CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK TẠI NHCSXH VIỆT
3.2.1. Đối với NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:
a. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ Chi nhánh
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro.
Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của Chi nhánh trong tương lai.
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào đạo lại, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong xét duyệt cho vay, kiểm soát RRTD, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã đƣợc quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.
- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả
năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng.
b. Tăng cường công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ tồn đọng Chi nhánh cần tăng cường công tác xử lý nợ đến hạn như: Thông báo nợ đến hạn trước 03 tháng cho hộ vay để chuẩn bị tiền trả nợ cho NH. Thực hiện đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) và thu nợ gốc khi đến hạn cuối cùng để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn, số vốn thu đƣợc sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã đó (trừ trường hợp không có nhu cầu vay), hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh. Đặc biệt là chú trọng thu hồi nợ đến hạn bằng việc giao khoán chỉ tiêu thu hồi nợ theo phân kỳ cho cán bộ làm công tác tín dụng. Từng bước giảm việc xử lý nợ đến hạn bằng các biện pháp nghiệp vụ nhƣ gia hạn nợ, cho vay lưu vụ hay cơ cấu lại thời gian trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ). Bên cạnh đó cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đề nghị xóa để có giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp. Cụ thể:
+ Đối với nợ quá hạn, nợ khoanh đến hạn có khả năng thu hồi thì giao cho Tổ trưởng và tổ chức Hội đoàn thể đôn đốc hộ vay trả nợ.
+ Đối với nợ quá hạn trên 90 ngày, mà người vay thiếu ý thức trả nợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xử lý.
+ Đối với nợ hoàn toàn không có khả năng thu hồi bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, thì phối hợp với các thành phần liên quan lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ theo quy định của NHCSXH.
Ngoài biện pháp động viên ý thức trả nợ thì Chi nhánh cũng cần áp dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện ra tòa án đối với các trường hợp có điều kiện nhƣng cố tình chây ỳ.
Thường xuyên xây dựng, đổi mới và giám sát việc xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng theo quy định: Các xã có
tỷ lệ nợ quá hạn từ 0,2% trở lên thì Giám đốc NHCSXH cấp huyện cùng với UBND cấp xã, các đợn vị nhận Ủy thác phải xây dựng Phương án củng cố, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các đơn vị NHCSXH cấp huyện có tỷ lệ nợ quá hạn từ 0,2% trở lên thì Giám đốc phòng giao dịch đó phải xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các đơn vị có chất lƣợng tín dụng thấp, đang thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án theo kế hoạch thường xuyên để có phương án xử lý hợp lý hơn.
Tiếp tục tham mưu, báo cáo kịp thời cho UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp trong việc chỉ đạo các tổ chức Hội, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phối hợp với NHCSXH thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng. Phát huy vai trò của Chủ tịch xã là thành viên Ban đại diện HĐQT, trong việc thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của từng xã.
c. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ
Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường khả năng giám sát hoạt động cho vay HSSV bằng các giải pháp cụ thể:
- Quy định rõ công việc, gắn trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tập thể thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay HSSV, coi đây là công cụ hữu hiệu trong quản lý chất lƣợng hoạt động cho vay HSSV của Chi nhánh. Đồng thời, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đầu tư các phương tiện cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề; tăng cường việc kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận ngay từ khâu bình xét, kết nạp tổ viên Tổ TK&VV, khâu lập danh sách những HSSV thuộc diện đƣợc vay vốn,…. cho đến khâu giải ngân và thu nợ cho vay HSSV.
- Đôn đốc các tổ chức nhận ủy thác cho vay thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ gia đình có HSSV vay vốn , nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro.
d. Gắn trách nhiệm nâng cao chất lượng tín dụng với trách nhiệm của cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên rà soát, phân tích nguyên nhân những món vay trên 3 tháng không hoạt động để có cơ sở củng cố Tổ TK&VV, đôn đốc thu hồi lãi tồn đọng và kịp thời ngăn chặn nợ quá hạn có nguy cơ phát sinh và phát hiện những tiêu cực (nếu có) để có biện pháp xử lý giúp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên địa bàn.
- Giao khoán chỉ nâng cao chất lượng tín dụng phường, xã hàng tháng cho cán bộ tín dụng, và lấy kết quả này làm trọng tâm các đợt thi đua, lấy kết quả cuối cùng để đánh giá, nhận xét cán bộ.
- Thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng:
Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã trong việc củng cố nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình xét duyệt, xử lý nợ xấu, nợ chây ỳ và xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho người vay.
Tiến hành đối chiếu, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV và người vay khi cần thiết nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc chiếm dụng tiền gốc, tiền lãi và tiền tiết kiệm của người vay.
Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại địa bàn được giao quản lý, tham mưu đề xuất với Giám đốc đơn vị các giải pháp xử lý.
Phối hợp với UBND cấp xã và Hội đoàn thể nhận ủy thác đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV. Kết hợp với UBND cấp xã, Hội đoàn thể cấp xã và Trưởng thôn để thực hiện củng cố Tổ TK&VV, đề xuất các giải pháp và thực
hiện củng cố, kiện toàn Ban quản lý Tổ TK&VV yếu kém.
e. Phát huy hơn nữa vai trò quản lý của các cấp Chính quyền địa phương và tăng cường đôn đốc, giám sát quản lý của Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các cấp và Tổ TK&VV
- Vai trò quản lý của Chính quyền địa phương
Mô hình tổ chức quản lý đặc thù của NHCSXH đã huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương vào cuộc trong việc thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-Cp ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với phương châm
“Trung ương và địa phương cùng làm”; “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một giải pháp thực tế góp phần tăng cường năng lực quản lý, năng lực tài chính của NHCSXH. Tuy nhiên để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa trong việc nâng cao trách nhiệm trả nợ của người vay thì vai trò của các cấp chính quyền địa phương là hết sức quan trọng “nơi nào cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm, nơi đó thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi”
Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ có thu nhập bình quân đầu người bằng 150% hộ nghèo để làm căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn chương trình HSSV, giúp đồng vốn TDCS đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Nâng cao trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tham mưu tốt cho UBND cấp xã quản lý, phê duyệt danh sách HSSV; chỉ đạo Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn cùng NHCSXH, các TCCT-XH, Tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ƣu đãi trên địa bàn, theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cự
tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của TCCT-XH cấp dưới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với NHCSXH. Chỉ đạo làm tốt công tác bình xét đối tƣợng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ trả lãi đầy đủ và đúng hạn.
- Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các cấp
Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý đặc thù, thông qua việc ký các văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác với các TCCT-XH, NHCSXH đã huy động đƣợc nhiều cán bộ có tâm huyết từ các hội đoàn thể tham gia nhận ủy thác quản lý vốn vay. Tổ chức hội nhận ủy thác các cấp cử cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động ủy thác và thường xuyên phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương tổ chức họp giao ban, giao dịch cố định hàng tháng tại điểm giao dịch lưu động đặt tại trụ sở các UBND cấp xã để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp người vay đến hạn, quá hạn có khả năng và điều kiện nhƣng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.
Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác đến tổ và hộ thuộc phạm vi của tổ chức Hội quản lý. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay. Phối hợp với Tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tƣợng vay vốn. Thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay bỏ trốn….) để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời.
Chủ động đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thông qua hình thức tự đào tạo hoặc phối hợp
đào tạo với NHCSXH. Thường xuyên theo dõi hoạt động của Tổ TK&VV và đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH
- Tổ tiết kiệm và vay vốn
Tổ TK&VV đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 5/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV, các thành viên trong Tổ TK&VV cùng giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, về thủ tục vay vốn NHCSXH; tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc tổ viên trả nợ theo phân kỳ, không để đến kỳ hạn cuối cùng mới thực hiện trả nợ nhằm tránh những rủi ro dẫn đến không trả được đầy đủ nợ vay và dẫn đến nợ quá hạn. Tổ trưởng Tổ TK&VV phải mở sổ sách, ghi chép theo dõi các khoản nợ đến hạn của tổ viên, kể cả nợ đến hạn theo phân kỳ để đôn đốc tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ (theo phân kỳ) đã thỏa thuận
Tổ trưởng Tổ TK&VV phải quán triệt sâu sắc các nội dung cơ bản của mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm tới các thành viên trong Tổ. Việc gửi tiết kiệm là tự nguyện theo quy ƣớc hoạt động của Tổ mà tổ viên đã cam kết thực hiện. Tổ trưởng phải tăng cường động viên, khuyến khích các thành viên tham gia Tổ TK&VV gửi tiền tiết kiệm. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên nhằm từng bước tạo cho các tổ viên ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính; đồng thời tạo nguồn để trả nợ gốc, lãi khi người vay gặp khó khăn.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tổ TK&VV. Tổ TK&VV là nhân tố rất quan trọng trong quy trình hoạt động cấp tín dụng ƣu đãi của NHCSXH. Tổ TK&VV hoạt động có chất lƣợng tốt thì chất lƣợng tín dụng sẽ đƣợc bảo đảm.
f. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đơn vị phối hợp Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên kiểm tra cấp dưới. Tại các phường, xã trên địa bàn thực hiện công khai, dân chủ trong chính sách tín dụng ƣu đãi đối với HSSV, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chương trình tín dụng này.
Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Phối hợp có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát giữa NHCSXH với các đơn vị nhận ủy thác, Tổ TK&VV và khách hàng vay vốn.
Chi nhánh cần tham mưu quyết liệt hơn nữa cho Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh chỉ đạo các thành viên BĐD HĐQT NHCSXH cấp tỉnh và BĐD HĐQT NHCSXH cấp huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện đầy đủ các cuộc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch hàng năm, ngoài ra các thành viên BĐD HĐQT NHCSXH cấp huyện là Chủ tịch UBND các phường xã cần tích cực hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn phường mình quản lý. Đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát quá trình bình xét vay vốn tại Tổ TK&VV có đƣợc thực hiện theo đúng quy định hay không, khi Tổ TK&VV tổ chức họp bình xét cho vay có sự chứng kiến của Tổ trưởng tổ dân phố và Hội đoàn thể nhận ủy thác hay không? Việc bình xét cho vay có được thực hiện công khai, minh bạch và người được vay vốn có đúng đối tượng thụ hưởng hay không. Hơn ai hết, vai trò của Chủ tịch UBND phường, xã là hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo và triển khai các chương trình