Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2018
3.3. Các vấn đề phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam
3.3.3. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc nguyên liệu đầu vào
Một trong những vấn đề phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là sự phụ thuộc đối với nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.
Ngành trồng bông và kéo sợi là lĩnh vực quan trọng đối với ngành dệt may truyền thống, đảm bảo cho sự phát triển của các công đoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị dệt may. Trong trường hợp Việt Nam, do không có lợi thế so sánh với các nền kinh tế khác như Trung Quốc hay Mỹ, hay Châu Phi, - sản xuất bông thường dựa trên hiệu quả theo quy mô, đòi hỏi diện tích đất rộng từ vài chục đến vài trăm hecta. Trong khi Việt Nam khan hiếm đất đai có điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên phù hợp với cây bông. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào truyền thống của các doanh nghiệp dệt may là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá
109
trình sản xuất kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và chi phí cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất sợi và có xuất khẩu sợi ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sản phẩm sợi trong nước chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm chưa cao, chỉ mới tập trung ở phân khúc các sản phẩm cấp thấp, trung bình. Đối với các chuỗi sản suất dệt may/chuỗi giá trị dệt may cao cấp, sản phẩm sợi của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp.
Theo kết quả của một số nghiên cứu, sản phẩm dệt thoi mới đáp ứng được 14%
nhu cầu cần thiết để phục vụ may xuất khẩu, do có sự mâu thuẫn trong chính sách của nhà nước giữa việc khuyến khích đầu tư vào ngành dệt nhuộm và chính sách hạn chế ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiếu nhân lực quản lý giỏi và sự thiếu vắng của cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển (Đặng Thị Tuyết Nhung; Đinh Công Khải, 2012).
Tuy có sự hỗ trợ của nước ngoài về phát triển vùng nguyên liệu hay chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Ngành dệt may Việt Nam không tự sản xuất được các nguyên liệu đầu vào như bông, sợi tơ ... đáp ứng nhu cầu sản xuất của các công đoạn sản xuất của ngành ngành. Số liệu thống kê của Hải quan, hay của hiệp hội dệt may, hay Bộ Công Thương cho thấy, nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất trong nước. Nền kinh tế Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu đầu vào từ các thị trường Châu Phi, Trung Quốc hay Mỹ cho sự phát triển của ngành dệt may.
Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu bông từ các nước châu Phi khoảng 155 triệu USD.
Trong đó, nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà là 34,8 triệu USD, từ Tanzania là 28,5 triệu USD, từ Mali là 18 triệu USD, từ Burkina Faso là 15,6 triệu USD, từ Uganda là 13,7 triệu USD. Nền kinh tế Việt Nam cũng nhập khẩu từ một số nước khác như Togo, Nigeria, Zimbabwe, Benin, Mozambique, Zambia, hay Cameroon, nhưng giá trị dưới 10 triệu USD.
110
Hình 3.18. Cơ cấu nhập khẩu nguyên phụ liệu theo quốc gia (Nguồn: Tính toán từ số liệu công bố của UN COMTRATE)
Nhìn tổng thể, nguồn nhập khẩu nguyên, phụ liệu, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm 72%
trong tổng nhập khẩu từ thế giới năm 2014. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh, từ 27,6% (2007) lên 41,4% (2014)
Hình 3.19: Cơ cấu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước trên thế giới (Nguồn: Tính toán từ số liệu của UN COMTRATE)
Trong cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu, các mặt hàng bông; xơ, sợi; và vải là những mặt hàng nhập khẩu chính. Trong đó, nhập khẩu vải chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 77% trong tổng giá trị nhập khẩu nguyên, phụ liệu..
Trong cơ cấu nhập khẩu vải, nhập khẩu vải từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 49% năm 2014. Nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc có xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2014. Năm 2017, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ thị trường Trung
111
Quốc là 7,5 tỷ USD, chiếm 51,7% tổng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường thế giới.
Việc phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc dẫn tới những rủi ro cho sự phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thị trường Mỹ là một trong ba thị trường nhập khẩu thành phẩm dệt may lớn của Việt Nam và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra.
Bảng 3.9: Lƣợng và giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 2014-2018
2014 2017 2018 (ước tính)
Mặt hàng Số
lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
Số lượng
(tấn)
Giá trị (triệu USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
Bông các loại 750 1.438 1.295 2.362 1.580 3.036
Xơ, sợi dệt các loại 744 1.563 878 1.822 1.035 2.416
Vải các loại - 9.506 - 11.381 - 12.914
Nguyên, phụ liệu dệt, may, da giầy
- 4.747 - 5.429 - 5.741
Nguồn: [44], [49]
Nhập khẩu đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam tăng lên cả về mặt số lượng và giá trị theo thời gian. Trong giai đoạn 2014-2018, lượng bông nhập khẩu đã tăng gấp đôi, từ 750 tấn lên 1.580 tấn. Nếu xét về giá trị tuyệt đối, nhập khẩu vải có giá trị tăng cao nhất (tăng 3,4 tỷ USD), và nhập khẩu bông và sợi lần lượt tăng là 1,59 tỷ USD và 853 triệu USD. Điều này cho thấy, nhu cầu của thị trường vải trong nước vẫn còn chưa được đáp ứng tốt, và ngành dệt may vẫn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Gia tăng phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài, và giá nguyên vật liệu dệt may tăng mạnh kể từ năm 2016, dẫn tới những bất lợi về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, khi chi phí sản xuất liên tục tăng lên. Đây là vấn đề phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.