Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 67 - 71)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

2.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp dệt may và bài học cho Việt Nam

2.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ngành dệt may là ngành công nghiệp lâu đời và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Theo thống kê của Quỹ Thương hiệu Ấn Độ (IBEF), ngành dệt may đóng góp hơn 14% trong giá trị sản xuất công nghiệp, 4% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm trực tiếp cho 51 triệu lao động và gián tiếp cho 68 triệu lao động trong năm 2015-2016 [104]. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất đay lớn nhất thế giới, thứ hai về sợi bông, sợi Cellulo, lụa, thứ ba là bông, thứ tư về sợi tổng hợp.

Ngành dệt may Ấn Độ cực kỳ đa dạng từ các ngành kéo sợi và dệt sợi thủ công cho đến các nhà máy dệt hiện đại với số vốn đầu tư lớn, có thể chia làm 2 nhóm chính. Nhóm đầu tiên bao gồm các ngành nghề dệt tay, thủ công và nuôi tằm hoạt động với quy mô nhỏ, đồng thời sử dụng các công cụ và phương pháp truyền thống. Nhóm thứ 2 bao gồm ngành nghề quay sợi, sản xuất hàng may mặc sử dụng máy móc và kỹ thuật hiện đại. Trong đó, nhóm dệt máy và dệt kim hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất. Việc sở hữu mối liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với truyền thống và văn hoá dệt may lâu đời đã khiến ngành dệt may nước này trở nên khác biệt so với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Ấn Độ có khả năng sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm phù hợp với các phân khúc thị trường khác nhau ở cả trong và ngoài nước.

Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp đồ may mặc sẵn ở Ấn Độ đã được biết đến trên toàn thế giới với chi phí lao động thấp, lao động có tay nghề cao và khả năng xử lý đơn đặt hàng với số lượng lớn; khả năng xử lý những đơn hàng lớn đã tạo ra các giá trị cốt lõi cho thị trường bán buôn các sản

58

phẩm đồ may mặc sẵn. Vì vậy, có một số lượng ngày càng tăng của các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng, chẳng hạn như Zara, H&M và Gap, đang sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm may mặc sẵn từ Ấn Độ. Nhu cầu đối với sản phẩm may mặc sẵn từ các nhà sản xuất hàng đầu của Ấn Độ cũng tăng trưởng nhanh trên thị trường toàn cầu. Đến nay, một số thị trường lớn nơi các sản phẩm may mặc sẵn của Ấn Độ đang có nhu cầu cao là Anh, Đức, Ý, Bangladesh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Ngoài nhu cầu từ các thị trường quốc tế, thời trang cao cấp của Ấn Độ cũng đã trải qua những thay đổi nhanh chóng trong những năm qua, thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Ngành dệt may Ấn độ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong thời gian tới do có những lợi thế như sau:

Thứ nhất, Ấn độ có dân số trẻ nhất thế giới và đang trong độ tuổi lao động.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa làm gia tăng dân số đô thị sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc

Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ ngày càng tăng cao từ 749$ năm 2005 lên 1,723 $ năm 2016. Sự gia tăng thu nhập được coi là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế và kích thích tiêu dùng, đầu tư nhiều hơn cho thời trang cũng tạo điều kiện phát triển ngành may mặc

Thứ ba, Ấn Độ trở thành một thị trường hấp dẫn cho các thương hiệu quốc tế lớn như H&M, Zara, Aeropostale… Sự hiện diện của các thương hiệu này sẽ làm tăng sức tiêu thụ của các hàng may mặc.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, ngành dệt may Ấn Độ có những chiến lược phát triển như sau:

Một, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất: Áp dụng quy trình sản xuất Lean nhằm loại bỏ những những công đoạn thừa làm tăng hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hai, rút ngắn thời gian sản xuất: Rút ngắn thời gian là xu hướng thay đổi toàn bộ cấu trúc chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Thiết kế, giám sát quá trình sản xuất được dựa trên nền tảng kỹ thuật số để loại bỏ những sai sót, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

59

Ba, tập trung vào R&D: Để có thể ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0, Chính phủ Ấn Độ khuyến khích các doanh nghiệp dệt may tập trung vào R&D và thông tin thị trường để có thể cung cấp các sản phẩm thích hợp

Bốn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Lực lượng lao động cần được nâng cấp kỹ năng để có thể vận hành được công nghệ tiên tiến. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn các kỹ năng về quản lý thời gian, làm việc nhóm cũng rất quan trọng, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất lao động

Năm, cách tiếp cận thân thiện môi trường: Ngay từ khâu sản xuất sợi (nông nghiệp) hoặc sợi (tổng hợp hóa học ) để sản xuất hàng may mặc, ngành công nghiệp dệt may tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên. Để phát triển bền vững, cần xây dựng một hệ thống quản lý môi trường. Hệ thống này là một tập hợp các thủ tục, quy định cho phép một tổ chức giảm tác động đến môi trường. Tiếp đến là sử dụng các công nghệ mới, tiêu thụ ít năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo.

Để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ Ấn Độ đã không ngừng đưa ra những chương trình, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may như sau:

Thứ nhất, đầu tư về hạ tầng cơ sở.

- Chính phủ đã thực hiện “Chương trình cho các khu liên hợp dệt” với tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 920 triệu USD. Trong khuôn khổ chương trình này, đã phê duyệt 40 dự án khu liên hợp dệt.

- Về hạ tầng thông tin, Bộ dệt may đã ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận với 20 công ty thương mại điện tử với mục tiêu cung cấp sàn giao dịch chung cho các thợ dệt và thợ thủ công tại các cụm dệt và thủ công khác nhau có thể trực tiếp quảng bá, cung cấp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.

- Để tăng cường năng lực tiếp cận những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, Chính phủ Ấn Độ đã hợp tác với khu vực tư nhân thực hiện chương trình e- identity , qua đó vân tay của công dân được số hóa, không những phục vụ các công việc quản lý công dân và cung cấp các dịch vụ hành chính mà còn được áp dụng cho các giao dịch, ngân hàng, thuế và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

60

xã hội. Các chính sách về thuế (như đảm bảo khấu trừ VAT nếu các doanh nghiệp đóng thuế qua hệ thống e-tax gắn với e-identity và unipay) gắn với chính sách hỗ trợ của nhà nước về đóng bảo hiểm xã hội thông qua sử dụng một hệ thống e-identity, v.v… đã góp phần gia tăng nhanh chóng số doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức (được xác định bằng có mã số thuế/đóng thuế, có hợp đồng lao động và có đóng bảo hiểm xã hội cho lao động), giúp tạo sân chơi bình đẳng:

cạnh tranh về hiệu quả (không về trốn thuế), gia tăng diện bao phủ của bảo hiểm xã hội và qua đó khả năng chống chịu (resilience) của nên kinh tế/xã hội [53].

- Thứ hai, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu

1. Chính phủ đã quyết định giảm 4% thuế VAT cho toàn bộ ngành dệt. Như vậy, thuế của máy dệt giảm từ 14% xuống còn 10%, sản phẩm dệt không phải sản phẩm bông giảm từ 8% xuống 4%. Thuế VAT 4% với sản phẩm bông và thuế nhập khẩu 5% với naphta cũng được bãi bỏ [55].

2. Ấn Độ đã thực hiện chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi vay vốn 50% cho các hợp đồng xuất khẩu từ 111.000 USD đến 222.000 USD. Đồng thời, thực hiện dành quỹ bảo hiểm xuất khẩu lên tới 78 triệu USD cho các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu vào các thị trường mới khó khăn như thị trường châu Phi, Mỹ Latinh...

3. Chính phủ trung ương cũng như các bang tại Ấn Độ tìm cách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may, cho phép công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may hoạt động theo cơ chế tự động [55].

4. Khuyến khích các doanh nghiệp dệt may trong nước đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và khai thác các thị trường mới thông qua chính sách miễn thuế cho việc xuất khẩu các sản phẩm mới và xuất khẩu sang các thị trường mới, trong đó có 16 nước Mỹ Latinh và 10 nước châu Á – châu Đại Dương.

Thứ ba, chú trọng đến đào tạo lao động có chất lượng: Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một chương trình phát triển kỹ năng mới có tên “đề án nâng cao năng lực cho ngành dệt với kinh phí khoảng 202 triệu USD giai đoạn 2017- 2020.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)