CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
* Nguyên nhân bên trong:
- Mặc dù đã triển khai đƣợc nhiều ứng dụng công nghệ phục vụ trong việc cung cấp thông tin, tuy nhiên việc kiểm soát chất lƣợng thông tin chƣa cao, đôi khi xuất hiện nhiều thông tin trái triều gây tranh cãi. Chƣa có sự chia sẻ, trao đổi thông tin khách hàng lẫn nhau với các tổ chức tín dụng khác. Đối với các thông tin nhận đƣợc từ trung tâm tín dụng CIC của NHNN thì không đƣợc cập nhật kịp thời và chƣa đầy đủ còn thiếu. Vì vậy, cán bộ QLKH phải tự thu thập thêm thông tin thông qua các mối quan hệ cá nhân nên rất vất vả, hiệu quả không cao.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng chƣa đồng đều, cán bộ quản lý khách hàng thường xuyên bị thay đổi vị trí làm việc do nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến cán bộ không thích nghi kịp thời với công việc mới, chƣa đƣợc đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Cán bộ quản lý khách hàng sau khi rời trường đại học được nhận vào làm việc tại BIDV có thời gian thử việc ít nên nhiều khi tiếp cận với các khách hàng thường tỏ ra lúng túng khi thu thập các thông tin của khách hàng, đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực của khách hàng... còn nhiều hạn chế.
- Mặc dù quy trình tín dụng đƣợc xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng đƣợc an toàn và sinh lợi, tuy nhiên đã có nhiều trường hợp đối với những khoản vay không lớn, khoản vay có TSBĐ tốt hoặc khoản vay vì mục đích lôi kéo khách hàng... thì các cán bộ QLKH có thái độ về việc tuân thủ quy trình đôi khi chƣa đầy đủ.
- Đối với các khoản vay tín chấp các cán bộ vẫn chưa thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình của khách hàng về: năng lực tài chính, khả năng trả nợ và mức độ thiện chí của khách hàng,…
- Chƣa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ hoặc định giá theo hình thức qua loa chiếu lệ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cập nhật thường xuyên giá trị thị trường hợp lý, tình trạng tài sản kịp thời.
- Công việc định hạng tín dụng nội bộ của BIDV Bắc Đăk Lăk còn mang tính định tính, chủ quan của cá nhân cán bộ quản lý khách hàng. Cán bộ quản lý khách hàng nhập thông tin vào chương trình thiếu trung thực tự sửa chửa hoặc thay thế thông tin hoặc số liệu mục đích làm cho khách hàng vay có đƣợc kết quả xếp hạng tốt hơn so với thực tế qua đó có thể sử dụng chính cấp tín dụng để cho vay dể dàng, nhiều yếu tố đầu vào chi phối đến kết quả xếp hạng của khách hàng chƣa chính xác, thông tin đôi khi còn thiếu và chƣa đầy đủ, không phản ánh thay đổi kịp thời đã làm cho đầu ra của công tác xếp hạng nội bộ sai lệch.
- Việc kiểm tra giám sát và quản lý vốn vay đƣợc thực hiện còn chƣa thực sự chặt chẽ, kịp thời, đặc biệt đối với các khách hàng vay ở nhiều Ngân hàng... làm nảy sinh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao.
- Việc bố trí nhân sự, phân phối nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập. Cán bộ quản lý khách hàng còn yếu về chuyên môn, thiếu về kinh nghiệm. Công tác đào tạo và tuyển dụng còn chậm không theo kịp tốc độ phát triển của chi nhánh, đặc biệt là nhân viên khối QLKH (đây là lực lƣợng chủ đạo tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng nhƣng số lƣợng còn quá ít). Do đó nhân viên khối QLKH luôn trong tình trạng quá tải công việc, không có đủ quỹ thời gian để bám sát khách hàng cũng nhƣ nắm bắt thông tin kịp thời.
- Thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát rủi ro chƣa đƣợc đầy đủ, hệ thống: Hiện nay cán bộ quản lý khách hàng tại chi nhánh khi thẩm định về hồ sơ vay của khách hàng vẫn còn dựa trên những cách làm cũ đó là trao đổi trực tiếp với khách hàng, qua khách hàng khác, đối tác, qua người quen và lấy dữ liệu từ trung tâm dữ liệu thông tin CIC. Cách làm này vẫn còn rất nhiều rủi ro
trong quá trình kiểm soát tín dụng và thủ công thiếu chuyên nghiệp. Việc có đƣợc thông tin đầy đủ và chính xác thực tế về tình hình tài chính của tiêu dùng là rất khó.
- Nguồn nhân lực tại chi nhánh chƣa ổn định: Do tính chất và yêu cầu điều hành của chi nhánh nên hầu hết cán bộ quản lý khách hàng của chi nhánh còn non trẻ làm việc trong lĩnh vực tín dụng mới từ 1 đến 3 năm, đồng thời chi nhánh thường xuyên phải luân chuyển cán bộ nên cán bộ mới chưa nắm bắt hết đƣợc những vấn đề về khách hàng vay tại chi nhánh. Đặc thù của ngành ngân hàng là các cán bộ làm công tác tín dụng ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Điều này cho thấy với lực lƣợng cán bộ quản lý khách hàng của phòng còn ít kinh nghiệm, công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Nguyên nhân bên ngoài:
- Môi trường pháp lý và các thay đổi về cơ chế chính sách:
Trong những năm gần đây đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng đã được Chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước ban hành tạo được sự tin tưởng của khách hàng về chính sách điều hành tiền tệ của nước ta. Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề hạn chế chưa được giải quyết triệt để ví dụ nhƣ nợ xấu, lãi suất, tín dụng đen… Những vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn hoạt động của các khách hàng vay tiêu dùng. Điều này tác động trực tiếp đến rủi ro cho ngân hàng khi cho vay đối với các khách hàng.
- Những yếu tố từ môi trường kinh tế
Trong những năm qua hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm điều kiện thiên nhiên bất ổn, thiên tai dịch bệnh bùng phát (hạn hán, dịch cúm trên người và gia cầm...) đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất nông nhiệp
của các khách hàng vay tiêu dùng trên địa bàn .
- Điều kiện kinh tế cũng có nhiều biến động, Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm, thắt chặt chi tiêu công, thực hiện tinh giảm biên chế,…
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu
- Chi nhánh năm trên địa bàn Tây nguyên kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính, mà nhƣng năm gần đây tình trạng mất mùa và giá cả các mặt hàng nông sản thấp. Đã làm cho đời sống và khả năng tài chính của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trọng tâm trong chương 2 của luận văn là đánh giá, phân tích thực trạng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đã tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau:
- Đánh giá phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lawk trong thời gian vừa qua.
- Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh thông qua các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng đã nêu ở chương 1.
- Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân của những hạn chế nói trên.
- Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để xây dựng các đề xuất, giải pháp và khuyến nghị trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
CHƯƠNG 3