Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2018
3.4. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ
Từ các phân tích thực trạng phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua, có thể thấy sự phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Doanh nghiệp tư nhân trong nước trong lĩnh vực dệt may tăng nhanh về số lượng
- Có sự tập trung của doanh nghiệp theo vùng, tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ logistics, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, cũng như là cơ sở cho sự phát triển của thị trường lao động...
- Sự tập trung các doanh nghiệp tạo điều kiện để tính kinh tế theo quy mô ở cấp ngành phát huy vai trò, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp (Ảnh hưởng ngoại hiện tích cực của Marshall).
- Số lượng các doanh nghiệp có trên 10 năm kinh nghiệm bắt đầu tăng.
- Một số doanh nghiệp dệt may tư nhân Việt Nam đã tham gia những các công đoạn có giá trị
- Đa số doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nguồn lực đầu tư hạn chế.
- Số doanh nghiệp quy mô vừa rất ít, nguyên nhân của sự mất cân đối về cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô.
Dẫn tới hoạt động hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành khó phát triển, công nghiệp hỗ trợ dệt may khó phát triển.
- Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ còn cao.
Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh.
- Ngay trong nhóm doanh nghiệp có ROE dương, hiệu quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp dệt còn thấp (ROE< lãi suất ngân hàng) - Trình độ công nghệ còn lạc hậu so với trình độ công nghệ của ngành trên thế giới. Việc đổi mới công nghệ còn hạn chế.
- Chưa chủ động được các nguyên liệu đầu vào, nhất là bông, sợi do
119
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
gia tăng cao hơn trong chuỗi sản xuất dệt may, tích luỹ được kinh nghiệm phát triển chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị dệt may
- Trong chuỗi giá trị toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đã được tham gia vào những chuỗi sản xuất/giá trị dệt may với tỷ trọng giá trị gia tăng mới, có GTGT cao hơn và vì vậy, tỷ trọng giá trị gia trong cùng một mắt xích cũng tăng lên.
- Một số doanh nghiệp dệt may đại chúng quy mô lớn (DNNN sau Cổ phần hoá) đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm trong nước, tiền đề cho việc tự phát triển các chuỗi sản xuất/giá trị trong nước và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt.
thiếu liên kết doanh nghiệp, thiếu công nghiệp hỗ trợ.
- Đa số doanh nghiệp vẫn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở những mắt xích có GTGT thấp (ví dụ công đoạn may, với phương thức CMT).
- Với quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực tài chính thấp và do đó, đầu tư cho R&D hay đổi mới còn thấp - Sự tích tụ và tập trung doanh nghiệp
chưa đủ để kích hoạt sự phát triển của các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tư nhân
- Chưa có nhiều chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nội địa điều hành bởi doanh nghiệp Việt Nam.
- Mức độ sẵn sàng ứng dụng các thành tựu công nghệ của CMCN 4.0 còn thấp
- Trình độ lao động trong doanh nghiệp dệt may còn thấp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong những năm vừa qua, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có sự có đạt được nhiều kết quả tốt cả về mặt số lượng; chất lượng phát triển cũng như sự chuyển dịch về mặt cơ cấu; đặc biệt ngày càng tham gia nhiều hơn vào chuỗi dệt may toàn cầu.
Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực và sản phẩm phẩm dệt may đã xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được; các doanh nghiệp dệt may vẫn tồn tại một số vấn đề phát triển như: Số lượng doanh nghiệp có tăng lên nhưng quy mô doanh nghiệp vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ; mới chủ yếu tham gia vào khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi dệt may toàn cầu; thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; trình độ công nghệ thấp và đặc biệt, mức
120
độ sẵn sàng ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp dệt may còn rất thấp. Trong bối cảnh CMCN 4.0 và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA … sẽ vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao sức cạnh tranh, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức phát triển. Các đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2018 sẽ là tiền đề quan trọng để đề xuất các giải pháp được trình bày trong chương 4 của luận án.
121 Chương 4