CÁC CĂN CỨ CỦA KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Những kết luận từ phân tích thực trạng

Qua những phân tích thực trạng về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong chương 2 cho thấy chi nhánh đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan trong đó có chất lƣợng tín dụng đang đƣợc kiểm soát khá tốt, nợ nhóm 2 và nợ xấu ở mức thấp so với bình quân ngành, theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ kịp thời nhằm không để nợ quá hạn mới phát sinh. Việc áp dụng đầy đủ, linh hoạt và hiệu quả trong việc vận dụng chính sách cấp tín dụng của BIDV Việt nam để cấp tín dụng cho khách hàng vay tiêu dùng đã góp phần làm cho quy mô tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh cũng nhƣ tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh so với ngân hàng khác trên địa bàn.

Tuy nhiên rủi ro tín dụng trong cho vay khi xảy ra thì không phải là một hiện tƣợng tức thời hay ở hiện tại mà cả một quá trình, một giai đoạn và thường xảy ra trong tương lai, vào những thời điểm mà mình khó lường trước, hay khó xác định đƣợc thời điểm. Rủi ro tín dụng xảy ra chịu tác động của nhiều yếu tố và nhiều nguyên nhân bao gồm chủ quan và khách quan. Vì vậy để hạn chế và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tốt hơn nữa thì phải giảm thiểu tối đa đƣợc những tác động tiêu cực đến các khoản vay, những sai sót trong cho vay, thẩm định cho vay mà do chủ quan của cán bộ quản lý khách hàng, của con người và của ngân hàng thì chúng ta cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa, không ngừng nâng cao chất lƣợng trong quá trình

kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm tra đầy đủ chính xác thông tin khách hàng vay để khắc phục tình trạng bất đối xứng thông tin, phân tán rủi ro trong cho vay tiêu dùng chia sẽ các khoản vay không nên tập trung quá nhiều vào đối tƣợng khách hàng hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, phân loại và trích lập đầy đủ các khoản nợ xấu theo quy định.

3.1.2. Địn ƣớng phát triển trong nhữn năm tới của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và P át tr ển Việt Nam

- Chiến lƣợc của BIDV giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030 đã nêu trong nghị quyết hành động đó là: “ Phấn đấu trở thành ngân hàng nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Là ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường, lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng cường cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản trị điều hành theo quy định của pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cải thiện mức định hạng tín dụng quốc tế, gia tăng giá trị thương hiệu, nâng cao năng suất, thu nhập của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông, trách nhiệm với cộng đồng xã hội”.

Cá địn ƣớng chính:

Nâng cao năng lực tài chính, tập trung tái cơ cấu tài sản rủi ro theo định hướng chất lượng tài sản bảo đảm đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn ( CAR) theo quy định của nhà nước và đáp ứng chuẩn Basel II. Phấn đấu đến năm 2020 vốn chủ sở hữu gấp 2 lần hiện tại.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ, nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5% và tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trước năm 2019.

Đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động

bán lẻ, phát triển tiêu dùng nhỏ và vừa, tiêu dùng FDI, đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, gia tăng tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ trên tổng dƣ nợ, thị phần tín dụng tiêu dùng FDI, SMEs.

Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch công khai hiệu quả. Trong đó ưu tiên phát triển chiến lƣợ ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản phẩm, kênh phân phối phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Phát triển đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao, bồi đắp văn hóa tiêu dùng BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế

3.1.3. Địn ƣớng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng củ N ân àn TMCP Đầu tƣ và P át tr ển Việt Nam- Chi nhánh Bắ Đă Lă

Căn cứ vào định hướng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bối cảnh hoạt động cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đăk Lăk xác định mục tiêu trong thời gian tới là tăng trưởng về quy mô, chất lượng, an toàn, hiệu quả, chuyên nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh do BIDV giao cho.

Về các định hướng hoạt động tín dụng, Chi nhánh xác định trong năm 2019, tiếp tục vẫn là thời gian khó khăn với thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam và đối với chi nhánh, Chi nhánh đặt mục tiêu phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng quy mô tín dụng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững. Tiếp tục tìm kiếm những khách hàng mới trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, Huyện EaHleo, Huyện Krông Buk và Huyện Krông Năng để mở rộng tín dụng và khai thác triệt để tiềm năng của khu vực.

Các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kiểm soát RRTD trong cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng là:

- Quan điểm của Chi nhánh là tăng trưởng tín dụng đi kèm với kiểm soát rủi ro tín dung, cần phải cân nhắc đầy đủ lợi ích giữa hai mục tiêu tăng trưởng tín dụng và kiềm soát rủi ro. Đẩy mạnh tăng trưởng nhưng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đồng thời không hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng và lãi suất trong cho vay.

- Theo dõi tình hình biến động của nền kinh tế cũng nhƣ sự chỉ đạo của BDIV để có những chỉ đạo linh hoạt, kịp thời, phù hợp với những thay đổi trong môi trường hoạt động, không cứng nhắc. Phải phân biệt giữa các biện pháp có tính giai đoạn và tình thế với những biện pháp cơ bản, lâu dài.

- Quan tâm đến khách hàng truyền thống hiện có tại chi nhánh, chú trọng tìm kiếm cho vay các khách hàng có tài chính mạnh , an toàn, từng bước giảm tín dụng đối với những khách hàng không đáp ứng đƣợc các điều kiện cấp tín dụng theo quy định, tăng cường thu hồi nợ đã đối với khách hàng xấu có tiềm ẩn rủi ro, đẩy mạnh việc thu lãi, lãi treo, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

- Đa dạng hóa khách hàng, lĩnh vực cho vay, hạn chế tiếp cận hoặc cho vay quá tạp trung vào các khách hang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nong nghiệp. Xây dựng danh mục cho vay phù hợp với đặc thù của chi nhánh.

- Tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng, quy đình về tài sản bảo đảm, phân quyền phán quyết tín dụng kết hợp với việc xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, chính sách lãi suất hợp lý.

- Nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường năng lực tự kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách của ngành và của NHNN, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)