Doanh nghiệp dệt may và phát triển doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 40 - 44)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

2.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển doanh nghiệp dệt may

2.1.1. Doanh nghiệp dệt may và phát triển doanh nghiệp dệt may

Doanh nghiệp “là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sợ giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường” [30]. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận và quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.

Trên thế giới, có ba thuật ngữ khác nhau phản ánh “doanh nghiệp dệt may”, đó là các thuật ngữ “textile and apparel enterprises”, “garment/apparel enterprises”,

“textile and clothing enterprises”. Thuật ngữ đầu tiên “textile and apparel enterprises

- giống cách hiểu, cách nói thông dụng ở Việt Nam, phản ánh các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp dệt, may, và sự phân biệt doanh nghiệp dệt với doanh nghiệp may dựa vào công nghệ đặc thù của mỗi ngành – hình ảnh của các máy dệt, máy nhuộm phân biệt với hình ảnh của máy cắt, máy may.

Thuật ngữ thứ hai, “garment/apparel enterprises”, gắn với hình ảnh của các doanh nghiệp may mặc, với hình ảnh sản phẩm là trang phục, quần áo. Khái niệm cuối cùng gắn với sự phát triển của chuỗi sản xuất toàn cầu và do đó là chuỗi giá trị của ngành dệt may. Trong đó, doanh nghiệp có thể được tham gia ở một hoặc một số công đoạn - từ mắt xích thiết kế, cho đến sản xuất các sản phẩm trung gian trong quá trình tạo ra sản phẩm may mặc và phân phối đến tay người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “doanh nghiệp dệt may” thường được sử dụng để phản ánh các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp dệt và/hoặc ngành công nghiệp may. Quan niệm đó gắn liền với thực tiễn/lịch sử phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dệt may từ trước khi đổi mới. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, nói đến ngành dệt may cũng đồng nghiã với việc nói đến doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, trong luận án này, thuật ngữ “doanh nghiệp dệt may” khác với thuật ngữ

ngành dệt may” và thuật ngữ đầu tiên là đối tượng nghiên cứu của luận án.

31

Cho đến nay, việc xác định “doanh nghiệp dệt may” hay doanh nghiệp bất kỳ thường thường dựa vào ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam1 (VSIC), làm căn cứ hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của luật pháp. Một doanh nghiệp có thể được đăng ký nhiều ngành nghề, và xác định loại hình doanh nghiệp thường sẽ dựa vào ngành kinh doanh chính. Ví dụ ngành kinh doanh chính là dệt thì gọi đó là “doanh nghiệp dệt”. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tham gia cả hai lĩnh vực (như các doanh nghiệp nhà nước trước đây – Trường hợp May Thắng Lợi) thì cách gọi được xác định theo thông lệ của doanh nghiệp.

Theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các ngành dệt và may thuộc nhóm C trong phân ngành cấp 1, có mã ngành lần lượt là 13 và 14 theo phân ngành cấp 2. Mã ngành 13 có tên ngành là “Dệt”, trong khi mã ngành 14 có tên gọi là “sản xuất trang phục” (VSIC 2007 và 2018). Ngành may (theo văn nói) hay ngành sản xuất trang phục (theo quy định của chính phủ) được xác định bao gồm ba nhóm ngành là May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); Sản xuất sản phẩm từ da lông thú; và Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc. Bên cạnh đó, trong văn nói Việt Nam cũng có các khái niệm “ngành may mặc”, “ngành dệt nhuộm”.

Trong luận án, doanh nghiệp dệt may được hiểu là “các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm trung gian và/hoặc sản phẩm cuối cùng để đáp ứng nhu cầu về trang phục của con người”. Theo cách hiểu đó, bên cạnh các doanh nghiệp thuộc các mã ngành 13, 14 của hệ thống kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc mã ngành sản xuất sợi nhân tạo (mã ngành 2030), hay các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị linh kiện phục vụ hoạt động dệt may cũng được xem như là doanh nghiệp dệt may. Hay một số doanh nghiệp rời bỏ các hoạt động may, chỉ tập trung vào khâu thiết kế mẫu trang phục để chuyển giao cho các doanh nghiệp khác nhằm sản xuất theo quy mô công nghiệp, tổ chức các sự kiện thời trang nhằm định hướng, xác định nhu cầu thời trang cũng thuộc doanh nghiệp dệt may.

Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu điều tra qua các năm của Tổng Cục thống kê, các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành ngoài nhóm nhành 13 và 14 không thể tách bạch, phân định một cách chính xác. Vì vậy, đề tài sẽ chỉ sử dụng số liệu của các

1 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ.

32

doanh nghiệp có đăng ký mã ngành kinh doanh cấp hai là 13 và 14 làm đối tượng nghiên cứu và xác định các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng này.

Theo cách tiếp cận của lý thuyết tổ chức ngành (industrial organization theory), phát triển doanh nghiệp dệt may, được hiểu là thúc đẩy sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp dệt may, cũng như thúc đẩy mỗi doanh nghiệp đang hoạt động điều chỉnh quy mô doanh nghiệp đạt đến quy mô tối ưu (giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận). Hệ quả (outcome) của sự phát triển doanh nghiệp dệt may được phán ánh bởi sự chuyển dịch cơ cấu bên trong ngành dệt may, cũng như những chuyển dịch và đóng góp trong cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia. Quy mô của ngành dệt may lớn hơn không chỉ được phản ánh qua sự thay đổi tỷ trọng đóng góp của ngành đối với GDP của nền kinh tế mà còn phản ánh bởi kết quả thu hút nhiều lao động hơn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hơn, hay tỷ trọng đóng góp trong nguồn thu ngân sách lớn hơn...

Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0 đang diễn ra, phương thức sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo, và cả những ngành dịch vụ có liên quan đã thay đổi. Các công ty đa quốc gia (MNCs), có vai trò lớn hơn đối với sự phát triển doanh nghiệp trong mỗi nền kinh tế - những nền kinh tế được các MNCs lựa chọn làm địa điểm sản xuất trong chuỗi giá trị của nó, và vai trò của MNCs đặc biệt đúng với ngành dệt may.

Bên cạnh vai trò của chính phủ, các công ty đa quốc gia cũng gia tăng vai trò ảnh hưởng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may trong mỗi nền kinh tế, thông qua việc quyết định những doanh nghiệp nội địa được tham gia vào, và vị trí của các doanh nghiệp đó trong chuỗi sản xuất (production chain) do công ty đa quốc gia đó thiết lập. Tương ứng với công đoạn hay vị trí mà các doanh nghiệp nội địa được tham gia trong tổ chức sản xuất của công ty đa quốc gia, sẽ là quy mô lợi nhuận (hay phần giá trị gia tăng) mà nó nhận được (Hình 2.1).

Các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, đối với ngành dệt may, các MNCs đóng vai trò tổ chức chuỗi sản xuất thường là “người mua” (Buyer), và nắm giữ một hoặc một số công đoạn mà ở đó, tỷ trọng giá trị gia tăng lớn nhất. Ví dụ như đó là công đoạn liên quan đến thương hiệu/cửa hàng, hay công đoạn liên quan đến nghiên cứu hay thiết kế. Những công đoạn có giá trị gia tăng ít hơn, và hiệu quả hơn nếu để các doanh nghiệp khác sản xuất sẽ được MNCs chuyển giao cho các doanh nghiệp khác, tạo nên chuỗi sản xuất do MNCs chi phối.

33

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự hình thành các chuỗi sản xuất ngành dệt may, nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trong ngành may mặc đã ra đời và phát triển như Nike, H&M, Zara, Louis Vuitton, Adidas, Uniqlo, Hermes, Rolex, Gucci và Cartier... Theo đánh giá của công ty hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược Brand Finance, mười công ty trên là những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất trong ngành may mặc năm 2017 (Most Valuable Apparel Brands of 2017), với tổng giá trị là 126,8 tỷ USD, cao hơn GDP của Việt Nam năm 2010.

Như vậy, vấn đề phát triển doanh nghiệp dệt may không chỉ đặt trong bối cảnh chi phối của công nghệ sản xuất, theo lý thuyết tổ chức ngành, mà còn phải đặt trong bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế, theo lý thuyết tổ chức chuỗi sản xuất và phân tích bởi lý thuyết chuỗi giá trị (quan hệ giữa chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị được thể hiện ở hình 2.1).

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, phát triển doanh nghiệp dệt may là việc (a) thúc đẩy các doanh nghiệp (nội địa) tham gia vào chuỗi sản xuất dệt may toàn cầu; (b) hỗ trợ các doanh nghiệp dịch chuyển trong chuỗi giá trị dệt may (hiện đang tham gia) từ những công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên những công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn và/hoặc chuyển sang những chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị mới có giá trị gia tăng cao hơn; (3) thúc đẩy một số doanh nghiệp vươn tới năng lực tổ chức chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị ngành dệt may, hình thành nên các chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị mới (với thương hiệu do doanh nghiệp nội địa xây dựng) do doanh nghiệp nội địa điều hành, quản lý.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, các thành tựu công nghệ đang làm thay đổi cách thức vận hành của chuỗi dệt may toàn cầu hay thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp dệt may.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa riêng của mình về phát triển doanh nghiệp dệt may. Phát triển doanh nghiệp dệt may là việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong nước vào lĩnh vực dệt may, nhằm gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp cũng như chất lượng doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành dệt may trong bối cảnh ảnh hưởng của CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của phát triển doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập là nâng cao tỷ trọng giá trị giá trị gia tăng tạo ra bởi các doanh nghiệp dệt may trong nước và có những chuỗi giá trị dệt may do các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức và phát triển.

34

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)