CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2.7. Thực hiện tốt việc phân loại nợ, các biện pháp mới trong xử lý nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
- Cần phải trích lập dự phòng RRTD cho tất cả các khoản nợ xấu, việc trích lập phải thể hiện tính cách khách quan, khoa học phù hợp theo hướng dẫn của Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 và sửa đổi bổ sung một số điều của thông thƣ 02/2013 nhằm phản ánh trung thực chất lƣợng tín dụng theo các nhóm nợ tương ứng, đồng thời tính toán và tăng cường trích lập dự phòng rủi ro ở mức tối đa, cố gắng trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên phòng cần chú ý việc định giá tài sản bảo đảm ngay tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm cũng như tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm bổ sung trong trường hợp cầm cố thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Điều này, giúp phòng trích lập dự phòng một cách chính xác bảo đảm hạn chế tổn thất rủi ro tín dụng tiêu dùng xảy ra.
- Việc phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro cần phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặt khi cần thiết có thể làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng.
- Thông tƣ số 02/2013/TT - NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2013 thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN, giúp cho các ngân hàng đƣa các khoản nợ xấu phản ánh đúng với bản chất thực của các khoản nợ.
- Bên cạnh với việc xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay bằng quỹ dự phòng rủi ro, chi nhánh cần nâng cao hơn nữa nhận thức của một số bộ phận cán bộ phong giao dịch trong việc tích cực tận thu hồi nợ sau khi đã đƣợc chuyển hạch toán ngoại bảng vì trong trường hợp tận thu hồi được nợ ngoại bảng thì đây chính là nguồn thu nhập bất thường của ngân hàng.
- Xử lý nợ có vấn đề là phương pháp giúp giảm thiểu tổn thất khi rủi ro đã xảy ra. Trên thực tế, các Ngân hàng vẫn coi đây là một hoạt động đƣợc dành rất nhiều nỗ lực. Tại chi nhánh, công tác này đã đƣợc coi là một công tác trọng tâm. Tất cả cán bộ đều phải có trách nhiệm, kể cả phân công lãnh đạo chi nhánh trực tiếp tiến hành.
Trong thời gian tới, để làm tốt hơn công tác xử lý nợ
+ Đánh giá lại toàn bộ chất lƣợng tín dụng của các khoản vay, tình hình trả nợ vay nhằm có biện pháp sử lý phù hợp với từng khách hàng. Đối với khoản vay có khả năng rủi ro xảy ra cao, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, hiện tại do nguyên nhân khách quan tạm thời nhƣng không phải là cấp bách, bất khả kháng, khách hàng vẫn có tình hình tài chính bình thường và Ngân hàng có đầy đủ thông tin để xem xét và đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, phương án trả nợ của khách hàng là đảm bảo thì Ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm
bớt sức ép trả nợ gốc và lãi đến hạn, tạo điều kiện cho khách hàng có đƣợc cơ hội tăng các nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng.
+ Việc cơ cấu lại nợ đƣợc thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ tài liệu:
căn cứ chứng minh nguyên nhân dẫn đến khó có khả năng trả nợ; phương án khắc phục sự yếu kém về tình hình tài chính khả thi; phương án nguồn trả nợ cơ cấu rõ ràng, cụ thể, chắc chắn, khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn theo thời hạn đề nghị cơ cấu.
+ Cần phải có cơ chế đủ mạnh và chính sách linh hoạt nhằm gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ quản lý khách hàng với việc thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Tránh tâm lý ỷ lại vào xử lý từ dự phòng RRTD. Song song với xử lý nợ xấu là phải có biện pháp xử lý những người có liên quan gây ra nợ xấu. Tùy vào nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm, mức độ sai phạm, hậu quả kinh tế - xã hội để có hình thức xử lý thỏa đáng. Một khi xử lý nợ xấu tạo nên sự công bằng, hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, là giải pháp quan trọng để mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả hơn.
+ Phối hợp chặt chẻ với các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu bao gồm các cơ quan Tòa án, thi hành án, công an, trung tâm bán đấu giá tài sản nhằm đảm bảo việc xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay diễn ra một cách thuận lợi thu tiền về một cách sớm nhất. Dựa trên tính chất của từng loại tài sản bảo đảm khoản vay mà Chi nhánh cần lựa chọn hình thức xử lý cho phù hợp:
* Đối với các tài sản dễ luân chuyển, chuyển nhượng trên thị trường có đủ điều kiện về mặt pháp lý, Ngân hàng cần xác định kế hoạch thu nợ ngay.
* Đối với các tài sản có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhƣng tính luân chuyển thấp, Ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho Ngân hàng qua các hình thức thích hợp.
* Đối với các khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn còn nợ và đang hoạt động ngân hàng cần làm việc trực tiếp với khách hàng, trao đổi và đề ra các biện pháp nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời xây dựng kế hoạch trả nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
+ Cần phải tuyên truyền và giải thích cho khách hàng hiểu rõ về việc mua bảo hiểm cho các khoản vay. Thuyết phục khách hàng nên mua bảo hiểm cho các khoản vay nhằm đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng khi có những rủi ro không may xảy ra. Biện pháp này đƣợc coi là biện pháp chuyển giao rủi ro.
Việc hoàn thiện hệ thống định hạng tín dụng theo hướng giảm số lượng các tiêu chí cần thiết, xây dựng một bộ các tiêu chí với các trọng số phù hợp, thực chất với mục tiêu đề ra nhằm làm cơ sở để đánh giá chính xác về tình hình thực tế của tiêu dùng. Bộ các tiêu chí này là bắt buộc và có tính chất liên kết với nhau giữa các tiêu chí nhằm khắc phục tình trạng nhập thông tin không đúng so với thực tế ví dụ nhƣ thông tin về quy mô, doanh thu, trình độ, lương cán bộ… phải liên quan với nhau. Mục tiêu chủ yếu của giải pháp này là làm nhƣ thế nào đó mà hệ thống XHTDNB khi đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn góp phần hổ trợ một cách thực chất cho hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng, tránh sa vào căn bệnh hình thức.