CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Dự báo nhu cầu vay của HSSVCHCKK và khả năng RRTD của Chi nhánh
a) Dự báo nhu cầu vay của HSSVCHCKK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ; bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; với diện tích tự nhiên 8.000 km2; dân số năm 2018 có 887.595 người.Theo số liệu Sở Lao động thương Binh và xã hội cung cấp thì năm 2018, tỉnh Quảng Bình có 247.658 hộ dân, trong đó 17.298 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,98%; 23.392 hộ cận nghèo, chiếm 9,45%. Hàng năm số lƣợng HSSV vay vốn khoảng 11 nghìn hộ, tuy nhiên trong những năm gần đây, số lƣợng HSSVCHCKK vay vốn có chiều hướng giảm mạnh, như năm 2017 số lượng HSSVCHCKK vay vốn chỉ còn 7.483 khách hàng và đến năm 2018 số lƣợng khách hàng vay vốn chương trình cho vay HSSVCHCKK giảm xuống chỉ còn 4.487 lƣợt khách hàng vay vốn.
Hàng năm, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đều thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng và thực hiện khảo sát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, nhu cầu vay vốn được tổng hợp từ thôn lên UBND các phường xã, thị trấn đến huyện và tổng hợp toàn tỉnh. Đối với chương trình cho vay HSSVCHCKK mặc dù đối tƣợng nằm trong danh sách đủ điều kiện vay vốn nhiều, nhƣng số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn thời gian gần đây là
khá khiêm tốn. Với điều kiện kinh tế xã hội trong tỉnh ngày càng phát triển, người dân ngày càng có điều kiện hơn và những quy định của Chính phủ đối với chương trình cho vay HSSVCHCKK dự báo là không có những thay đổi lớn (về quy định cho vay và nâng mức vay) thì dự báo nhu cầu vay vốn HSSVCHCKK trong những năm tiếp theo cũng không có sự đột biến về số lƣợng, trung bình nhu cầu vay vốn hàng năm nằm trong khoảng từ 4 đến 5 nghìn khách hàng.
b) Dự báo khả năng RRTD đối với chương trình cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh
Từ thực trạng hoạt động cho vay và kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh như đã phân tích trong chương 2 ta thấy, hoạt động cho vay và kiểm soát RRTD của Chi nhánh mặc dù đã đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣng nợ quá hạn, nợ khoanh vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn.
Riêng nợ quá hạn chương trình CVHSSVCHCKK có số tuyệt đối giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng dần qua các năm, do đó mức độ RRTD trong cho vay HSSVCHCKK còn tiềm ẩn khá cao.
Các món vay dài hạn của chương trình CVHSSVCHCKK trong giai đoạn này đã đến hạn trả nợ cuối cùng, từ đó đã bộc lộ nhiều bất cập trong kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của Chi nhánh. Học sinh sinh viên ra trường nhiều năm nhưng không thể tìm được việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định, những sinh viên này đa phần là những hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế. Với số tiền vay lớn do vay dàn trải qua nhiều năm, nay đến hạn những hộ vay này thực sự khó khăn trong việc trả nợ, dẫn đến trình trạng chây ỳ hoặc không thể trả đƣợc nợ làm gia tăng nợ quá hạn trong chi nhánh.
Bên cạnh đó, đến cuối năm 2018 toàn Chi nhánh còn 41 khách hàng vay vốn chương trình cho vay HSSVCHCKK với tổng số dư nợ 983 triệu đồng
đang nằm trong diện người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không xác định được địa chỉ. Trong số 41 khách hàng này thì đã có 17 khách hàng đang có dƣ nợ quá hạn với số tiền 362 triệu đồng và số còn sẽ đến hạn trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Đây mới chỉ là số lƣợng thống kê mà Chi nhánh NHCSXH đang theo dõi trên chương trình quản lý khách hàng bỏ đi khỏi nơi cư trú, trong thực tế số lƣợng khách hàng vay vốn HSSVCHCKK bỏ đi khỏi nơi cƣ trú còn lớn hơn nhƣ vậy, tuy nhiên số lƣợng này một phần ngân hàng vẫn đang nắm đƣợc thông tin và Tổ TK&VV vẫn liên lạc đƣợc để thu lãi, nhƣng về lâu dài cũng cần có biện pháp thích hợp để quản lý đối với các đối tƣợng khách hàng này.
Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản của Quảng Bình rất sôi động, giá cả đất đai biến động từng ngày và nhiều nhà đầu tƣ từ mọi miền đất nước đến Quảng Bình để mua bán đất. Điều này làm cho số lượng người dân trên địa bàn tỉnh bán nhà đi nơi khác ngày một tăng lên, chính điều này dẫn đến việc thu hồi nợ của NHCSXH trở lên khó khăn hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn.
Đối với các đối tƣợng HSSVCHCKK mồ côi, NHCSXH cũng chƣa có cơ chế quản lý đối với các đối tƣợng này, HSSV vay vốn xong đi tìm việc làm ở nơi khác và không trả nợ cho ngân hàng ngày càng nhiều và Ngân hàng cũng không có đƣợc thông tin của HSSV để thực hiện thu nợ. Do đó mức độ rủi ro cho vay đối với các đối tƣợng này là rất lớn.
Từ những hạn chế trong quá trình kiểm soát RRTD của Chi nhánh và những khó khăn mà Chi nhánh gặp phải trong quá trình triển khai cho vay và quản lý nợ vay như trên thì dự báo khả năng RRTD chương trình cho vay HSSVCHCKK trong thời gian tới của Chi nhánh là khá lớn nếu Chi nhánh không có những giải pháp phù hợp để quản lý và khắc phục những hạn chế nêu trên.