Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay

Chính sách tín dụng của NHTM là: Một hệ thống các biện pháp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Có thể coi chính sách tín dụng nhƣ là một vũ khí cạnh tranh nhằm khẳng định vị thế của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, chính sách, định hướng trong chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ quản lý khách hàng. Để có thể đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẻ, nhất thiết cần phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với từng điều kiện cụ thể, thích ứng với từng thời điểm, linh hoạt, phù hợp với các định hướng của NHTM trong từng thời kỳ, phát huy đƣợc các thế mạnh, khắc phục và hạn chế đƣợc các điểm yếu nhằm mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả.

Một chính sách tín dụng phù hợp đƣợc sẽ xác định những yêu cầu, cơ chế áp dụng cho các hoạt động tín dụng, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay đối với Tiêu dùng của Ngân hàng. Một chính sách tín dụng khi áp dụng đều phải bảo đảm rằng tuân thủ quy định của Ngân hàng. Ngƣợc lại, một chính sách tín dụng không hợp lý, ví dụ nhƣ quá nhấn mạnh vào lợi nhuận Ngân hàng mà đơn giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng, đặt mục tiêu về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, hoặc do áp lực cạnh tranh mà các Ngân hàng có chủ trương đơn giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng nhằm thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với Ngân hàng sẽ gây nên những tổn thất tiềm ẩn trong hoạt

động Ngân hàng.

b. Quy trình tín dụng của Ngân hàng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và trong công tác cho vay đối với Tiêu dùng. Ngân hàng yêu cầu xây dựng một trình tự nhất định trong cho vay từ lúc bắt đầu chuẩn bị hồ sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi giải ngân và chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên tục, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất các hoạt động tác nghiệp của Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng cho Khách hàng.

Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của Ngân hàng. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng, đặc biệt là rủi ro trong cho vay đối với Tiêu dùng.

Một quy trình tín dụng phù hợp, chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đồng thời nâng cao lợi nhuận; Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng.

c. Vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng

Về lý thuyết, các nguyên tắc quản lý tín dụng xuất phát từ mục tiêu khắc phục hậu quả của tình trạng bất đối xứng về thông tin, bao gồm các nguyên tắc sau:

- Sàng lọc và giám sát khách hàng: Lựa chọn đối nghịch buộc các Ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có ít rủi ro nhất, đó là quá trình sàng lọc khách

hàng được thực hiện trước khi món vay được quyết định. Khi quyết định cho vay đã đƣợc thực hiện, Ngân hàng phải giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay nhằm đảm bảo thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay đó.

- Quan hệ khách hàng lâu dài: Để quản lý món vay đƣợc hiệu quả, Ngân hàng cần thu đƣợc các thông tin về khách hàng, điều này có thể đƣợc làm tốt bằng việc thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng. Quan hệ khách hàng lâu dài giúp cho Ngân hàng hiểu biết về tình hình tài chính của khách hàng, một mặt làm giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giám sát cho Ngân hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng ra các quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bảo đảm bằng tài sản và số dƣ bù: Bảo đảm bằng tài sản đối với khoản vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, làm giảm bớt tổn thất Ngân hàng phải gánh chịu nếu trường hợp rủi ro xảy ra. Nó vừa có chức năng là nguồn thu nợ thứ cấp vừa có chức năng hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do tính trạng bất đối xứng về thông tin trong giao dịch tín dụng. Số dƣ bù là một dạng đặc biệt tài sản bảo đảm có chức năng hổ trợ Ngân hàng giám sát người vay và từ đó hạn chế rủi ro xảy ra bắt nguồn từ khách hàng.

- Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm phát sinh rủi ro tín dụng. Để đối phó với vấn đề này, Ngân hàng có thể thực hiện việc hạn chế tín dụng theo hai cách: Ngân hàng đƣợc quyền từ chối bất kỳ yêu cầu vay vốn nào của khách hàng hoặc Ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mức mà người vay mong muốn.

d. Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng đƣợc thực hiện thông qua vai trò của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng.

Vì vậy, chất lƣợng của cán bộ đảm nhiệm các phần hành liên quan đến

tín dụng nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với Tiêu dùng của Ngân hàng. Chất lƣợng của nhân viên tín dụng phải đƣợc đảm bảo hai yếu tố năng lực chuyên môn và đạo đức:

Năng lực chuyên môn thể hiện ở kiến thức và kỹ năng trong thực hiện các công việc cụ thể, trong tầm nhìn về các vấn đè liên quan đến khoản cấp tín dụng; Đạo đức nghề nghiệp với bất kỳ hoạt động nào cũng rất quan trọng nhƣng riêng đối với lĩnh vực cấp tín dụng Ngân hàng thì đặc biệt quan trọng vì những hành vi trục lợi rất dễ xảy ra làm cho nguy cơ rủi ro gia tăng. Thực tế đã chứng minh một điều rõ ràng là NHTM nào có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt thì ở đó công tác hạn chế rủi tro tín dụng đạt kết quả tốt và ngƣợc lại.

e. Năng lực tài chính và trang bị công nghệ Ngân hàng

Để thực hiện đƣợc tốt hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM thì năng lực tài chính và trang thiết bị công nghệ Ngân hàng là không thể thiếu.

Năng lực tài chính của một Ngân hàng đƣợc đánh giá qua nhiều yếu tố trong đó các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:

- Năng lực về vốn chủ sở hữu thể hiện ở tỷ lệ vôn chủ sở hữu trong tổng tài sản và các hệ số an toàn.

- Năng lực thanh toán thể hiện ở các hệ số thanh toán.

Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có nền tảng chắc chắn trong năng lực chịu đựng rủi ro tín dụng, đồng nghĩa cũng có khả năng dễ dàng mở rộng quy mô tín dụng và đa dạng hóa danh mục trong cho vay đối với Tiêu dùng.

Mặt khác với năng lực tài chính mạnh mới cho phép Ngân hàng dễ dàng đầu tƣ mua sắm, trang bị hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại phục vụ công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)