Kết quả hoạt động của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM –

2.1.4. Kết quả hoạt động của Chi nhánh

Tình hình huy động vốn tại NCCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1 về tình hình và cơ cấu nguồn vốn cho thấy, nguồn vốn từ TW chuyển về không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2016 là 2.313.355,46triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,84%tổng nguồn vốn; năm 2017 là 2.381.226,06 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,1%, tăng 2,93% so với năm 2016; đến năm 2018 là 2.860.392,67

triệu đồng, chiếm 87,88%, tăng 20,12% so với năm 2017. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp cấp bù lãi suất thực hiện theo chỉ tiêu Trung ƣơng giao cũng không ngừng tăng qua các năm tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể, năm 2016 là 127.996,63 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,19% tổng nguồn vốn; năm 2017 là 231.222,22 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,75%, tăng 80,65% so với năm 2016; đến năm 2018 là 352.700,14triệu đồng, chiếm 10,84%, tăng 52,54% so với năm 2017. Trong nguồn vốn huy động tại địa phương thì chủ yếu là huy động từ tổ chức, cá nhân còn nguồn huy động tiền gửi tổ viên tiền gửi tổ viên thông qua Tổ TK&VV có mức ít hơn, đây là loại tiền gửi mà các tổ viên của Tổ TK&VV hàng tháng tiết kiệm được gửi tổ trưởng Tổ TK&VV là người được NHCSXH ủy nhiệm để thu và nộp vào ngân hàng. Mỗi tổ viên Tổ TK&VV gửi tiền vào NHCSXH đƣợc mở và sử dụng một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi món vay của họ đến kỳ trả nợ, lãi họ sẽ dùng món tiền tiết kiệm trên để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đây là nguồn huy động khá ổn định đối với ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Loại hình tiền gửi này nhằm từng bước tạo cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn NHCSXH có ý thức dành tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính.

Nguồn vốn do ngân sách địa phương chuyển sang cũng không ngừng tăng qua các năm giai đoạn 2016 – 2018. Tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể, năm 2016 là 23.980,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,97% tổng nguồn vốn; năm 2017 là 30.557,53 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,16%, tăng 27,43% so với năm 2016; đến năm 2018 là 41.785,83 triệu đồng, chiếm 1,28%, tăng 36,74% so với năm 2017. Nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang chính là nguồn vốn từ tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm ủy thác cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, góp phần tăng cường nguồn vốn tín dụng giảm nghèo tại địa

phương. Nguồn vốn này bao gồm cả nguồn vốn ngân sách tỉnh và 8/8 ngân sách huyện, thị xã, thành phố chuyển sang NHCSXH cùng cấp để cho vay. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, không phải trả lãi, trong giai đoạn 2016 - 2018, bình quân mỗi năm ngân sách địa phương chuyển sang chi nhánh khoảng 7-10 tỷ đồng. Hiện nay, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đƣợc NHCSXH khuyến khích tăng cao, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.

b. Về hoạt động cho vay vốn

Tình hình cho vay của NHCSXH chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.2, cho thấy tính đến năm 2018, chi nhánh thực hiện cho vay 15 chương trình tín dụng với tổng dư nợ cho vay là 3.018.284,33 triệu đồng. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo năm 2016 là 667.391,18 triệu đồng, chiếm 25,82%, năm 2017 là 646.431,12 triệu đồng, chiếm 23,39% giảm so với năm 2016 là 3,14% và năm 2018 là 593.276,51 triệu đồng, chiếm 19,66% giảm so với năm 2017 là 8,22%; chương trình cho vay hộ cận nghèo năm 2016 là 689.078,59 triệu đồng, chiếm 26,65%, năm 2017 là 802.611,51 triệu đồng, chiếm 29,04% tăng so với năm 2016 là 16,48% và năm 2018 là 809.328,91 triệu đồng, chiếm 26,81% tăng so với năm 2017 là 0,84%; hình thức cho vay HSSV cũng chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2016 là 288.739,56 triệu đồng, chiếm 11,17%, năm 2017 là 191.017,00 triệu đồng, chiếm 6,91% giảm so với năm 2016 là 33,84% và năm 2018 là 117.413,51 triệu đồng, chiếm 3,89% giảm so với năm 2017 là 38,53%. Có thể nhận thấy chương trình hộ nghèo và HSSV từ chiếm tỷ trọng lớn thì trong giai đoạn 2016 – 2018 có sự biến động, là sự giảm sút mạnh về dƣ nợ. Các chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm, do mức vay vốn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng,

đồng thời thị trường lao động nước ngoài hiện nay rất phức tạp nên số lao động đi xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giảm.

c. Về nợ quá hạn và nợ khoanh và nợ xấu

Tăng cường huy động các nguồn vốn để phục vụ hoạt động cho vay các chương trình TDCS, tăng trưởng dư nợ giúp các đối tượng chính sách được vay vốn nhiều hơn từ những chương trình TDCS ưu đãi của Chính phủ và địa phương luôn là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh; bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ các nguồn vốn TDCS thì Chi nhánh cũng luôn quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng việc giữ vững và ổn định tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu (nợ xấu = nợ quá hạn + nợ khoanh), mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới 0,2%/tổng dư nợ luôn được Chi nhánh đặt ra trong những năm gần đây. Trong những năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh luôn đƣợc kiểm soát và giữ ổn định và luôn thấp hơn kế hoạch mà Chi nhánh đã đặt ra, điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh ngày càng đƣợc cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)