Đối với NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK TẠI NHCSXH VIỆT

3.2.2. Đối với NHCSXH Việt Nam

a. Thay đổi quy định phân loại nợ trong toàn hệ thống

Hiện nay NHCSXH đang thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 976/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc phân loại nợ chỉ căn cứ vào thời hạn vay mà không căn cứ vào mức độ rủi ro thực tế của các món vay dẫn đến không phản ánh đƣợc thực tế thực trạng nợ của NHCSXH, các món vay có thể đang nằm trong hạn nhƣng mức độ rủi ro là rất lớn nhƣ từ khi vay đến khi gần đến hạn nhƣng vẫn không trả gốc theo phân kỳ và không trả lãi, hay món vay còn nằm trong hạn nhưng người vay làm ăn thu lỗ không có khả năng trả nợ, HSSV bị chết… nhƣng không đƣợc đƣa vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn mà vẫn để ở nhóm nợ thông thường. Hay như việc theo dõi nợ quá hạn theo thời gian quá hạn cũng chƣa phản ánh đƣợc mức độ rủi ro của các món vay, thông thường thì nợ quá hạn có thời gian quá hạn dài hơn sẽ rủi ro cao hơn, tuy nhiên điều này chƣa hẳn đã đúng trong thực tế, do đó việc phân loại nợ này chỉ giúp NHCSXH có cái nhìn tổng quát về thực trạng nợ mà không đánh giá đúng một cách đầy đủ về mức độ rủi ro trong tương lai.

Do đó, tác giả khuyến nghị NHCSXH Việt Nam cần tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ thay đổi cách phân loại nợ tại NHCSXH áp dụng phương pháp phân loại nợ như với NHTM và các tổ chức tín dụng khác theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam

b. Áp dụng việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo phương pháp trích lập dự phòng rủi ro cụ thể

Hiện nay NHCSXH vẫn đang áp dụng phương pháp trích lập dự phòng

rủi ro theo tỷ lệ dự phòng RRTD chung là 0,75%/tổng dƣ nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh). Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro này bộc lộ rõ nhiều hạn chế và không phản ánh đúng mức độ RRTD mà NHCSXH gặp phải cũng nhƣ số lƣợng tiền trích lập dự phòng rủi ro có thể thừa hoặc thiếu hụt không bù đắp đủ khi rủi ro xảy ra trên diện rộng. Các khoản nợ có mức độ rủi ro thấp cũng đƣợc đánh đồng nhƣ những khoản nợ có mức độ rủi ro cao hơn, kể cả những món vay mà NHCSXH đã xác định là sẽ mất vốn. Nhƣ vậy với việc trích lập dự phòng RRTD theo tỷ lệ trích lập chung nhƣ hiện nay thì NHCSXH không thể đánh giá đƣợc thực chất chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ không chủ động đƣợc trong việc bù đắp các rủi ro có thể xảy ra trên diện rộng trong thời gian tới. Còn với việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể, các khoản nợ đƣợc phân loại ở các nhóm nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro sẽ càng cao. Chính vì vậy, tác giả khuyến nghị NHCSXH Việt Nam cần thay đổi phương pháp trích lập dự phòng rủi ro theo hướng áp dụng việc trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ cụ thể đối với từng nhóm nợ vay.

c. Có cơ chế quản lý và xử lý cụ thể đối với nợ vay của HSSV mồ côi Hiện nay việc quản lý thu hồi nợ đối với HSSV mồ côi là rất khó khăn, do cơ chế cho vay quy định HSSV mồ côi vay tại NHCSXH nơi nhà trường mà HSSV đó theo học đóng trụ sở, cơ chế cho vay này giống với cơ chế cho vay đối với HSSV trước đây mà Ngân hàng công thương thực hiện, việc thu hồi nợ vay rất khó khăn và phụ thuộc vào ý thức trả nợ của chính người vay.

NHCSXH cần có cơ chế cho vay và những quy định chặt chẽ hơn nữa đối với các đối tượng là HSSV mồ côi, phối hợp chặt chẽ với các trường để nắm bắt thông tin về thời gian học tập, kết quả học tập và thời gian ra trường của HSSV này. Đề xuất với chính phủ về cơ chế quản lý nhƣ chỉ khi sinh viên xin đƣợc việc làm và báo về NHCSXH địa chỉ nơi làm việc, cam kết việc trả nợ

thì nhà trường mới phát bằng tốt nghiệp cho HSSV làm các thủ tục cần thiết để nộp cho người sử dụng lao động. Hoặc các cơ quan doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động cần liên hệ với Nhà trường hoặc NHCSXH nơi HSSV theo học để nắm bắt thông tin về việc vay vốn và trả nợ vốn vay của các đối tƣợng này để đôn đốc thu hồi nợ vay theo nhƣ quy định của Chính phủ.

d. Đề xuất Chính phủ sửa đổi một số nội dung trong quyết định 157/QĐ-TTg cho phù hợp với thực tế

NHCSXH cần có đề xuất với Chính phủ sửa đổi một số nội dung trong quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với thực tế, cụ thể

- Tăng thời hạn gia hạn nợ: Nhằm tạo điều kiện cho người vay gặp khó khăn có điều kiện và đủ thời gian trả nợ ngân hàng, NHCSXH cần đề xuất với Chính phủ tăng thời gian cho gia hạn nợ bằng 1/2 thời gian cho vay.

- Có chế tài phạt đối với các trường hợp trả nợ không đúng theo phân kỳ và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn: Tác giả đề nghị đối với các trường hợp trả nợ không đúng phân kỳ thì vẫn được trả nợ vào kỳ tiếp theo nhƣng với lãi suất bằng 120% lãi suất trong hạn để nhắc nhở về ý thức trả nợ của người vay, nếu người vay không trả nợ đúng kỳ hạn thì sẽ bị phạt lãi chậm trả trên toàn bộ số tiền chậm trả của khách hàng. Bên cạnh đó NHCSXH cũng cần tiếp tục duy trì và thực hiện tốt việc khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, một mặt tạo được nguồn vốn cho vay quay vòng, mặt khác nâng cao khả năng thu nợ và hạn chế RRTD trong tương lai.

e. Phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể TW trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng ủy thác của các Hội, Đoàn thể cấp dưới

Tuy tại các Chi nhánh NHCSXH đã thực hiện ký các Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác đối với Hội đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện, xã nhƣng đôi lúc, đôi nơi có Hội đoàn thể vẫn chƣa xem hoạt động ủy thác là nhiệm vụ

Chính trị mà Đảng và nhà nước giao cho. Điều này làm cho chất lượng tín dụng tại một số nơi không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến nợ quá hạn gia tăng đột biến. Chính sự chỉ đạo kiểm tra, giám sát thường xuyên của Hội, Đoàn thể cấp Trung ương đối với Hội, đoàn thể cấp dưới sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều so với các cuộc kiểm tra do NHCSXH thực hiện vì về cơ bản mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội chỉ là mối quan hệ hợp tác thông qua các hợp đồng và NHCSXH cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự năng nổ, nhiệt tình của các Hội, Đoàn thể trong công tác quản lý nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)