Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 37 - 40)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Phát triển doanh nghiệp là nền tảng của sự thịnh vượng và các nền kinh tế đều nỗ lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn những nhóm ngành ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển những nhóm ngành đó. Với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, các nhóm ngành thâm dụng lao động (theo phân loại của UNIDO) thường được ưu tiên bởi song song với việc đóng góp cho tăng trưởng, các doanh nghiệp này sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động (từ nông nghiệp sang công nghiệp),

Những vấn đề phát triển của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp dệt may nói riêng trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận và giải quyết dựa trên các lý thuyết khác nhau.

Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đều có mục tiêu, cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu riêng nên chưa có nghiên cứu nào có thể đề cập và giải quyết tất cả các vấn đề trong phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt là sự thay đổi của phương thức tổ chức sản xuất, phương thức kinh doanh dưới ảnh hưởng của CMCN 4.0 đã và đang xuất hiện những vấn đề phát triển mới đối với doanh nghiệp dệt may vì vậy cần có những nghiên cứu mới, tìm ra những giải pháp để có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp dệt may.

Trong nghiên cứu này, NCS đề cập đến những vấn đề mới trong phát triển doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Thứ nhất, trong các nhánh của lý thuyết doanh nghiệp, lý thuyết doanh nghiệp dựa nguồn lực (Resource-based Theory of the Firm) là một lý thuyết đang được nhiều nghiên cứu vận dụng để giải quyết vấn đề phát triển doanh nghiệp đương đại. Vì vậy,

28

luận án sẽ kế thừa phương pháp nghiên cứu này để vận dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam và cho đến nay, trong phạm vi hiểu biết của NCS, có ít nghiên cứu vận dụng lý thuyết này để giải quyết vấn đề phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam. Dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh tế học phát triển và lý thuyết doanh nghiệp dựa trên nguồn lực, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp nói chung, luận án làm sáng tỏ một số vấn đề phát triển mới đó và đề xuất những giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, Cuộc CMCN 4.0 với các công nghệ nền tảng như big data, điện toán đám mây, internet vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, robot, đang diễn ra nhanh, thay đổi căn bản phương thức sản xuất, và dự đoán sẽ thay đổi căn bản cấu trúc ngành dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp dệt may nói chung đang đối mặt với những thách thức phát triển liên quan đến việc ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, nếu không đổi mới sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi”. Đến nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng về sự phát triển của doanh nghiệp, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.

Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh mới, bối cảnh CMCN 4.0 là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển, đem lại sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Việc gia nhập và phát triển của doanh nghiệp trong ngành dệt may có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, trong đó có Việt Nam. Ngành dệt may vẫn là ngành có vị trí quan trọng trong tạo việc làm cho một nền kinh tế có: (a) lực lượng lao động trẻ quy mô lớn, (b) một tỷ lệ lớn lực lượng lao động trẻ đang nằm trong khu vực nông nghiệp, với năng suất thấp hơn so với khu vực công nghiệp, (c) trình độ và kỹ năng của một số thế hệ lao động trẻ hiện tại chưa đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của những ngành công nghiệp chế tạo thuộc nhóm công nghệ cao.

Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh và để tồn tại, tự nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, sự kém phát triển của các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ cản trở quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của ngành dệt may dựa trên nền tảng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng không đem lại được những cải thiện về phúc lợi. Chính vì vậy, vai trò của nhà nước là thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may phát triển.

Nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phụ thuộc vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: yếu tố vốn, lao động, công nghệ và các yếu tố bên ngoài như: yếu tố hạ tầng; thị trường; chiến lược của các doanh nghiệp điều hành chuỗi; các chính sách nhà nước…. Các nghiên cứu với cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau cũng cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập và giải quyết tất cả các vấn đề phát triển của doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt, Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, được dự đoán sẽ thay đổi ngành dệt may toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội và thách thức phát triển mới đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Chính vì vậy, trên cơ sở lý thuyết doanh nghiệp, lý thuyết tổ chức ngành, lý thuyết chuỗi, tác giả sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứ đi trước đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)