CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2.1. Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống thông
Rủi ro tín dụng xảy ra là do nhiều nguyên nhân trong đó tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy vấn đề nắm bắt nhiều thông tin của khách hàng vay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay. Để có đƣợc hệ thống thông tin đầy đủ và an toàn phòng cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị bảo đảm cho cán bộ QLKH và ban lãnh đạo có thể tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Hiện nay việc đánh giá thẩm định khách hàng vay tại chi nhánh còn dựa vào tài sản bảo đảm nên cán bộ quản lý khách hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào thông tin về tài sản bảo đảm mà xem nhẹ việc việc thu thập thông tin toàn diện về người vay, chưa có cái nhiền toàn diện về các mối quan hệ, về kinh tế, về đời sống và khả năng tài chính của khách hàng vay. Do đó, trước hết là cần phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý khách hàng, nên xem tài sản bảo đảm chỉ là một điều kiện bắt buộc trong quá trình cho vay, là một công cụ để hạn chế rủi ro.
Chi nhánh cần có biện pháp kiểm tra độ tin cậy thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ các người quen, người có uy tín ở nơi sinh sống của khách hàng, tại nơi khách hàng làm việc, chương trình tra cứu thông tin CIC của NHNN, cơ quan pháp luật... Nên khuyến khích cho vay đối với các khách hàng vay tiêu dùng có nguồn trả nợ từ lương là lãnh đạo các đơn vị hành chính nhà nước và các các khách hàng là chủ các doanh nghiệp.
Đối với các khách hàng vay tiêu dùng đang có nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh cần tích cực, chủ động đánh giá lại toàn diện khách hàng và tài sản bảo đảm để có thể đƣa ra các biện pháp cụ thể, chính xác phục vụ tốt nhất cho việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu với mức độ thiệt hại thấp nhất.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng tại chi nhánh cần phải có nhiều phương pháp tiếp cận thông tin khác nhau để thẩm định thông tin khách hàng chẳng hạn nhƣ việc thu thấp thêm thông tin từ đài báo và các kênh thông tin về tình hình tài chính của địa phương và giá cả các mặt hang nhất là nông sản trên địa bàn để có thể đưa ra đinh hướng chung cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng. Chi nhánh cần xây dựng các báo cáo chỉ ra đƣợc nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ví dụ nhƣ nguồn rủi ro từ thông tin, nguồn từ khách hàng, từ cán bộ quản lý khách hàng, từ quy trình tín dụng.
Tận dụng kỹ năng trong việc lưu trữ thông tin một cách có hệ thống của các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, việc ứng dụng công nghệ đang hiện có, BIDV Bắc Đăk Lăk cần chú trọng vào chất lƣợng thông tin thu thập:
Tổ chức cập nhật, lưu trữ thông tin liên quan đến khách hàng phải chính xác, khách quan, kịp thời và có hệ thống. Thiết lập mối liên hệ với các Ngân hàng khác để chia sẻ thông tin thu thập đƣợc về khách hàng. Cần đƣa ra các dự báo nhận định về những diễn biến của nền kinh tế đất nước trong thời gian tới có thực sự ảnh hưởng đến tình hình tài chính, việc sản xuất và kinh doanh của khách hàng hay không. Ví dụ nhƣ về chính sách, lãi suất,… cần phải phân tích diễn biến cũng nhƣ đƣa ra các dự báo một cách định kỳ để phục vụ đắc lực cho hoạt động tín dụng đặc biệt là các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
3.2.2. Bảo đảm việc tuân thủ nghiêm túc á quy trìn quy định trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
Chi nhánh cần phải theo dõi và thường xuyên cập nhật kiến thức về các
vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV cũng nhƣ văn bản chỉ đạo của NHNN. Có cách thức xây dựng và thực hiện nghiêm túc về các quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo hoạt động phải đƣợc thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, có tính hệ thống và dựa trên cơ sở nền tảng khoa học về quản trị rủi ro.
Hoàn thiện các biện pháp, công cụ để đo lường rủi ro tín dụng, phương pháp đo lường rủi ro ngân hàng sử dụng phải phù hợp với các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và phải thường xuyên xác định lại theo định kỳ, kiểm tra xác minh thông tin tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh,… nếu có dấu hiệu bất thường và khả nghi nào thì tập trung làm rõ, trong đó cần chú ý đến một số nội dung sau.
Trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, chi nhánh cần nghiên cứu tiếp cận xây dựng quy chuẩn theo hướng cụ thể hóa các nội dung thực hiện các chiến lƣợc kiểm soát rủi ro nhƣ: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu để làm cơ sở cho việc thống nhất thực hiện trong toàn Chi nhánh. Trong hoạt động tài trợ rủi ro, cũng cần nghiên cứu để hình thành chính sách xử lý, vận dụng các công cụ tài trợ đa dạng hơn cho từng tình huống, tạo cơ sở cho việc xử lý đƣợc nhất quán và có kế hoạch.
Cán bộ QLKH cần phải tuân thủ chặt chẽ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó cần phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt hoạt động tín dụng thông qua công tác kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm và có các biện pháp xử lý phù hợp để ngăn ngừa tổn thất.
Song hành cùng với mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng đối với khách hàng vay tiêu dùng nhằm nâng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, hoạt động của bộ phận tín dụng tại Chi nhánh phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, dựa trên cơ
sở phân loại khách hàng từ công tác xếp hạng tín dụng và các thông tin thu thập trong quan hệ với khách hàng, Cán bộ QLKH có thể vận dụng linh hoạt một số bước trong quy trình tín dụng để giảm thiểu bớt các thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho khách hàng. Đặc biệt đối với khách hàng thân thiết, uy tín, đã có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, có hồ sơ lưu trữ và thông tin được theo dõi, cập nhật thường xuyên thì có thể rút ngắn một số thủ tục như thu thập thông tin, hướng dẫn hồ sơ… để tập trung vào các công việc như thẩm định các phương án, dự án kinh doanh.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định trong cho vay
Phần lớn các rủi ro tín dụng thường bắt đầu từ việc phân tích và thẩm định các khoản vay không cẩn thận và thiếu thông tin chính xác dẫn đến việc ra quyết định trong cho vay là sai lầm. Đây là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Vì vậy, để hạn chế rủi ro đòi hỏi cán bộ quản lý khách hàng tại phòng trong quá trình thực hiện công tác phân tích và thẩm định khách hàng thật tốt, có cái nhìn khách quan đúng bản chất về tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên thì cán bộ quản lý khách hàng tại chi nhánh cần phải thực hiện phân tích và thẩm định một cách tổng thể về khách hàng vay, dựa trên các thông tin đã đƣợc kiểm tra và đánh giá cán bộ quản lý khách hàng cần xác định đƣợc hạn mức tín dụng cũng nhƣ thời hạn cho vay hợp lý.
Ngoài ra cần chú trọng đến việc phân tích định lƣợng kết hợp với phân tích định tính để nhận ra các rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Các công cụ hay các chỉ tiêu này cần được thường xuyên điều chỉnh thay đổi nhằm đáp ứng cho phù hợp với thực tế và các yêu cầu về quy định của BIDV. Việc sử dụng các mô hình định lƣợng sẽ giúp cho
ngân hàng thấy đƣợc mức độ rủi ro một cách rỏ ràng nó, phản ánh một cách chính xác hơn mức độ rủi ro của các khoản vay và có đƣợc các dự kiến cũng như xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.
Trong thẩm định có những trường hợp các tài sản bảo đảm được định giá cao hơn giá trị thực tế. Vốn tự có của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp nên khi rủi ro xảy ra thì tính chịu trách nhiệm của khách hàng thấp, khả năng thu hồi vốn không cao. Do đó, để đảm bảo tính chính xác trong xác định giá trị của tài sản bảo đảm có giá trị lớn nên thuê một tổ chức định giá có uy tín để thực hiện việc thẩm định giá trị tài sản bảo đảm.
Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng nhƣ tỷ lệ vốn tự có, các tài sản đảm bảo... để đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài việc phân tích tín dụng làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng đối với từng đề nghị vay vốn, ngân hàng cũng nên thường xuyên thực hiện phân tích tín dụng theo định kỳ. Nó là căn cứ để hoạch định và điều chỉnh chiến lược phát triển tín dụng trong tương quan đánh đổi với rủi ro tín dụng. Nó cũng là cơ sở để Chi nhánh đánh giá cơ cấu chất lƣợng tín dụng, khả năng thu nợ và lập kế hoạch cấp tín dụng theo từng đối tƣợng cho vay cũng nhƣ theo từng lĩnh vực đầu tƣ.
Thường xuyên theo dõi các khoản vay nhằm có những phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng theo định kỳ dựa trên những phân tích đánh giá mà cán bộ quản lý khách hàng có những đề xuất về mức cấp tín
dụng, kỳ hạn vay, lãi suất, tài sản bảo đảm… cho phù hợp với thực tiễn hiện tại của khách hàng. Phân tích tác động của các chính sách vĩ mô, các chính sách kinh tế có tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường và những biến động của thị trường. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp ngân hàng điều chỉnh các chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động tín dụng một cách khoa học và hợp lý.
3.2.4. Tăn ƣờng kiểm tr ám sát s u o v y đối với Khách hàng vay tiêu dùng
Trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk tình trạng mất mùa và giá cả các mặt hàng nông sản thấp làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính, cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng.
Nhằm hạn chế việc Ngân hàng không nắm bắt kịp thời tình trạng của khách hàng và để có thể kịp thời đƣa ra những chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng chính xác và cụ thể nhất, thì Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi cho vay.
Thực hiện kiểm tra kiểm soát định kỳ tất cả các loại hình cho vay, các nhóm khách hàng vay vốn, ví dụ kiểm tra thường xuyên hằng tuần đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm làm tài sản hình thành từ vốn vay. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, cần đẩy mạnh công tác giám sát, đôn đốc khách hàng nghiêm túc thực hiện các giao kết tín dụng.
Kiểm tra giám sát một cách cẩn thận nhằm đảm bảo nghiêm túc xem xét và đánh giá đƣợc tất cả các đặc tính quan trọng đối với mỗi khoản vay:
+ Đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán.
+ Đánh giá lại giá trị của tài sản thế chấp theo định kỳ.
+ Xem xét tính pháp lý của hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng khi
xảy ra rủi ro đối với các khoản vay thì ngân hàng là cơ quan đầu tiên có quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.
+ Xem xét đánh giá sự thay đổi về tình hình tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá về tình hình khách hàng. Ngân hàng cần thường xuyên xem xét và nắm bắt về tình hình vay nợ và các nguồn thu nhập của khách hàng. Yêu cầu khách hàng chuyển toàn bộ thu nhập về tài khoản thanh toán tại Ngân hàng để có thể đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Xem xét lại toàn bộ các khoản vay có còn phù hợp với chính sách của hiện tại của ngân hàng hay không? Có phù hợp với những tiêu chuẩn mà các cơ quan quản lý đang áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.
- Trong trường hợp có dấu hiệu suy giảm về tình hình kinh tế lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong lƣợng khách hàng cho vay tiêu dùng của ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề lớn (tình trạng mất mùa, hạn hán, sâu bệnh, giá cả các mặt hàng nông sản thấp,…) thì ngân hàng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, cập nhật thông tin khách hàng và thị trường, đánh giá các tình huống phát sinh ngoài dự kiến sau khi giải ngân để giám sát nguồn vốn kịp thời.
3.2.5. Tăn ƣờng hoạt động hiệu quả của bộ phận quản lý rủi ro Hiện nay bộ phận QLRR tại chi nhánh với số người ít nên sự tham gia vào việc kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng chỉ dựa trên việc đánh giá chung cả chi nhánh và đưa ra các định hướng cho các bộ phận Quan hệ Khách hàng thực hiện.
Bộ phận quản lý rủi ro cần phải có những công cụ, biện pháp cũng nhƣ các chế tài cần thiết trong quá trình kiểm tra các khoản vay. Cần đƣợc trao
quyền độc lập để họ thực thi tốt nhiệm vụ của mình, quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin tại các bộ phận đƣợc kiểm tra, các quy chế về tổ chức và hoạt động của ngân hàng cần có ý kiến của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trước khi ban hành. Như vậy công tác kiểm tra giám soát nội bộ mới được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.
Thực tế, để nâng cao chất lƣợng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì bộ phân quản trị tín dụng, quản lý rủi ro, bộ phận hậu kiểm đóng vai trò rất quan trọng, cần phải nâng cao chất lƣợng kiểm tra của các bộ phận này. Các bộ phận này tùy theo chức năng nhiệm vụ cụ thể khi đƣợc phân công cần phải làm việc hiệu quả, công tâm và chính xác nhằm kiểm tra các khoản vay mới và kiểm tra lại các khoản vay cũ của khách hàng.
Khi khách hàng có yêu cầu rút tiền vay, cán bộ trực tiếp cho vay phải kiểm tra chặt chẽ các giấy tờ liên quan đến việc rút vốn vay của khách hàng, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, lịch rút vốn, giấy nhận nợ,...
Theo quy định mới của ngân hàng nhà nước thì việc giải ngân bằng tiền mặt chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể (thu mua nông sản, thủy sản…) và rất hạn chế. Vì vậy cần phải hạn chế giải ngân bằng tiền mặt yêu cầu các tiêu dùng khi đi vay cần áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của tiêu dùng...
Rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính yếu kém mà còn do ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay và không giám sát tốt tình hình khách hàng. Do đó, cần phải theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Kiểm tra chặt chẽ tình hình khách hàng sẽ giúp ngân hàng chủ động trong việc thu nợ vay, cũng nhƣ kiểm soát đƣợc nợ quá hạn của khách hàng.
Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng