CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù có những thành công nhất định nhƣng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh vẫn có những hạn chế
cần khắc phục, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn ở mức cao so với nhiều chương trình tín dụng khác đòi hỏi Chi nhánh cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trong thời gian tới.
- Những hạn chế từ phía bản thân Chi nhánh
+ Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng chƣa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ đến hạn chủ yếu là gia hạn nợ, cho vay lưu vụ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhƣng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh mặc dù vẫn đƣợc thực hiện theo đúng chương trình kế hoạch đề ra, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả nhiều trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, việc kiểm tra, kiểm soát chủ yếu thực hiện sau khi cho vay và chủ yếu là kiểm tra về mặt thủ tục pháp lý là chính chứ chƣa kiểm tra thực tế nhiều
Mặc dù trong quá trình cho vay, Chi nhánh đều có những quy định về việc yêu cầu khách hàng phải trả nợ theo đúng phân kỳ, tuy nhiên việc đôn đốc và kiểm soát việc trả nợ theo phân kỳ của khách hàng đang đƣợc Chi nhánh bỏ ngỏ, Chi nhánh chỉ chú trọng xử lý đối với dƣ nợ đến hạn vào kỳ cuối.
Công tác quản lý khách hàng vay vốn của Chi nhánh còn hạn chế dẫn đến số lượng người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao và lâu ngày không xử lý đƣợc.
- Những hạn chế trong công tác phối hợp giữa Chi nhánh và Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các tổ chức khác.
+ Công tác phối hợp giữa Chi nhánh với Chính quyền địa phương trong
xử lý nợ khó đòi: Các Tổ xử lý nợ khó đòi do UBND các phường xã lập chưa đi vào hoạt động hoặc chỉ lập ra theo hình thức mà chƣa có nhiều hoạt động thiết thực, dẫn đến có những thời điểm nợ xấu phát sinh tăng đột biến nhƣng Tổ xử lý nợ vẫn không thực hiện xử lý.
Công tác phối hợp giữa Chi nhánh và các Hội đoàn thể nhận ủy thác:
ở một số nơi vẫn còn chƣa đồng bộ, thống nhất, nhận thức của một số Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã vẫn chưa đầy đủ, coi việc triển khai các chương trình TDCS, cho vay, thu nợ, xử lý nợ …là việc của ngân hàng.
Công tác phối hợp giữa nhà trường nơi HSSV vay vốn đang theo học với Chi nhánh: Hầu hết việc phối hợp giữa Chi nhánh và các Trường là rất hạn chế và hầu nhƣ không có mối liên hệ nhiều trong công tác thông tin liên quan đến hoạt động học tập, vay vốn, trả nợ, trả lãi của HSSV.
- Những hạn chế liên quan đến hoạt động của Tổ TK&VV:
+ Ban quản lý Tổ TK&VV hoạt động chƣa đồng đều, hầu hết các nhiệm vụ của Tổ là do một mình Tổ trưởng thực hiện, Tổ phó chỉ đứng danh nghĩa.
Do đó Tổ trưởng chỉ chủ yếu thực hiện việc thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm chứ chƣa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc ủy nhiệm.
+ Việc bình xét cho vay nhiều lúc, nhiều nơi vẫn chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy định, Tổ TK&VV không thực hiện bình xét công khai, không có sự chứng kiến của các thành phần theo quy định (Trưởng thôn, Hội nhận ủy thác) dẫn đến có nhiều trường hợp khách hàng không còn sinh sống tại địa phương nhưng vẫn được bình xét cho vay.
- Những hạn chế do cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước
Việc phân loại nợ của NHCSXH hiện nay không thực hiện theo thông lệ chung nhƣ các tổ chức tín dụng khác mà thực hiện theo quy định riêng cũng có những hạn chế nhất định. Quy định này chƣa phản ánh đúng tính chất các khoản nợ gây khó khăn trong công tác quản trị và phân loại khách hàng
của NHCSXH. Những khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhƣng vẫn nằm trong hạn có thể không đƣợc nhận diện và quan tâm đầy đủ, dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
Chƣa có những cơ sở pháp lý và những ràng buộc cần thiết để đảm bảo thu hồi được nợ sau khi HSSV ra trường có việc làm. Hiện tại hồ sơ vay vốn của chương trình CVHSSVCHCKK chỉ khác những chương trình cho vay tín chấp khác của NHCSXH là gửi kèm “Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học“ đƣợc dùng để vay vốn cho mỗi năm học, đến khi nhận món vay cuối cùng không có ràng buộc gì thêm. Với chương trình CVHSSVCHCKK, thông thường người vay chỉ có thể trả nợ sau khi HSSV tốt nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập, vì vậy cần có những ràng buộc cần thiết đối với HSSV sau khi ra trường để giảm thiểu các rủi ro tín dụng đối với chương trình này.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
Việc kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh NHCSXH tỉnh vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã đề ra và còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chính của những hạn chế đó là:
- Nguyên nhân của những hạn chế từ phía Chi nhánh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh chƣa thực sự hiệu quả những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Chi nhánh chƣa thực sự quyết liệt trong việc xử lý, các biện pháp mà Chi nhánh áp dụng chủ yếu mang tính động viên, thuyết phục và trông chờ vào ý thức trả nợ của người vay, do đó việc thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu khá chậm. Việc cho vay không bảo đảm bằng tài sản dẫn đến khi rủi ro xảy ra hoặc khách hàng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ thì việc xử lý là rất khó khăn vì công tác xử lý thu hồi nợ vay chủ yếu bằng hình thức tuyên truyền, vận động là chính.
Hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng chƣa cao, nguyên nhân chính là do số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh quá ít (chỉ có 03 cán bộ thực hiện kiểm soát trên 105 nghìn khách hàng) và phần lớn công việc kiểm tra, kiểm soát chủ yếu là kiểm tra về mặt thủ tục, giấy tờ và quy trình cho vay, việc kiểm tra thực tế từng khách hàng là rất ít và mang nhiều tính hình thức (chỉ kiểm tra 1% khách hàng/năm).
Cán bộ tín dụng không chịu áp lực về việc thu hồi nợ theo phân kỳ và việc quy định khi đến hạn theo phân kỳ nếu người vay không trả được theo đúng cam kết thì đƣợc tự động chuyển sang kỳ tiếp theo mà không bị chuyển nợ quá hạn và người vay cũng không phải làm thủ tục gì dẫn đến nợ đến hạn theo phân kỳ ngân hàng không thu hồi đƣợc và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc gia hạn nợ cũng đang đƣợc thực hiện khá phổ biến mà cán bộ ngân hàng không thực hiện kiểm tra trước khi cho khách hàng gia hạn dẫn đến không đánh giá đƣợc thực chất chất lƣợng của những khoản vay này; khi đƣợc gia hạn thì số dƣ nợ này lại nằm trong hạn mà không có cơ chế theo dõi riêng đối với những món nợ này.
Số lƣợng khách hàng bỏ đi khỏi nơi cƣ trú không rõ địa chỉ tại Chi nhánh còn lớn, nguyên nhân chính của tình trạng này là tỉnh Quảng Bình là tỉnh nghèo, nhiều gia đình không thể bám trụ để sản xuất kinh doanh tại địa phương, không tìm được nguồn việc làm ổn định, cùng với đường biên giới giáp quốc gia Lào trải dài nên rất nhiều hộ vay đi làm ăn xa ở miền Nam hoặc sang Lào nhiều năm không về, không rõ địa chỉ. Hơn nữa, những năm gần đây hơn nữa thị trường bất động sản tại Quảng Bình cũng biến động liên tục, người dân bán nhà nhiều nhưng địa phương không quản lý được do quy định việc bán nhà không phải qua UBND cấp xã xác nhận mà chỉ qua công chứng là xong.
- Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phối hợp giữa Chi nhánh và Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các tổ chức khác.
Các Tổ xử lý nợ khó đòi do UBND các phường xã lập và chưa hoạt động hiệu quả, mang tính hình thức nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này hầu hết là do không phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên trong Tổ xử lý nợ và khi không có đề nghị của NHCSXH thì Tổ xử lý nợ cũng không chủ động để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
Một số hội đoàn thể nhận ủy thác không nhận thức hết đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động ủy thác, vẫn coi trọng công tác hội và xem việc nhận ủy thác là việc phụ, làm thêm của mình, coi đó là quan hệ kinh tế theo hợp đồng, hoạt động tốt thì được hưởng phí ủy thác cao và ngược lại, coi việc triển khai các chương trình TDCS là việc của Ngân hàng và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó trình độ, nhận thức của các cán bộ thuộc đơn vị nhận ủy thác không đồng đều dẫn đến có những địa bàn quản lý nguồn vốn ủy thác rất tốt nhƣng có những nơi lại buông lỏng quản lý.
Với việc xã hội hóa công tác tín dụng chính sách, một số nội dung quy trình cho vay đƣợc chuyển cho các đơn vị nhận ủy thác thực hiện, về cơ bản các cán bộ của các đơn vị ủy thác này chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng, các nghiệp vụ về quản lý tài chính… và hầu hết các nghiệp vụ ủy thác đều do cán bộ ngân hàng tổ chức tập huấn cho cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác. Bên cạnh đó, cán bộ Hội, Đoàn thể nhận ủy thác vừa làm công việc của Hội, Đoàn thể vừa làm nhiệm vụ nhận ủy thác mà số lƣợng cán bộ tại mỗi Hội, Đoàn thể cấp xã chỉ có 02 người, khối lượng công việc là rất lớn do đó hầu hết việc kiểm tra, giám sát của các Hội, Đoàn thể thực hiện chỉ mang tính hình thức và chƣa mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, sau mỗi lần Hội, Đoàn thể tổ chức đại hội nhiệm kỳ thì lại có sự thay đổi về nhân sự, do đó các
cán bộ mới lên phải mất một khoảng thời gian dài mới nắm bắt đƣợc các nghiệp vụ ủy thác và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát RRTD nói chung và kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK nói riêng
Về công tác phối hợp giữa nhà trường nơi HSSV và ngân hàng chưa được thực hiện tốt là do cả từ hai phía Ngân hàng và Nhà trường đều chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin cho nhau và chƣa có những hoạt động gắn kết giữa hai đơn vị phối hợp quản lý HSSV vay vốn và trả nợ ngân hàng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là mối liên hệ giữa nhà trường và ngân hàng hiện nay chủ yếu là việc cấp giấy xác nhận cho sinh viên vay vốn; việc HSSV ký cam kết trước khi ra trường không mang nhiều ý nghĩa và hầu như không có tác dụng trong việc trả nợ cho ngân hàng sau này. Cả nhà trường và ngân hàng đều không kiểm soát đƣợc việc thực hiện cam kết của HSSV.
- Nguyên nhân của những hạn chế liên quan đến hoạt động của Tổ TK&VV:
Việc quy định Ban quản lý Tổ TK&VV có 02 người (1 tổ trường và 1 tổ phó) những thực chất chỉ có một mình Tổ trưởng hoạt động, tổ phó chỉ đứng danh nghĩa, nguyên nhân chính là những ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của Ban quản lý Tổ TK&VV không cụ thể, không có quy định về việc phân chia tỷ lệ hoa hồng giữa các thành viên Ban quản lý Tổ theo mức độ trách nhiệm, bên cạnh đó số tiền hoa hồng hiện nay trả cho Ban quản lý Tổ còn khá thấp, nếu phân chia cho cả 2 người thì lại càng ít hơn nữa và điều này không khuyến khích Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Chính hạn chế này dẫn đến khi có sự cố xảy ra với Tổ trưởng (ốm đau, đi xa…) thì sẽ không có người thay thế kịp thời để tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ, đồng thời cũng không có sự giám sát lẫn nhau giữa các thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV nên dễ dẫn đến tiêu cực.
Việc tập hợp đƣợc 2/3 số tổ viên trong tổ lại để cùng bình xét cho vay là
rất khó khăn, hầu hết các tổ viên sau khi đƣợc vay vốn thì chỉ có trách nhiệm với số nợ của mình mà không quan tâm nhiều đến hoạt động của Tổ hoặc không có đủ thời gian để tham gia các cuộc họp bình xét cho vay. Bên cạnh đó yêu cầu khi bình xét cho vay phải có sự chứng kiến của Trưởng thôn nhưng thành phần này lại không được hưởng lợi gì từ hoạt động của Tổ TK&VV (không có thu nhập gì khi tham gia chứng kiến bình xét) do đó hầu hết là các Trưởng thôn chỉ ký trên biên bản sau khi hồ sơ vay vốn được gửi đến mà không chứng kiến, giám sát việc bình xét. Các Hội đoàn thể nhận ủy thác cũng có số lượng người ít và không thể tham gia tất cả các cuộc họp bình xét từ Tổ TK&VV do mình quản lý, do đó đây là kẽ hở dễ dẫn đến những rủi ro sau khi cho vay khi việc cho vay không đƣợc đảm bảo theo đúng quy định.
- Nguyên nhân của những hạn chế do cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước
Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ trích lập chung mà không thực hiện theo tỷ lệ trích lập rủi ro cụ thể, hồ sơ vay vốn đối với chương trình CVHSSVCHCKK là do những quy định riêng của Chính phủ đối với NHCSXH.
Nợ quá hạn chương trình cho vay HSSVCHCKK còn ở mức cao còn có nguyên nhân từ quy định cho vay của Nhà nước. Quy định về thời gian gia hạn nợ đối với HSSV vay vốn là chƣa phù hợp với đặc thù cho vay trung và dài hạn: Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian gia hạn nợ đối với HSSV vay vốn tối đa bằng 1/2 thời gian trả nợ. Theo quy định này thì một HSSV vay vốn học hệ đại học (4 năm) chỉ được hưởng thời gian gia hạn nợ tối đa là 2 năm. Thời gian gia hạn nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn nhƣ vậy là quá ngắn đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho những HSSV chƣa trả đƣợc nợ đúng hạn do các nguyên nhân khách quan và dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khái quát lịch sử phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu kiểm soát RRTD trong ba năm gần đây từ năm 2016 đến năm 2018 của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Đồng thời nội dung trọng tâm của chương là phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại Chi nhánh và đánh giá kết quả việc kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK dựa trên các tiêu chí đã đề cập tại chương 1.
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng quá trình kiểm soát RRTD và những kết quả đạt đƣợc trong công tác kiểm soát RRTD cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh, tác giả đƣa ra những nhận định đánh giá về các thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong công tác này tại chi nhánh, đồng thời đã phân tích đƣợc một số nguyên nhân căn bản dẫn đến những hạn chế đó. Đây chính là cơ sở quan trọng để đƣa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại nêu trên và nâng cao chất lƣợng kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.