Rủi ro tín dụng trong cho vay HSSVCHCKK của NHCS

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.5. Rủi ro tín dụng trong cho vay HSSVCHCKK của NHCS

Từ khái niệm về rủi ro nói chung, ta có thể đƣa ra khái niệm về RRTD cho vay HSSVCHCKK nhƣ sau: RRTD trong cho vay HSSVCHCKK là những tổn thất về mặt tài chính khi NHCS cho vay đối với các đối tƣợng HSSVCHCKK nhƣng không thu đƣợc nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn

RRTD trong cho vay HSSVCHCKK có những đặc điểm sau:

- RRTD trong cho vay HSSVCHCKK có tính đa dạng và phức tạp. Do khách hàng của NHCS được Chính phủ quy định trong tất cả các chương trình cho vay, do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan lựa chọn. Khách hàng của NHCS là người nghèo và các đối tượng chính sách so

với mặt bằng chung kém hơn về trình độ và chậm hơn về thông tin hầu hết không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Vì vậy, khách hàng của NHCS dễ bị tổn thương khi có tác nhân như biến đổi giá cả thị trường, dịch bệnh, ốm đau…dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ.

Đặc biệt, RRTD trong cho vay HSSVCHCKK còn phụ thuộc vào tình trạng việc làm, thu nhập của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, phần nhiều các món vay đều có tài sản bảo đảm, khi có rủi ro xảy ra nguồn thu nợ chính thức không có hoặc không đủ, NHTM vẫn có nguồn thu nợ dự phòng từ tài sản bảo đảm.NHCS cho vay HSSVCHCKK hầu hết là món vay nhỏ, không có bảo đảm tiền vay bằng tài sản nên khi KH vay gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ không có tài sản bảo đảm để thu nợ và lãi, mức độ rủi ro cao hơn so với ngân hàng thương mại nhưng đây cũng là đặc trưng và sự ƣu đãi đối với hộ nghèo và đối tƣợng chính sách.

- Cho vay HSSVCHCKK đƣợc giải ngân từng kỳ trong suốt thời gian học nên số tiền cho vay so với các chương trình khác thường lớn hơn, khi chuyển nợ quá hạn sẽ kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn, nợ xấu cao hơn và khó thu hồi hơn làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của NHCS.

c. Nguyên nhân và hậu quả của RRTD trong cho vay HSSVCHCKK

* RRTD trong cho vay HSSVCHCKK thường do những nguyên nhân sau:

- Hộ vay vốn hoặc HSSV bị mất năng lực hành vi dân sự; ốm đau thường xuyên; mắc bệnh tâm thần; có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết, mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích; bỏ đi khỏi nơi cư trú không rõ địa chỉ...

- HSSV ra trường không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, không ổn định chỉ đủ để trang trải những nhu cầu thiết yếu của

cuộc sống.

- Khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng trong khi những khách hàng vay vốn này có đầy đủ điều kiện để thực hiện nó. Trên thực tế có một số trường hợp thu nhập của gia đình các HSSV có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho NHCS nhƣng các khách hàng này vẫn cố tình không trả nợ, trả lãi cho ngân hàng.

- Chương trình cho vay HSSVCHCKK có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành do đó các RRTD đối với chương trình tín dụng này có thể đến từ quy trình cho vay của NHCS còn bất cập, việc yếu kém trong việc quản lý nguồn vốn TDCS của chính quyền địa phương, và các đơn vị phối hợp thực hiện cho vay. Công tác kiểm tra giám sát của NHCS, các cấp ủy chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên dẫn đến nhiều cá nhân lợi dụng chính sách để chuộc lợi.

* RRTD trong cho vay HSSVCHCKK có thể để lại các hậu quả sau:

- RRTD do các nguyên nhân khách quan gây hậu quả tổn thất về mặt tài chính cho NHCS và nếu không có những biện pháp quản lý, kiểm soát và dự phòng những RRTD này thì khi xảy ra trên quy mô lớn sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng trong hoạt động của NHCS. Những tổn thất về mặt tài chính mà cụ thể là NHCS không thu đƣợc đầy đủ tiền lãi, tiền gốc theo hợp đồng thì sẽ dẫn đến việc thu không đủ bủ đắp các chi phí quản lý, thất thoát vốn và tăng thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- RRTD xảy ra còn ảnh hưởng lớn đến chính sách của chính phủ vì hàng năm chính phủ đều giao chỉ tiêu cho NHCS trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính, tính toán khả năng thu hồi nợ cho vay quay vòng và các nguồn tài trợ khác để đƣa ra quyết định bố trí vốn để NHCS thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi; khi rủi ro xảy ra, đặc biệt trên diện rộng thì NHCS không thu hồi đƣợc nợ gốc, cũng có nghĩa là lƣợng vốn cho vay quay vòng bị giảm mạnh và kế

hoạch tín dụng bị phá vỡ, các đối tượng chính sách sẽ không được hưởng đầy đủ chính sách tín dụng của chính phủ do không đủ lƣợng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng này. Điều này cũng có thể làm giảm lòng tin của người dân đối với chính phủ khi một chính sách được ban hành nhƣng không thực thi đƣợc hoặc thực thi nhƣng không đầy đủ.

- RRTD sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng: Khi NHCS có mức độ rủi ro cao thì điều này cũng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao và NHCS sẽ mất uy tín với chính phủ và người dân. Chính phủ có thể sẽ xem xét lại các hoạt động tín dụng do NHCS thực hiện, đánh giá hiệu quả việc cho vay các chương trình TDCS và xem xét có nên tiếp tục đầu tƣ vốn sang NHCS để cho vay nữa hay không. Điều này rất bất lợi cho hoạt động của NHCS và cả các đối tƣợng thụ hưởng chính sách.

1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)