KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 104 - 111)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Để tạo điều kiện cho chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, chi nhánh xin có một số kiến nghị một số vấn đề nhƣ sau đối với BIDV TW

a. Công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong vấn đề xử lý nợ, bán nợ xấu

- Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về việc xử lý nợ xấu của

các tổ chức tín dụng kèm theo đó là chỉ thị 06/CT-NHNN và kế hoạch hành động của toàn ngành về xử lý nợ xấu đã mang lại nhiều kết quả tích cực tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu một số công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro. BIDV cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các cơ quan liên quan, quyết liệt hơn nữa trong quá trình xử lý nợ xấu.

- Về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc đặc biệt là ở khâu thuế chuyển nhượng tài sản bảo đảm.

BIDV cần cần phối hợp với các cơ quan có liên quan gồm Bộ tài chính, Bộ TNMT để tháo gỡ các vướng mắc, hiện vẫn còn có một số trường hợp tài sản bảo đảm đã bán xong nhưng người mua không sử dụng được do thuế chưa chuyển về.

- BIDV cần đề nghị NHNN cần phối hợp với các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp để có sự triển khai đồng bộ nhằm phát triển thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

b. Liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tín dụng

Xu hướng của quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới là chuyển từ quản trị rủi ro tín dụng của từng khoản tín dụng riêng biệt sang quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục. Trong khi đó, tại BIDV và kể cả một số NHTM Việt Nam xu hướng này vẫn chưa thật rõ. Phần lớn các chi nhánh, chi nhánh do chƣa đƣợc hiểu rõ, chƣa đƣợc trang bị kỹ năng nên quản trị rủi ro danh mục tín dụng vẫn còn xa lạ. Vì vây, để khắc phục BIDV TW cần tiến hành công tác đào tao, tập huấn, ban hành tiêu chuẩn, tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục tín dụng để các chi nhánh có cơ sở thực hiện.

c. Quan tâm đến việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin cho chi nhánh Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hổ trợ rất nhiều bởi các công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ, và khách hàng.

Tuy nhiên, việc đầu tƣ vào hệ thống công nghệ thông tin là các quyết định thuộc thẩm quyền của BIDV TW. Do đó, kiến nghị BIDV TW tiếp tục đầu tƣ mạnh mẽ cho các trang thiết bị công nghệ thông tin, cải thiện và xây dựng các phần mềm nhằm nâng cao khả năng phục vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với Tiêu dùng nói riêng.

d. Nâng cấp và cải tạo lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với quy định của NHNN và đáp ứng đƣợc các chuẩn mực quốc tế. Thay đổi một số các chỉ tiêu cũng như điểm số cho phù hợp loại bỏ những chỉ tiêu không cần thiết. Hướng dẫn phương pháp chấm điểm, về hệ thống chỉ tiêu, về các trọng số. BIDV TW cần định kỳ thu thập ý kiến của các chuyên gia, của các cán bộ ở cơ sở để điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ cho ngày càng hợp lý hơn.

e. Về việc phối hợp với bộ phận kiểm tra giám sát khu vực

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát của Bộ phận kiểm tra nội bộ các khu vực công tác phòng ngừa rủi ro là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Qua hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng cũng nhƣ rủi ro đạo đức do cán bộ gây ra.

Việc kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng là nhằm kiểm tra tính tuân thủ các chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, pháp lý của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong quá trình cho vay.

Để phát hiện các sai sót khách quan hoặc chủ quan của ngân hàng, Chi nhánh cần có cơ chế phối hợp với Bộ phận kiểm tra nội bộ các khu vực, đề xuất bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1năm/1 lần

nhằm giúp chi nhánh phát hiện kịp thời các rủi ro phát sinh.

Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực đủ mạnh, tạo môi trường kiểm soát tốt trong nội bộ ngân hàng như: tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ, xây dựng và khuyến khích các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đánh giá đúng vai trò của cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phân công nhiệm vụ rõ ràng.

KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ mới, nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế toàn diện hơn, những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện, ngày càng chứng tỏ đƣợc vai trò của mình đối với nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng luôn chú trọng tăng trưởng tín dụng để tăng thị phần nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác quản trị rui ro tín dụng càng được nâng cao nhằm hướng tới đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng theo thông lệ quốc tế.

Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung trong quản trị rủi ro, hoạt động này gắn liền với việc thực hiện quy trình cho vay, quản lý nợ vay các khoản vay cụ thể của cán bộ trong lĩnh vực cấp tín dụng tại các chi nhánh kinh doanh trực tiếp. Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, có thể nói hoạt động kiểm soát rủi ro là bước mang tính triển khai thực hiện trực tiếp.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng;

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk, qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động kiểm soát rủi ro tại chi nhánh;

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay tiêu dùng, từ đó mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho cả ngân hàng khách hàng. Thông qua đó, góp phần giúp Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kinh tế và xã hội đã đƣợc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giao cho.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuấn Anh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn EAKPAM Đăk Lăk, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.

[2] Phan Thị Cúc (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

[3] Hồ Diệu (2000), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

[4] Nguyễn Thị Ngọc Dung (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả, Đại học Đà Nẵng.

[5] Trần Bình Định (2009), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ Quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp

[6] Nguyễn Thị Giang (2018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mai Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả, Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Thị Duy Hiền (2017), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hằng hải Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả, Đại học Đà Nẵng.

[8] Phạm Xuân Hòe và cộng sự (2014), “Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam: Quan niệm và xu hướng phát triển” Tạp chí Ngân hàng số 23, trang 52-55.

[9] Nguyễn Quang Hiện, (2015) “Bàn về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng”, Tạp chí Tài chính số 12, năm 2015.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)