Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 71 - 74)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

2.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp dệt may và bài học cho Việt Nam

2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Sự phát triển của ngành dệt may có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn trước cải cách (1949-1978): Ngành dệt may có công nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu sự đầu tư do trọng tâm chính sách của chính phủ là phát triển công nghiệp nặng.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển tiếp (1978-2000): Đây được coi là kỷ nguyên tăng trưởng vàng của ngành dệt may nhờ những cải cách kinh tế năm 1978. Sản xuất hàng may mặc bắt đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%/năm giai đoạn này. Đến cuối năm 2000, dệt may Trung Quốc đã chiếm 1/5 thị phần toàn cầu. Sự cạnh tranh toàn cầu đã khuyến khích hình thành các thương hiệu trong nước và xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh.

Giai đoạn 3 (2000-2013): Giai đoạn nâng cấp.Việc tham gia vào các chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, kể từ khi gia nhập WTO đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng sản xuất, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với các thách thức mới để duy trì sự phát triển dài hạn. Ngành dệt may Trung Quốc đã thực hiện chiến lược nâng cấp ngành lên khâu có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cấp chức năng, chuyển từ phương thức sản xuất gia công (CMT) lên tự chủ nguyên phụ liệu (OEM) sang sản xuất theo thiết kế riêng (ODM) và sản xuất theo thương hiệu riêng (OBM). Những lợi thế cạnh tranh chính trong sản xuất như chi phí, năng lực sản xuất và số lượng sẽ được chuyển đổi trong những lợi thế như thiết kế, thương hiệu, marketing, R&D.

Giai đoạn này, Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống phát triển các thương hiệu của chính họ. Kết hợp với lợi thế về thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ, nhiều doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chiếm giữ thị phần lớn trong nước hợp tác với các hãng thời trang nổi tiếng hàng đầu trên thế giới theo hình thức hợp tác chủ yếu là sản xuất theo thương hiệu. Hai hình thức hợp tác được diễn ra song song xây dựng một vài thương hiệu mới dưới tên tuổi của hãng thời

62

trang Trung Quốc, đồng thời phát triển dưới dạng đại lý bán hàng cho các hãng đó với các tên tuổi nhãn hiệu nổi tiếng sẵn có.

Để đạt được những thành công đó phải kể đến sự ủng hộ của chính phủ về mặt thể chế. Các công cụ chính sách đưa ra chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cấp lên những công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu [98].

Kể từ sau năm 2013: Ngành dệt may Trung Quốc lại bước vào giai đoạn chuyển đổi và tăng cường nâng cấp. Chi phí lao động tăng cao khiến Trung Quốc bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế Đông Nam Á và Trung Á, trong khí đó so với các nước phát triển trình độ công nghệ để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Do đó, một chiến lược mới đã được đề ra “nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm “made in china”, tạo ra thương hiệu riêng, xây dựng năng lực vững mạnh bằng cách nghiên cứu, phát triển công nghệ tiên tiến, sản xuất nguyên liệu mới, các cấu phần quan trọng của sản phẩm” để biến nền kinh tế nước này từ “ công xưởng của thế giới” trở thành một “thế lực công nghệ [96].

Theo Zhen Chen, Mingjie Xing (2015), công nghệ 4.0 sẽ là giải pháp thúc đẩy nâng cấp công nghệ để thực hiện sản xuất thông minh và linh hoạt. Công nghệ tự động hóa trong kéo sợi, dệt là rất cần thiết để nâng cấp ngành dệt may.

Dệt 4.0 sẽ là một chuỗi quá trình sản xuất độc lập và tất cả những người tham gia quá trình sản xuất hợp tác sản xuất theo một cách mới.Trong quá trình chuyển đổi này, đổi mới công nghệ và nhân sự là chia khóa thành công [118].

Trong bối cảnh CMCN 4.0, Trung Quốc đã có những bước chuẩn bị cho việc sãn sàng tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng này, Trung Quốc đã khẳng định vị thế của mình là cường quốc hàng đầu trên thế giới về kinh tế số và thương mại điện tử, đây được coi là một bệ phóng quan trọng trong việc thể hiện sự sẵn sàng về năng lực công nghệ, thị trường và thể chế để triển khai chiến lược “Made in China 2025” (MIC 2025), hướng tới phát triển toàn diện CN 4.0.

Những chính sách nổi bật mà Trung Quốc tập trung để hướng tới phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có ngành dệt may trước bối cảnh CMCN 4.0 như sau:

63

Thứ nhất, phát triển kinh tế số đặt biệt trên lĩnh vực thương mại điện tử, Internet và robot. Hiệu quả nổi bật nhất của chính sách phát triển kinh tế số của Trung Quốc có lẽ là việc đã tạo ra được một không gian đủ rộng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số của nước này khởi nghiệp, cạnh tranh và phát triển.

Quyết định bảo hộ thị trường công nghệ số đã tạo cho doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc vị thế độc quyền trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Lợi thế này lại được nhân lên khi quy mô dân số khổng lồ của thị trường nội địa giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Cụ thể, đến năm 2016, Trung Quốc có 731 triệu người dùng internet, nhiều hơn số lượng người dùng của cả EU và Mỹ cộng lại; đáng kể hơn nữa, sốthuê bao điện thoại di động của Trung Quốc đạt 95% (695 triệu) số người dùng internet, cao hơn tỷ lệ của EU 79% (342 triệu) và Mỹ 91% (262 triệu) (CIEM, 2018). Ba doanh nghiệp mũi nhọn cho sự phát triển nền kinh tế số đó là: Baidu – công cụ tìm kiếm (giống Google); Alibaba – bán lẻ trực tuyến (giống Amazon); Tencent – mạng xã hội (giống Twitter hay Facebook) [118].

Như vậy, bằng cách tạo lập thị trường riêng của mình song song với thị trường thế giới ở bên ngoài. Trung Quốc đã thành công trong việc tối đa hóa lợi thế về quy mô thị trường đội địa, cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia tích cực vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Với sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán online các sản phẩm dệt may có thể tiếp cận nhanh chóng đến tay người tiêu dùng cũng như nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Thứ hai, đầu tư cho R&D

Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay là những nhà đầu tư R&D cho công nghệ số hàng đầu thế giới. Vốn đầu tư cho R&D được dành cho: nghiên cứu đổi mới công nghệ trong công ty và đầu tư tài chính mạo hiểm cho các start- up công nghệ. Có hai điểm đáng chú ý: (i) các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn trực tiếp cho hoạt động R&D dưới dạng tín dụng, hoặc thông qua các quỹ có quy mô lớn từ 3-21 tỷ USD; (ii) thị

64

trường tài chính công nghệ, tức là các giải pháp công nghệ mới cho thị trường tài chính (fintech) cũng rất phát triển [60].

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ công nghệ để đáp ứng CN 4.0. Để có thể thay đổi phương thức sản xuất của ngành dệt may, hình thành các hệ thống nhà máy thông minh, sử dụng robot… thì nguồn nhân lực có đủ trình độ là một yêu cầu tất yếu. Năm 2015, Bộ Giáo dục đã chỉ dẫn các trường dạy nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo các nội dung CN4.0.

Đến năm 2016, đã có 300 trường dạy nghề có chương trình đào tạo riêng về lĩnh vực robot, phần lớn đều có sự hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trong lĩnh vực này; ngoài ra, theo kế hoạch 10 cụm đào tạo nghề lớn và 90 trường dạy nghề sẽ được thành lập trong vòng 3 năm [83].

Bên cạnh việc đào tạo nghề, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có nhiều chiến lược để thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc ở những tập đoàn nước ngoài, các du học sinh bằng các chế độ đãi ngộ và các điều kiện làm việc tốt

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)