CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.2. Những biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mà BIDV- Chi nhánh Bắc Đăk Lăk đã triển khai trong thời gian qua và tình hình thực hiện
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
- Lựa chọn khách hàng cho vay trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã đƣợc áp dụng cho tất cả các Ngân hàng thương mại và BIDV cũng không nằm ngoại lệ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay tiêu dùng đang áp dụng tại BIDV Bắc Đăk Lăk là cách thức xếp hạng sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng;
kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính, bao gồm các chỉ tiêu nhỏ; số lƣợng chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu là khác nhau.
Kết quả xếp hạng của khách hàng cá nhân là một trong các căn cứ để đƣa
ra quyết định tín dụng, áp dụng chính sách khách hàng và dùng để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
Trên cơ sở XHTDNB để thực hiện các chính sách khách hàng đối với hoạt động cho vay đối với Tiêu dùng nhƣ sau:
Bảng 2.5. Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Khách hàng cá nhân
STT Hạng
1 AAA
2 AA+
3 AA
4 AA-
5 A+
6 A
7 A-
8 BBB
9 BB
10 B
BIDV dựa trên kết quả xếp hạng của khách hàng cá nhân áp dụng để hỗ trợ quyết định cấp tín dụng, không sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Các chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng vay tiêu dung là:
- Các khách hàng trong độ tuổi lao động phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đang sinh sống, làm việc thường xuyên tại các thành phố, thị xã, thị trấn và có mức thu nhập ổn định từ mức trung bình khá trở lên; Các khách hàng có quan hệ tiền gửi tại BIDV; Các khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó đang đƣợc áp dụng chính sách “cấp tín dụng bình thường” trở lên theo Chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV.
- Các khách hàng có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu)/tiền gửi, bất động sản.
BIDV thực hiện tiếp thị cấp tín dụng gắn với việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác đến khách hàng, hướng tới cung cấp trọn gói dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu của khách hàng.
- Đối với các khách hàng đƣợc xếp hạng từ AA- trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: đƣợc xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, áp dụng “Chính sách ƣu tiên cấp tín dụng” - tích cực tiếp thị, phát triển mối quan hệ giữa BIDV và khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của khách hàng.
- Đối với các khách hàng đƣợc xếp hạng A+, A, A- theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách cấp tín dụng bình thường” - đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng theo các chính sách, sản phẩm hiện hành của BIDV trong từng thời kỳ nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực giữa BIDV và khách hàng.
- Đối với các khách hàng đƣợc xếp hạng từ BBB trở xuống theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách tiếp cận thận trọng” - cho vay có chọn lọc theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu vay vốn phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng để mở rộng cơ hội bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của BIDV
Qua quá trình phân tích cho thấy thực tế rằng BIDV thực hiện quá trình thu thập, sử dụng thông tin, khai thác số liệu về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC của NHNN). Việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý số liệu, thông tin khách hàng, vận hành và quản lý hệ thống XHTDNB, quản lý rủi ro.
Việc xử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay tại BIDV đƣợc đánh giá là phù hợp và đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu của NHNN, với các tiêu chuẩn định hạng tín dụng quốc tế. Việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh đã góp phần quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng tín dụng trong các khoản cho vay, hạn chế rủi ro tín dụng và phục vụ tốt cho việc thực hiện các chính sách tiếp thị và cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Lựa chọn cơ hội cho vay qua kết quả thẩm định và tái thẩm định tín dụng:
Công tác thẩm định tín dụng là một bước quan trọng nhằm giúp cho NHTM có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về tình hình tái chính và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Khả năng NHTM có thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi vay hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của khách hàng.
Công tác thẩm định tín dụng sẽ giúp NHTM loại bỏ đƣợc những dự án không đem lại lợi nhuận trong tương lai, gây ra RRTD cho NHTM. Công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh do cán bộ Quản lý khach hàng chịu trách nhiệm, chi nhánh không phân công tách bạch bộ phận thẩm định riêng mà cán bộ chịu trách nhiệm món vay nào sẽ thực hiện thẩm định món vay theo sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng/ phụ trách phòng.
Tại chi nhánh đã sử dụng các biện pháp cần thiết để né tránh RRTD trong cho vay tiêu dùng thông qua thẩm định và tái thẩm định tín dụng, tuy nhiên trong thực tế việc đánh giá và xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh vẫn còn mang tính chủ quan của cán bộ, chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, vì vậy sẽ có nhiều trường hợp đánh giá xếp hạng không đúng với tình hình thực tế của khách hàng; có những khách hàng tốt nhƣng do cảm tính và thu thập nguồn thông tin không đầy đủ nên cán bộ lại đánh giá xếp hạng không tốt và ngƣợc lại có những khách hàng không tốt nhƣng theo chủ quan cán bộ lại đánh giá tốt, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định cấp tín
dụng, mất cơ hội cấp tín dụng cho những khách hàng tiềm năng. Cụ thể đối với chi nhánh: cho vay tiêu dùng các khách hàng hoạt động thuộc linh vực nông nghiệp nông thôn thì nguồn thu nhập của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào việc đƣợc mùa và đƣợc giá của nông sản. Và nguồn thu này chỉ đƣợc thực hiện vào cuối vụ khi người nông dân đã thu hoạch và bán xong, tuy nhiên, khi thẩm định phương án vay thì cán bộ phải ước tính nguồn thu từ phương án đầu tƣ của khách hàng để ra quyết định cho vay hay không. Điều này có thể dẫn đến việc nhiều khi quyết định của cán bộ không chính xác vì thực tế diễn ra khác với dự tính ban đầu của cán bộ, nguy cơ món vay bị quá hạn hoặc thành nợ xấu là rất cao.
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
- Xây dựng và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khách hang:
Chi Bắc Đăk Lăk thành lập vào năm 2008 từ tiền thân là chi nhánh cấp 2 trƣợc thuộc BIDV chi nhánh Đăk Lăk nên chi nhánh với xuất phát điểm thấp dƣ nợ tín dụng những ngày đầu tiên chỉ khoảng 132 tỷ, khách hàng ít, thị trường chưa phát triển trong khi nền cán bộ tại Chi nhánh nên còn yếu nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển cũng như mở rộng mạng lưới.
Để có thể phát triển và mở rộng mạng lưới hiệu quả thì việc đầu tiên của chi nhánh là phải xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ tốt bằng cách chi nhánh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện 2 bộ quy chuẩn: Bộ quy tắc ứng xử và Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp đến toàn thể cán bộ của phòng để xây dựng văn hóa Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng, ý thức tuân thủ pháp luật và quy trình nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng
Phân chia nhiệm vụ cụ thể đến với từng cán bộ quản lý khách hàng, trách
nhiệm trong việc tìm kiếm, phát triển, tăng quy mô dƣ nợ vay cũng nhƣ chất lượng tín dụng đối với từng món vay. Ngoài việc giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cụ thể đến với từng cán bộ quản lý khách hàng thì còn có giao thêm chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dƣ nợ.
- Thực hiện quy trình cho vay :
Việc thực hiện đúng và đủ theo quy trình tín dụng trong cho vay tiêu của BIDV là yếu tố cốt lõi, nên đƣợc BIDV Bắc Đăk Lăk rất chú ý thực hiện.
Chi nhánh đã triển khai và có các chế tài kiểm soát việc tuân thủ nghiêm các quy trình cấp tín dụng cũng nhƣ các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng, quy trình này buộc tất cả các cán bộ quản lý khách hàng từ khâu tiếp thị khách hàng và lập đề xuất cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng cấp tín dụng phải tuân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Đăk Lăk gồm các bước chủ yếu sau:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng Cán bộ quan hệ khách hàng (QLKH) thực hiện các nội dung:
+ Đầu mối tiếp thị, hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ cấp tín dụng
+ Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo các nội dung:
Đánh giá chung về khách hàng; phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng các chính sách và lãi xuất phù hợp với khách hàng, phân tích, đánh giá khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp, đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành về toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: Rủi ro do khách quan, rủi ro do thị trường, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ Ngân hàng.
Bước 2: Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng
Kiểm tra đầy đủ các thông tin, nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Lãnh đạo phòng giao dịch/Phó giám đốc phụ trách QLKH.
Trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng đƣợc Lãnh đạo phòng giao dịch/Phó giám đốc phụ trách QLKH phê duyệt sẽ đƣợc chuyển lại cho Bộ phận QLKH để xử lý tiếp các bước sau khi phê duyệt.
Trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro: Chuyển gửi toàn bộ hồ sơ tín dụng về bộ phận quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng, gửi hồ sơ tín dụng về Trụ sở chính (Ban QLRRTD).
Trường hợp nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thông báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
Bước 3: Thẩm định rủi ro
+ Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR.
+ Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình Giám đốc phê duyệt rủi ro. Trường hợp phê duyệt rủi ro thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng thì tiếp tục trình Hội đồng tín dụng để phê duyệt cấp tín dụng.
Bước 4: Phê duyệt cấp tín dụng
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ.
- Trường hợp cấp tín dụng không qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê
duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng (phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng đƣợc coi là Quyết định cấp tín dụng).
Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng: Việc phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng và đƣợc coi là Quyết định cấp tín dụng.
Trường hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro: Việc phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng.
Trường hợp đối với khoản tín dụng đã được thông qua chủ trương cấp tín dụng nhƣng khi xem xét hồ sơ chính thức theo quy định này nếu cấp có thẩm quyền không đồng ý cấp tín dụng thì cấp đó báo cáo cấp đã thông qua chủ trương cấp tín dụng
Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt
+ Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, cán bộ QLKH trao đổi trực tiếp với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và soạn thảo các Hợp đồng trình cấp có thẩm quyền ký kết các hợp đồng.
+ Sau khi hợp đồng vay đã đƣợc ký kết, bộ phận QLKH chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng về Bộ phận quản trị tín dụng (QTTD) để kiểm soát và thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ theo quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ.
Bước 6: Giải ngân
Bộ phận QTTD sau thực hiện kiểm soát và nhập thông tin khoản vay vào
hệ thống SIBS, thì thực hiện bàn giao hồ sơ giải ngân cho bộ phận Giao dịch khách hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Bước 7: Sau giải ngân thực hiện giám sát và kiểm soát + Bộ phận QLKH có trách nhiệm:
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết.
Thường xuyên theo dõi và phân tích về tình hình làm ăn và tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Khi thấy các dấu hiệu rủi ro về khoản vay của khách hàng cán bộ QLKH phải có hình thức báo cáo về các dấu hiệu rủi ro đồng thời có đề xuất cách giải quyết vấn đề cho Lãnh đạo Phòng thông qua và
Theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng.
Đề xuất và trực tiếp thực hiện các phương án xử lý, thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng nhƣ: Xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp.
+ Bộ phận QLRR có trách nhiệm:
• Phối hợp với Bộ phận QLKH và Bộ phận QTTD trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.
• Trình lãnh đạo các phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng như: Xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ, chuyển thành vốn góp, dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, ...
• Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã đƣợc bán nợ, khoanh nợ, ...