Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 147 - 151)

4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp dệt, may trong bối cảnh CMCN lần thứ tƣ

4.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0

- Tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện các quy định về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung theo hướng phù hợp với cuộc CMCN 4.0 (môi trường kinh doanh cần đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và minh bạch tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất kinh

138

doanh) và các quy định liên quan đến việc thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ trong đó có công nghệ số, các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, và các quy định liên quan đến an toàn thông tin và an toàn kết nối; Các chính sách thuế, hải quan, lao động tiền lương, BHXH, BHYT cần minh bạch rõ ràng để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh , không phải lo đối phó với chính sách thay đổi liên tục.

- Rà soát đánh giá, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dệt may nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia vào cuộc CMCN 4.0.

- Cần xây dựng chiến lược dài hạn kết nối hạ tầng giao thông với sự phát triển các KCN, KKT (trong đó có KCN dệt may) tạo sức hút cho các nhà đầu tư vào các khu này.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36a về xây dựng chính phủ điện tử; triển khai các cơ sở dữ liệu một cách hệ thống; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm hệ thống. Nâng cấp các cổng thông tin/trang thông tin điễn tử theo kịp với công nghệ mới nhất và cải thiện vấn đề bảo mật và an toàn thông tin.

- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các mô hình phân phối, kinh doanh hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc CMCN 4.0.

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý trong hoạt động thương mại điện tử phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo tính thích ứng với quy định và cam kết quốc tế về giao dịch thương mại điện tử nhằm thuận lợi hóa cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới; Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu thương mại điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với e-logistics.

4.4.2. Phát triển hạ tầng cơ sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng được thành tựu của CMCN 4.0.

Để tạo điều kiện cho doanh nhiệp tiếp cận và ứng dụng được thành tựu của cuộc CMCN 4.0 cần có một hệ thống hạ tầng cơ sở hiện tại để hình thành nên hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử là rất quan trọng.

Đối với viễn thông : Trong thời gian tới cần có những chính sách để ngành công nghiệp internet, nội dung số và ứng dụng di động của Việt Nam có thể phát triển như:

139

- Xây dựng một cơ chế cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra một thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng tồn tại.

- Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, quản lý để các doanh nghiệp có thể tự do sáng tạo, phát triển những ứng dụng hiện đại.

- Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phát triển hạ tầng viễn thông , đồng thời tham gia xây dựng mạng viễn thông quốc gia, độc lập bởi các nhà cung cấp nước ngoài [53].

- Nhà nước cần có biện pháp xử lý nhanh các sự cố cáp quang trên biển hoặc có thể xây dựng thêm một đường cáp kết nối dự phòng để không bị gián đoạn đường truyền.

Về điện, nước: Cung cấp điện và nước cho sản xuất cần phải ổn định, đầy đủ và thường xuyên, vì mất điện, mất nước gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, theo đó làm chậm tiến độ hoàn tất các đơn hàng và tuân thủ thời gian giao hàng đúng hợp đồng. Doanh nghiệp càng áp dụng công nghệ cao thì việc ngừng hoạt động của các máy móc (gây ngưng trệ cho cả hệ thống sản xuất, kinh doanh) càng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Về xử lý nước thải:

- Cần có quy định rõ ràng, minh bạch về tiêu chí công nghệ đầu tư đối với ngành dệt may, quy chuẩn môi trường phải phù hợp và tiệm cận với tiêu chuẩn của toàn cầu. Đồng thời, nắm bắt kịp thời thụng tin, tiờu chuẩn ô xanh ằ từ cỏc thương hiệu lớn trên thế giới, giúp doanh nghiệp trong nước có định hướng chiến lược phát triển và đầu tư sản phẩm dệt may.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo quy chuẩn chung, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhuộm sử dụng các loại thuốc nhuộm thân thiện hơn với môi trường thay thế các loại nhuộm vô cơ trước kia.

- Tăng cường liên kết trong việc xử lý nước thải và tập trung ở các doanh nghiệp dệt may nhỏ lẻ để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Về thương mại điện tử

Khai thác ứng dụng thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp may mặc có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhiều hơn, nhanh hơn

140

và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể quảng bá về thông tin sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Trong thời gian qua đã có mốt số các doanh nghiệp dệt may tham gia vào các trang thương mại điện tử có quy mô toàn cầu như Amazon, Alibaba.. như Công ty cổ phần May 10 đã triển khai bán hàng trên Amazon từ năm 2017, các sản phẩm của May 10 đã được giao trực tiếp đến các khách hàng Mỹ không qua bất kỳ nhà phân phối nhập khẩu nào như cách mà nhiều năm qua doanh nghiệp vẫn làm. Tuy nhiên số lượng này còn ít và các trang mua bán trực tuyến trong nước còn ít và chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may trong nước cần đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh để có thể quảng bá thương hiệu sản phẩm, cắt giảm các chi phí trung gian.

Bên cạnh các kênh phân phối như siêu thị hay các chuỗi cửa hàng, các doanh nghiệp cần xây dựng các Website để giới thiêu về công ty cũng như quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thông thanh toán online để có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ phát triển xây dựng một sàn giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp trong nước và quốc tế hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có khả năng đảm bảo chất lượng cho cả người bán và người mua. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc đã xây dựng trang Alibaba hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận với khách hàng, đối tác trên toàn thế giới.

Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng chức năng của Hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia Keypay; Mở rộng phạm vi áp dụng của Chương trình Một thẻ quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp; Nghiên cứu, xây dựng mô hình logistics kết nối sản xuất, kinh doanh cho khu vực nông thông, miền núi; Hợp tác với Viettel Post xây dựng hạ tầng chuyển phát trên nền tảng công nghệ cho thị trường TMĐT Việt Nam...

Triển khai Chương trình phát triển TMĐT và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT: Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển TMĐT quốc gia năm 2018, hỗ trợ các địa phương xây dựng và thực hiện các đề án ứng dụng và hỗ trợ

141

doanh nghiệp ứng dụng TMĐT; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các website, cơ sở dữ liệu phục vụ doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)