Khái niệm và đặc điểm của loại hình NHCS

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của loại hình NHCS

Quá trình phát triển của các trung gian tài chính gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng nhƣ Quỹ đầu tƣ, công ty tài chính… đóng vai trò ngày càng quan trọng, thu hút tiết kiệm từ dân cƣ và tài trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho các hoạt động kinh tế. Mục tiêu chung của các tổ chức này là an toàn và sinh lời. Nhƣng bên cạnh đó cũng có một số tổ chức hoạt động với mục tiêu là đối tƣợng phục vụ đặc biệt, sinh lời không phải là mục tiêu hàng đầu cần đạt tới.

Chính sách cho vay ƣu đãi đối với các đối tƣợng chính sách đƣợc Chính

phủ nhiều nước trên thế giới thực hiện thông qua các kênh khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Một số nước, Chính phủ thông qua NHTM hoặc các tổ chức tài chính vi mô, nhưng một số nước khác, Chính phủ thành lập những ngân hàng đặc biệt để thực hiện mục đích này nhƣ tại Hà Lan có ngân hàng Rabobank, tại Băng la đét là Grameen Bank, Banco Popular do Brasil của Braxin, Bank Rakjat của In-đô-nê-xia, Savings Bank của Thái Lan, Nayoby Bank của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào….

Trong xu thế phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ở mỗi quốc gia đều nảy sinh tình trạng có những ngành, những khu vực kinh tế, những đối tƣợng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện tiếp cận với dịch vụ tài chính của các NHTM. Ví dụ, các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, vùng sâu, vùng xa …chịu chi phí lớn, rủi ro cao, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn thời gian dài, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận sẽ khó có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ tài chính của NHTM. Những ngành hàng, những khu vực kinh tế và những đối tƣợng khách hàng này cần sự hỗ trợ của Chính phủ để tồn tại và phát triển bởi tính xã hội của nó: nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế cân bằng giữa các vùng, miền, giữa các thành phần, đảm bảo sự chênh lệch giàu nghèo không quá lớn và nhằm giải quyết các mục tiêu kinh tế- xã hội. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu nêu trên, Chính phủ các nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó công cụ TDCS được đánh giá là công cụ có hiệu quả. Tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập các kênh tín dụng hoặc thiết lập các ngân hàng chuyên biệt để cho vay các khu vực kinh tế ƣu tiên; các ngành kinh tế có tính chất chiến lƣợc; các công trình có tính khả thi về tài chính nhƣng đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn và các khu vực xã hội.

Từ những phân tích nêu trên, có thể xác định NHCS là loại hình ngân

hàng đặc biệt được Chính phủ các nước thiết lập, chuyên cho vay các đối tƣợng chính sách theo chỉ định của Chính phủ. Chính vì thế, NHCS không phải là NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại.

b. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách

Cũng nhƣ các TCTD khác, NHCS thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, với đặc thù là một TCTD hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên NHCS có những đặc điểm riêng nhƣ:

- NHCS là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. Tại một số quốc gia NHCS thường được hưởng các ưu đãi tài chính của chính phủ như không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hoặc bằng 0%, được miễn giảm thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước khác.

- NHCS là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của NHCS chủ yếu do chính phủ cấp hoặc do chính phủ đứng ra bảo lãnh để ngân hàng vay hoặc huy động trên thị trường;

- Hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay theo các chương trình cho vay do chính phủ chỉ định; hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng thì chủ yếu là các dịch vụ không thu phí.

- Vốn tín dụng đầu tƣ mang tính rủi ro cao bởi NHCS không đƣợc lựa chọn đối tƣợng cho vay;

- Đối tượng phục vụ của NHCS thường là những đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ theo chính sách của chính phủ.

- Phương thức cho vay: trực tiếp, ủy thác bán phần hoặc ủy thác toàn phần.

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)