,.. đây chính là những đối thủ cạnh tranh chính về chất lượng, dịch vụ mà cũng là đối thủ trong việc thu hút những nhân sự trình độ cao. Sự xuất hiện của nhiều bệnh viện vừa là cơ hội để bản thân các viên chức phải tự nâng cao chất lượng của chính mình cũng là thách thức là nếu không tự nâng cao sẽ bị đào thải theo nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)