CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK TẠI NHCSXH VIỆT
3.2.3. Đối với ban ngành, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình
Chỉ đạo UBND tỉnh, huyện; huyện ủy và các ngành, các cấp thực hiện tốt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thƣ Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội. Trong đó đề cao vai trò chỉ đạo của các cấp Đảng ủy địa phương đối với TDCS xã hội, coi việc thực hiện TDCS xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng và Chính quyền các cấp. Kiểm soát chặt chẽ RRTD các chương trình TDCS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình TDCS trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình
- Chỉ đạo UBND cấp huyện chỉ đạo UBND xã, phường phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc triển khai chương trình cho vay HSSVCHCKK, đặc biệt là chỉ đạo Chủ tịch UBND phường, xã – thành viên BĐD HĐQT NHCSXH huyện, thị xã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát việc xét duyệt cho vay, xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ chây ỳ… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình tín dụng HSSV. UBND phường, xã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và bảo đảm an ninh cho hoạt động của NHCSXH tại điểm giao dịch xã; bố trí các
điểm thuận lợi để treo các bảng công khai TDCS xã hội để người dân được biết. Thành lập Tổ xử lý nợ xấu do Chủ tịch UBND phường làm Tổ trưởng, thành phần gồm Ban giảm nghèo, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Công an phường và cán bộ tín dụng Ngân hàng. Việc thành lập Tổ xử lý nợ xấu sẽ góp phần vào việc tăng cường công tác thu hồi nợ xấu, nợ chây ỳ và qua đó nâng cao chất lƣợng tín dụng trên địa bàn.
- Chỉ đạo công an huyện, thị xã chỉ đạo công an xã, phường phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc rà soát người vay đi khỏi nơi cư trú nhằm tìm kiếm đôn đốc thu hồi nợ vay cho nhà nước.
- Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện chỉ đạo Hội đoàn thể cấp dưới thực hiện tốt hợp đồng ủy thác, nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền vận động, công tác kiểm tra giám sát và phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý các khoản nợ vay đến hạn, quá hạn và xử lý nợ bị rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trải qua hơn 16 năm trưởng thành và phát triển, mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ nhƣng NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cũng đã gặp không ít khó khăn và tổn thất trong quá trình hoạt động. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao và chương trình tín dụng HSSVCHCKK cũng là một trong những chương trình tín dụng có tỷ lệ NQH lớn và mức dư nợ cao, do đó những RRTD của chương trình cho vay HSSVCHCKK có hoàn cảnh khó khăn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh. Kiểm soát RRTD đối với chương trình tín dụng HSSVCHCKK là một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với Chi nhánh ở cả hiện tại và thời gian sắp đến nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng toàn Chi nhánh.
Dựa trên những cơ sở lý luận về RRTD và kiểm soát RRTD, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng kiểm soát RRTD tại Chi nhánh từ đó đánh giá những mặt làm đƣợc và những hạn chế cần khăc phục cũng nhƣ tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên.
Từ những hạn chế cần khắc phục và môi trường hoạt động của Chi nhánh, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những khuyến nghị cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm soát RRTD tín dụng đối với chương trình tín dụng HSSVCHCKK trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Chi nhánh, tác giả đã đề xuất và kiến nghị NHCSXH Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền các cấp của tỉnh để cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao.
KẾT LUẬN
Kết quả đạt đƣợc qua 16 năm qua cho thấy, chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, thực trạng rủi ro tín dụng trong CVHSSVCHCKK nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi này. Vì vậy, để kiểm soát RRTD trong CVHSSVCHCKK tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình phát huy đƣợc hiệu quả hơn nữa, cần phải đƣợc nghiên cứu đầy đủ, khoa học để hoàn thiện hơn.
Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn đã nêu đƣợc một số vấn đề: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng ngân hàng, RRTD và kiểm soát RRTD trong CVHSSVCHCKK; các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD đối với HSSVCHCKK; chỉ tiêu đánh giá hoạt động kiểm soát RRTD đối với CVHSSVCHCKK; kinh nghiệm về kiểm soát RRTD đối với CVHSSVCHCKK và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Luận văn đã nêu khái quát về NHCSXH Việt nam và Chi nhánh NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình, đi sâu phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong CVHSSVCHCKK tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018. Kết quả phân tích cho thấy chi nhánh đã cơ bản kiểm soát đƣợc RRTD trong cho vay HSSVCHCKK thể hiện ở việc Chi nhánh đã duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSSVCHCKK ở mức cho phép (tỷ lệ nợ xấu
<=0,4/0,5% kế hoạch). Đa số HSSV thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo đúng quy định. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Chi nhánh vẫn có những
hạn chế cần khắc phục, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn ở mức cao so với nhiều chương trình tín dụng khác đòi hỏi Chi nhánh cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trong thời gian tới. Xuất phát từ đó, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, cụ thể đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình, NHCSXHVN cùng các ban ngành, chính quyền các cấp nhằm hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về
“Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội”, Hà Nội.
[2] Chính phủ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 về việc “Phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội”, Hà Nội.
[3] Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 về “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên”, Hà Nội.
[4] Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”, Hà Nội.
[5] Phạm Văn Doanh (2018), “Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Tài Chính – Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[6] Hồ Hải Dương (2018), “Hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Huế.
[ 7] Phạm Thái Hà (2017), “Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá RRTD của các NHTM”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 8/2017.
[8] Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát RRTD theo Basel II tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính kỳ 2 tháng 12 năm 2016.
[9] Trần Mạnh Hùng (2019), “Hoàn thiện hoạt động cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Tài Chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[10] Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh (2019), “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính kỳ ngày 06
tháng 02 năm 2019.
[11] Nguyễn Thường Lạng (2017), “Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 9/2017.
[12] Phan Thị Linh (2016), “Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các ngân hàng thương mại nhà nước”, Tạp chí Tài chính kỳ II, tháng 7/2016.
[13] NHCSXH Việt Nam (2007), Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của NHCSXH về việc “Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ”, Hà Nội.
[14] NHCSXH Việt Nam (2007), Quyết định số15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của NHCSXH về việc ban hành “Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội”, Hà Nội.
[15] NHCSXH Việt Nam (2016), “Cẩm nang tín dụng cho vay đối với học sinh, sinh viên”, Hà Nội.
[16] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Quyết định số 219/1998/QĐ- NHNN ngày 01 tháng 7 năm 1998 về việc ban hành “Thể lệ tín dụng đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, Hà Nội.
[17] Hoàng Nữ Ngọc Quỳnh (2017), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk”. Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[18] Thảo Thị Trường Sinh (2016), “Kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh NHTM cổ phẩn Đông Á Kon Tum”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.