Hoạt động cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 20 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng

Về khái niệm cho vay, đƣợc các tổ chức tín dụng xem là: Hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

b. Nguyên tắc cho vay

Dựa trên khái niệm cho vay chúng ta có nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định rõ tại “Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN”

quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nhƣ sau:

“ Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đƣợc thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tƣ này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường ”.

Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi đƣợc chấp thuận cho vay,

người được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng mục đích vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: Khi trả, người được cho vay sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng. Tiền lãi có thể trả theo kỳ theo thỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả đúng hạn: Người được cho vay phải có nghĩa vụ trả cả tiền lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu vƣợt quá thời hạn mà người được cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.

c. Phân loại cho vay của NHTM

Các ngân hàng thương mại để có thể quản lý và điều hành tốt hoạt động tín dụng, thường phận loại cho vay như sau:

- Dựa vào kỳ hạn cho vay:

+ Kỳ hạn cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

+ Kỳ hạn cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

+ Kỳ hạn cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.

- Dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay (hay là mức độ tín nhiệm của khách hàng):

+ Cho vay bằng tài sản bảo đảm: là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba .

+ Cho vay không bằng tài sản bảo đảm: là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không đƣợc bảo đảm bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba.

- Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay:

+ Cho vay sản xuất kinh doanh là hình thức cho vay mà trong đó các bên đã có cam kết là số tiền vay sẽ đƣợc bên vay sử dụng vào mục đích sử dụng thực hiện các công việc kinh doanh của mình.

+ Cho vay tiêu dùng: là việc cho vay mà trong đó các bên có thỏa thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ đƣợc khách hàng (bên đi vay) sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng: Mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà của hoặc phương tiện đi lại…

- Dựa vào phương thức vay:

+ Cho vay theo món: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu bổ sung vón lưu động nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.

+ Cho vay đầu tƣ dự án: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, mua dự án khác, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống.

+ Cho vay hợp vốn: Hai hay nhiều Ngân hàng cùng hợp vốn cho khách hàng vay để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay trả góp: NH cho khách hàng vay với thỏa thuận nợ gốc, nợ lãi đƣợc trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn vay.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NH và khách hàng vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng, cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ của NH; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự

phòng đó. Mức phí cam kết đƣợc thỏa thuận giữa khách hàng vay và NH.

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH đồng ý cấp cho khách hàng một hạn mức với dƣ nợ đƣợc xác định cụ thể, khách hàng đƣợc sử dụng số tiền này trong phạm vi hạn mức tín dụng trên để sử dụng trong việc chi tiêu hằng ngày nhƣ là :thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NH.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

1.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay củ n ân àn t ƣơn mại Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại được hiều như sau:

a. Khái niệm rủi ro tín dụng

Về khái niệm rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, biểu hiện cụ thể là các dòng tiền đƣợc hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tƣ sẽ không đúng hạn theo hợp đồng

Theo Thông tƣ 02: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết ”.

Theo Basel II thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng”.

Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bao gồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán

và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Vì các tổn thất thực tế do hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ là sự giảm sút trong lợi nhuận và giá trị số sách mà cả sự giảm sút trong giá trị thị trường của các tài sản đầu tư trong danh mục cấp tín dụng nên rủi ro tín dụng còn đƣợc định nghĩa là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

b. Phân loại rủi ro tín dụng

Tùy theo mục đích nghiên cứu, rủi ro tín dụng đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể:

- Dựa vào các nguyên nhân phát sinh rủi ro: Bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

(i) Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những sai sót trong quá trình tác nghiệp, hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro này thường xảy ra với ba nguyên nhân cụ thể như sau: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro xét duyệt: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và thẩm định món vay rồi ra quyết định khi xét duyệtcho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: Liên quan đến các chính sách khi áp dụng trong cho vay, liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm , cách thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro kiểm soát: Liên quan đến công tác kiểm soát các khoản vay và theo dõi các khoản vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lí các khoản cho vay có vấn đề.

(ii) Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những thiếu sót, nhƣợc điểm trong quản lý danh mục cho

vay của Ngân hàng. Loại rủi ro tín dụng này xuất phát từ hai nguyên nhân: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro tín dụng phát sinh từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính đặc thù bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Loại rủi ro này xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: là loại rủi ro phát sinh do không đa dạng hóa các danh mục cho vay, cấp tín dụng tập trung quá nhiều đối với một số khách hàng, hoặc đối với một số Tiêu dùng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lí nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

- Dựa vào tính chất của nguyên nhân rủi ro:

+ Rủi ro khách quan: Là những rủi ro xảy ra ngoài ý chí của khách hàng và Ngân hàng nhƣ thiên tai, hoả hoạn, do sự thay đổi các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, do hành lang pháp lý chƣa phù hợp, do biến động thị trường trong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi, tỷ giá biến động tăng… khiến Tiêu dùng lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục đƣợc. Từ đó dù cho khách hàng có thiện chí nhƣng vẫn không thể trả đƣợc nợ cho Ngân hàng.

+ Rủi ro chủ quan: là rủi ro tín dụng xuất phát từ hành vi của các chủ thể liên quan đến hợp đồng cấp tín dụng của Ngân hàng, trong đó hai chủ thể chính là Ngân hàng và khách hàng. Về phía khách hàng đó là những rủi ro do quản lý yếu kém, do trục lợi, gian lận, lừa đảo, đầu tƣ mạo hiểm, sử dụng vốn không đúng mục đích, che giấu thông tin. Về phía ngân hàng đó là việc thực hiện không tốt quy trình cấp tín dụng, hoặc cố ý trục lợi của cán bộ ngân hàng, hoặc những sai lầm trong đánh giá và xử lý thông tin....

- Dựa vào tác động lên danh mục tín dụng:

+ Rủi ro đặc thù: Rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện.

+ Rủi ro hệ thống: Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay (vd:

suy thoái kinh tế...).

c. Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có tác động sâu và rât rộng, không chỉ tới nội bộ các Ngân hàng thương mại mà còn tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế:

- Đối với Ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng là nguyên nhân dẫn đến các tác động sau đối với hoạt động của NHTM:

+ Giảm thu nhập ròng Ngân hàng:

Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn thu từ lãi vay. Rủi ro tín dụng làm cho Ngân hàng không thu đƣợc lãi nên trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Mặt khác, việc không thu đƣợc các dòng tiền đúng hạn làm cho Ngân hàng không đảm bảo các khoản cấp tín dụng liên tục, kịp thời nên gián tiếp làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

+ Giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng:

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là hiệu số giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của nợ Ngân hàng. Rủi ro tín dụng vừa trực tiếp làm giảm giá trị của tài sản trên sổ sách, vừa làm giảm giá trị thị trường của các khoản dư nợ bị rủi ro - điều này là do giá trị thị trường của các khoản cấp tín dụng biến động giảm do rủi ro tín dụng của nó gia tăng.

+ Gia tăng các loại rủi ro khác đối với Ngân hàng: rủi ro thanh khoản; rủi ro lãi suất; rủi ro vỡ nợ:

Rủi ro tín dụng làm cho các dòng tiền theo lịch định kỳ đƣợc hẹn trả nợ bị chậm trể hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này dẫn đến hệ quả: kế hoạch

về các dòng tiền vào ra của Ngân hàng bị phá vỡ, làm cho Ngân hàng bị động trong việc đáp ứng các nhu cầu về dòng tiền ra. Do đó, rủi ro tín dụng sẽ kéo theo hệ quả là rủi ro thanh khoản.

Rủi ro tín dụng cũng sẽ kéo theo rủi ro lãi suất. Do các dòng tiền không đƣợc trả theo hợp đồng và bị trì hoản nên phát sinh chênh lệch (khe hở) kỳ hạn giữa tài sản và nợ ngoài dự tính. Khe hở kỳ hạn ngoài dự tình này có thể tạo nên các loại rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tƣ trong rủi ro lãi suất.

Rủi ro tín dụng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro vỡ nợ của Ngân hàng. Nhƣ đã phân tích ở trên, rủi ro tín dụng làm sụt giảm vị thế của vốn chủ sở hữu trong Ngân hàng nên nếu nó xảy ra với quy mô lớn hoặc kết hợp đồng thời với các loại rủi tro khác làm vị thế vốn chủ sở hữu giảm đột ngột sẽ dẫn tới rủi ro vỡ nợ của Ngân hàng.

+ Gia tăng chi phí về vốn cho các khoản vay của Ngân hàng:

Rủi ro tín dụng làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ và tác động tiêu cực đến đánh giá của công chúng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng về mức độ rủi ro của Ngân hàng. Điều này làm cho thị trường vốn yêu cầu một phần bù rủi ro cao hơn cho các khoản đầu tƣ vào Ngân hàng trong lãi suất huy động dẫn đến chi phí huy động của Ngân hàng tăng lên.

+ Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng:

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín, giảm giá trị thương hiệu của Ngân hàng trước công chúng do đó ảnh hưởng nặng nề đến vị thế kinh doanh của Ngân hàng. Một khi khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Bên cạnh đó, việc mất lòng tin còn làm ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các dịch vụ qua Ngân hàng.

- Đối với nền kinh tế

Vai trò tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng là rất quan trọng đối với nền kinh tế, đóng vai trò là trung gian trong việc điều hành trong việc cung

cấp một lượng tiền cần thiết đến với tiêu dùng và người tiêu dùng. Đảm bảo việc lưu thông tiền tệ một cách linh hoạt hài hòa góp phần chung vào việc điều hành chính sách vĩ mô của nền kinh tế. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy việc để xảy ra rủi ro trong hoạt đông tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn thấp ảnh hưởng chung đến sự phát triển của nền kinh tế.

Lịch sử đã từng chứng kiến nhƣng hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế của đất nước cung như các ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới đã minh chứng rằng các Ngân hàng lớn sụp đổ thì hậu quả của nó không giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà còn mang tính quốc tế.

- Đối với khách hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng phần lớn đến từ nguyên nhân là khách hàng vay. Rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất của khách hàng vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Khó khăn về tình hìnnh tài chính, kèm theo đó là các khoản nợ đến hạn, quá hạn, khách hàng vay đã tự đánh mất đi nguồn tài trợ từ các Ngân hàng – nơi cung ứng vốn chủ yếu. Thiếu vốn, các DN phải chấp nhận để các cơ hội kinh doanh trôi qua và đông thời các tài sản bảo đảm cho các khoản vay có nguy cơ bị ngân hàng tịch thu hoặc phát mãi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

khách hàng vay sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể.

1.1.3. Quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng đước định nghĩ như sau:

Quản trị rủi ro tín dụng đó là Quá trình xây dựng các cơ chế, chính sách các quy định nhằm mục tiêu hạn chế các rủi ro, giảm thiểu tổn thất và tăng lợi nhuận của ngân hàng chi phí rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung:

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)