Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
2.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp dệt may và bài học cho Việt Nam
2.3.3. Bài học cho Việt Nam
Mặc dù, không có quốc gia nào có thể dự đoán chính xác được sự phát triển của công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Việc nghiên cứu những chiến lược phát triển ngành dệt may của hai quốc gia này trong bối cảnh CMCN lần thứ tư có thể rút ra một bài học cho sự phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, Cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách từ phía chính phủ trong từng giai đoạn phát triển. Chính phủ cần có những chính sách riêng phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nhu cầu của kinh tế trong nước. Cách thức phát triển nền kinh tế số và những chính sách ở các giai đoạn sau, cụ thể là chiến lược MIC2025 của Trung Quốc cho thấy họ luôn chú trọng tính thực tế, thực dụng, không rập khuôn. Điều đó giúp họ đánh giá chính xác khả năng và tiềm năng nên đề ra được các giai đoạn chính sách phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan. Các chính sách về hỗ trợ tài chính, cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ 4.0, chính sách thuế đối với việc nhập khẩu máy móc công nghệ cao phục vụ sản xuất là những chính sách cần được ưu tiên.
65
Thứ hai, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng CNTT. Phát triển hạ tầng kết nối số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể áp dụng tự động hóa, robot, phân tích và quản trị dữ liệu (big data) để tăng năng suất lao động. Hạ tầng cơ sở như điện và nước cũng rất quan trọng để đảm bảo cho doanh có thể vận hành sản xuất một cách liên tục. Bên cạnh đó, cần phát triển thương mại điện tử, thanh toán online để doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng cũng như nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng một cách nhanh nhất
Thứ ba, đầu tư cho R&D. Theo kinh nghiệm của các nước, đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp dệt may. Khi tiềm lực của doanh nghiệp còn yếu thì các chính sách hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ của nhà nước đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dệt may. Để có thể ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực dệt may, vai trò của nhân lực chất lượng cao là vô cùng quan trọng. Từ nhân lực quản lý, kỹ thuật đến lực lương lao động trực tiếp tại các nhà máy cần có trình độ để có thể tiếp cận với các công nghệ mới như vận hành robot và các dây chuyền sản xuất có tính tự động hóa cao.
TIẾU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh CMCN 4.0. Trong đó, tác giả đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp dệt may và phát triển doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh mới, chỉ ra các đặc trưng của doanh nghiệp dệt may.
Trên cơ sở lý thuyết doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận nguồn lực, lý thuyết tổ chức ngành, lý thuyết chuỗi, luận án đã đưa ra tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp dệt may bao gồm:
Thứ nhất, tiêu chí về mặt số lượng
Thứ hai, tiêu chí đánh giá chất lượng phát triển của doanh nghiệp: dựa trên các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng lao động;Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE);
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)…
66
Thứ ba, tiêu chí đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu của doanh nghiệp
Thứ tư, tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chương 2 cũng xác định nội hàm của cuộc CMCN 4.0 và những tác động của cuộc cách mạng này đến ngành đệt may.Từ đó, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh mới này bao gồm những yếu tố bên trong doanh nghiệp (nguồn nhân lực, nguồn vốn vật chất, vốn tài chính) và những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (sự phát triển của cụm liên kết ngành và mạng sản xuất; chất lượng cơ sở hạ tầng; chính sách của nhà nước; chiến lược của “người mua”).
Bên cạnh đó, tác giả cũng lựa chọn hai quốc gia có nền công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ để tìm hiểu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp dệt may của họ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
67 Chương 3