Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng

- Quá trình kiểm soát rủi ro còn ƣu tiên dựa vào giá trị tài sản bảo đảm:

Vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng đã đƣợc phòng quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn tuy nhiên vẫn còn những bất cập, và hạn chế trong quá trình kiểm soát rủi ro đặc biệt là vẫn còn dựa nhiều vào giá trị tài sản bảo đảm trong khi cho vay cũng nhƣ kiểm soát rui ro mà bỏ qua những vấn đề quan trọng khác nhƣ là mục đích vay, dòng tiền thực tế của khách

hàng, khả năng thanh toán … Tạo nên tâm lý ỷ lại của cán bộ tín dụng vào tài sản bảo đảm. Từ đó hạn chế việc nâng cao kỹ năng thẩm định của cán bộ tín dụng. Giải quyết vấn đề còn theo hướng thận trọng và cứng nhắc như siết chặt bảo đảm bằng tài sản, tài sản bảo đảm phải đảm bảo 100% món vay mà không áp dụng những chính sách tín dụng khác để kiểm soát rủi ro tốt hơn. Ngoài ra việc xây dựng các cơ chế để có thể cảnh báo cũng nhƣ dự báo sớm những rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Cho nên tăng trưởng tín dụng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường trên địa bàn tỉnh.

- Việc tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng trong nhiều trường hợp chƣa hoàn toàn chặt chẽ: Sự tuân thủ các quy trình tín dụng của chi nhánh nhiều khi còn lỏng lẻo, nhiều khoản tín dụng đƣợc phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà không đi vào phân tích, thẩm định tín dụng một cách cẩn thận. Việc cấp tín dụng còn mang tình cảm tính, quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác.

Cán bộ quản lý khách hàng khi thẩm định cho vay thường chỉ xem xét và đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng dựa vào tài sản bảo đảm và những các số liệu do khách hàng cung cấp, mà không chú trong đến việc kiểm tra thực tế, đánh giá độ chính xác của các số liệu và giám sát sau khi cho vay đã đƣợc sử dụng vào mục đích gì? Tình hình tài chính có lành mạnh không.

Công tác kiểm soát rủi ro của chi nhánh thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay trong khi vấn đề kiểm tra sau khi cho vay còn mang tính hình thức đối phó, chưa được kiểm tra thường xuyên mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tài sản bảo đảm, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tín dụng.

- Chƣa thực hiện đúng mức yêu cầu phân tán rủi ro trong cho vay vay:

Hiện nay tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh khoảng 1.376 tỷ trong đó

chiếm 70% trên tổng dƣ nợ vay thì tập trung chủ yếu vào các khách hàng vay tiêu dùng có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nhiệp nhƣ: Cà phê, hồ tiêu, cao su, bợ, sầu riêng,…. Đây là vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao mà chi nhánh đang rất quan tâm. Trong điều kiện tình hình kinh tế ổn định không có những bất lợi trở ngại nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của khách hàng thì lợi nhuận đem lại từ các các khách hàng vay tiêu dùng cho ngân hàng là rất lớn tuy nhiên với tình hình giá cả nông sản hiện tại ở mức thấp và thời tiết khó đoán nhƣ hiện nay thì chỉ một rủi ro hoặc bất trắc nào đó xảy ra dù rất nhỏ thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Ngoài ra việc đa dạng hóa danh mục tín dụng chƣa thực hiện tốt, chƣa xây dựng đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng danh mục tín dụng

Đa số các khách hàng vay tiêu dùng đang quan hệ tín dụng tại chi nhánh hiện nay là các nông dân mà trong đó đa số đang thực hiện hoạt đông sản xuất nông nhiệp của mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, chƣa có kiến thức một cách bài bản và việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế. Số dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh phần lớn tập trung vào đối tƣợng này, cho thấy mức độ nguy cơ rủi ro cao trong trường hợp nhóm khách hàng này làm ăn khó khăn, khả năng chậm trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu nhóm nợ tại chi nhánh.

- Việc xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều hình thức: Việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh vẫn còn mang tính hình thức, chủ quan. Cán bộ quản lý khách hàng thường thay đổi số liệu nhập không đúng với số thực tế của khách hàng vay nhằm giúp khách hàng vay có đƣợc hạng tốt để thực hiện chính sách khách hàng dể dàng tạo ra nhiều tiềm ẩn rủi ro. Số liệu của tiêu dùng thường không thực tế tuy nhiên để thuận lợi trong công tác cho vay cũng như chính sách tín dụng cán bộ quản lý khách hàng thường bỏ qua vài tiêu chí cần thiết.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)