Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ viên chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN

1.1. Cở sở lý luận về chất lượng viên chức tại bệnh viện

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ viên chức

- Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ VC:

Đối với các đơn vị, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ là một trong những vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển nói chung của tổ chức. Trong đó, tự đào tạo, bồi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, nếu đội ngũ VC có ý thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ sẽ nâng cao năng lực cũng như chất lượng. Nếu đội ngũ VC thụ động, trông chờ ỷ lại vào các đợt bồi dưỡng, đào tạo đơn vị thì sẽ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ không đáp ứng yêu cầu công việc khi mỗi ngày yêu cầu công việc ngày càng cao để đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

- Môi trường và điều kiện làm việc

Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực làm việc của mỗi cá

nhân, viên chức, người lao động (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài).

Môi trường làm việc đối với cán bộ, viên chức, người lao động (môi trường bên trong) bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên…

trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển của viên chức, người lao động cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Một môi trường làm việc lý tưởng và điều kiện làm việc được đảm bảo sẽ đem đến cho người lao động tâm lý thoải mái, phấn chấn khi làm việc. Điều kiện làm việc càng tốt, môi trường làm việc thân thiện, thoải mái sẽ khiến cho mỗi viên chức, người lao động càng muốn gắn bó với tổ chức và thực hiện tốt công việc.

1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực Nhà nước có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động của tổ chức cũng như sự phát triển nguồn nhân lực theo nhiều hướng khác nhau. Nếu Nhà nước có chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển đội ngũ VC thì sẽ tác động tốt, tạo ra các cơ hội để phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Sự ổn định về chính trị và tính nhất quán về quan điểm chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ VC được thực hiện một cách suôn sẻ.

Nhà nước ban hành các quy định về việc làm, lao động, tiền lương...

tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý, đội ngũ nhân viên và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của họ. Mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế sẽ tạo ra môi trường giúp người lao động được giao lưu rộng rãi hơn, trao đổi và học hỏi được nhiều hơn về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý. Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước

ngoài để mở rộng quy mô phát triển sản xuất giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại giúp trình độ, năng lực của đội ngũ VC từng bước được nâng lên.

Tóm lại, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp, tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động mở rộng giao lưu trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, đạo đức, lối sống và kinh nghiệm quản lý, từ đó sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung.

- Trình độ phát triển của giáo dục, đào tạo

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực sáng tạo, họ có được những yếu tố này thông qua giáo dục, đào tạo và qua quá trình tích lũy kinh nghiệm trong khi thực hiện công việc. Và việc tích lũy kinh nghiệm cũng cần dựa trên một nền tảng giáo dục, đào tạo cơ bản tại các cơ sở đào tạo. Có thể thấy trình độ phát triển của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Khi chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng….được nâng cao, lý luận gắn kết với thực tiễn thì cũng có nghĩa là các tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được đội ngũ ứng viên có trình độ chuyên môn tốt, có chất lượng giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí đào tạo lại.

- Sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế

Hiện nay, hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát triển, họ chỉ tập trung kinh doanh một số lĩnh vực chính nhưng họ đưa yếu tố phục vụ nhanh và phục vụ ngoài giờ, chăm sóc người bệnh toàn diện lên hàng đầu nên thu hút được một lượng không nhỏ người bệnh có điều kiện khá giả hoặc những người đi làm không có thời gian đi khám trong giờ hành chính tại Bệnh viện. Tuy nhiên, không chỉ có sự cạnh tranh về dịch vụ, khách hàng với khu vực khám chữa

bệnh tư nhân mà cơ sở y tế công lập còn phải cạnh tranh về cả chất lượng đội ngũ VC. Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của cơ sở y tế phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng đội ngũ VC. Do đó mỗi cơ sở y tế công lập muốn giữ gìn, duy trì, phát triển nguồn nhân lực của mình thì luôn luôn phải cải tiến các chính sách nhân sự của mình cho thật là hợp lý, đúng đắn, tạo cơ hội thăng tiến công bằng, có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân sự phù hợp để không dẫn tới tình trạng đội ngũ VC bỏ đi sang làm việc cho các cơ sở y tế khác, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ sở y tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng viên chức tại các bệnh viện đa khoa công lập trên đ ịa bàn thành phố thái nguyên, t ỉ nh thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)