Định hướng phát triển của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.1. Định hướng phát triển chung của ngành y tế và thành phố Thái Nguyên 83 1. Định hướng phát triển chung của ngành y tế

4.1.2. Định hướng phát triển của thành phố Thái Nguyên

UBND TP Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2266/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 8 năm 2022 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Y

tế Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau: Xây dựng bệnh viện A trở thành bệnh viện đa khoa hạng I có cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý đạt trình độ cao trong khu vực và ngang tầm quốc gia.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:

* Về quy mô giường bệnh:

Phát triển quy mô giường bệnh tăng 3% hàng năm chia 2 giai đoạn.

Trong đó, Bệnh viện TW Thái Nguyên đạt 1.200 giường vào năm 2025 và 1.400 giường vào năm 2030 và Bệnh viện A đạt 820 giường năm 2025 và 950 giường năm 2030; Bệnh viện Gang Thép đạt 550 giường năm 2025 và 650 giường năm 2030.

- Về tổ chức bộ máy nhân lực:

Cần hoàn thiện bộ máy tổ chức của các bệnh viện tuyến tỉnh và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn.. Tỷ lệ trung bình nhân viên/giường bệnh là 1,0. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ là 2,5/1. Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ TS và CKII, nâng tỷ lệ TS và CKII trong số cán bộ sau đại học từ 16% vào năm 2024, 20 % vào năm 2027, khoảng 25% vào năm 2030. Tăng tỷ lệ bác sĩ được đào tạo có trình độ sau đại học cho tất cả các tuyến. Nâng tỷ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ từ 1,21% năm 2024 lên đến 5%

năm 2027. Trình độ thạc sĩ từ 14,61% năm 2024 lên đến 20% năm 2027.

Trình độ đại học từ 27.8% năm 2024 lên 30% vào năm 2025, trình độ cao đẳng 11.93% năm 2024 lên đến 16% năm 2025.

- Các mặt khác:

Hoàn thiện xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa bệnh viện ngang tầm trong cả nước.

Tại Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn 2025-2030, hướng tới phát triển nhân lực đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu và bố trí hợp lý để góp phần

nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại cộng đồng đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Phấn đấu 100% nhân viên thực hiện tốt kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức; nâng cao năng lực quản lý điều hành và bảo đảm các chế độ, chính sách, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ hợp lý.

4.1.2.2. Quan điểm nâng cao chất lượng - Ưu tiên hàng đầu:

Xây dựng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức mới. Đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố, đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo (thầy thuốc) nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong bệnh viện vô cùng quan trọng.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố phải xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo đánh giá chất lượng đội ngũ ĐNVC. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.

Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố phải xuất phát từ chiến lược phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe của tỉnh, chất lượng của đội ngũ ĐNVC trong bệnh viện cấp tỉnh đáp ứng được với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố phải trên cơ sở yêu cầu của công việc. Vì ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố là một loại lao động đặc biệt, lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại, là loại lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường. Nâng cao chất lượng của đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố có nghĩa là đảm bảo cho đội ngũ đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố có được những hiểu biết, kỹ năng và năng lực để thực hiện được công việc.

- Ổn định, kế thừa:

Nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố là yếu tố đòi hỏi tất yếu khách quan đang được cả xã hội quan tâm. Những kết quả về mặt chất lượng của đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố đã đạt được trong những năm vừa qua tại thành phố Thái Nguyên như kỹ năng, phương pháp làm việc, hiệu quả thực thi công vụ... Bên cạnh đó cần phải thẳng thắn nhìn ra những tồn tại những khiếm khuyết trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố do việc tuyển dụng còn yếu kém, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đánh giá đúng nhu cầu cần bồi dưỡng,... Đó chính là những vật cản vô hình trong nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố. Vì vậy, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố cần kế thừa những ưu điểm, hạn chế khuyến điểm

trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố.

-Tinh gọn, tiết kiệm:

Lãnh đạo các bệnh viện cần xác định các mục tiêu hoạt động một cách cụ thể. Bên cạnh các mục tiêu do cơ quan cấp trên chỉ đạo, lãnh đạo bệnh viện cấp tỉnh phải xác định mục tiêu công việc cho đơn vị mình phù hợp với chiến lược phát triển ngành, địa phương. Chính vì thế, cần phải tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ ĐNVC trong các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố phải tinh gọn, tiết kiệm. Để đội ngũ ĐNVC các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố tinh gọn, tiết kiệm cần:

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực kiểm soát của nhà nước theo hướng giảm thiểu sự kiểm soát phi hiệu quả và không cần thiết, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò quản lý của nhà nước.

Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các hồ sơ công việc của tổ chức và công dân, các loại giấy tờ trong hồ sơ của tổ chức và công dân có nội dung cần thẩm định thì đều phải được mẫu hoá thống nhất trong cả nước, để người dân biết rõ những công việc cần làm khi làm thủ tục kiểm tra, chữa bệnh...

Thứ hai, cần xây dựng cơ chế có hiệu quả để kiểm tra việc đội ngũ ĐNVC các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Xử lý thật nghiêm người có các biểu hiện nhũng nhiễu, hách dịch trong quan hệ với dân; khen thưởng kịp thời những người có thành tích tốt trong công tác.

Thứ ba, trong vấn đề phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các ngành cần triệt để tuân theo nguyên tắc chuyên môn hoá và lợi thế so sánh.

Cấp, ngành nào có lợi thế hơn về trong việc quản lý những công việc nào thì kiên quyết và mạnh dạn trao cho cấp đó làm. Tiếp tục phân cấp cho cơ sở trong tất cả các lĩnh vực trong việc giải quyết các công việc sự vụ cụ thể…

Thứ tư, thực hiện phân cấp, phân quyền giữa bệnh viện TƯ, Bệnh viện

tỉnh, bệnh viện cấp huyện, và giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước, để từ đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính mỗi cấp cho hợp lý, tương ứng với sự phân cấp.

Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sự nghiệp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ công trên cơ sở tách biệt giữa chức năng, tổ chức bộ máy QLNN với chức năng và tổ chức bộ máy sự nghiệp, dịch vụ công. Từ đó, thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc của mỗi cơ quan, đơn vị.

Thứ sáu, rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính các bệnh viện, các cấp thông qua cơ chế thẩm định và quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)