Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.3.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay

a. Cơ cấu dư nợ CVHSSVCHCKK theo khả năng RRTD

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam thì tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm từ nhóm 01 đến nhóm 05, cụ thể

Nhóm 01: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 02: Nợ cần chú ý

Nhóm 03: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhớm 04: Nợ nghi ngờ

Nhóm 05: Nợ có khả năng mất vốn.

Nội dung cụ thể của mỗi nhóm nợ phản ánh chất lƣợng nợ của ngân hàng. Trong cơ cấu dƣ nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại theo thứ tự thấp dần cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngƣợc lại.

b. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn (trong CVHSSVCHCKK)

Nợ quá hạn trong CVHSSVCHCKK là khoản nợ mà hộ vay vốn HSSVCHCKK khi đến hạn phải trả cho ngân hàng hộ vay không trả đƣợc nợ đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVHSSVCHCKK: Là tỷ lệ của số nợ quá hạn của chương trình CVHSSVCHCKK so với tổng dư nợ của chính chương trình CVHSSVCHCKK đến thời điểm báo cáo.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn

CVHSSVCHCKK = Dƣ nợ quá hạn CVHSSVCHCKK

x 100%

Tổng dƣ nợ CVHSSVCHCKK

c. Nợ quá hạn phát sinh và tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh (trong CVHSSVCHCKK)

Nợ quá hạn phát sinh là số nợ bị chuyển quá hạn trong kỳ báo cáo (bao gồm cả số nợ quá hạn phát sinh đã thu hồi đƣợc và số nợ quá hạn phát sinh không thu hồi đƣợc).Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh trong CVHSSVCHCKK là tỷ lệ của số nợ quá hạn phát sinh trong kỳ báo cáo của chương trình CVHSSVCHCKK so với dƣ nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ báo cáocủa chính chương trình CVHSSVCHCKK.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh CVHSSVCHCKK

=

Số nợ quá hạn phát sinh CVHSSVCHCKK trong kỳ

x 100%

Dƣ nợ CVHSSVCHCKK đầu kỳ + Doanh số CVHSSVCHCKK trong kỳ d. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (trong CVHSSVCHCKK)

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam thì nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu là một tiêu chí rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ RRTD trong cho vay NHCS. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ càng cao thì mức độ RRTD trong cho vay càng lớn và ngƣợc lại. Tỷ lệ nợ xấu đồng thời thể hiện năng lực kiểm soát RRTD trong cho vay của NHCS hiệu quả cao hay thấp.

Tỷ lệ nợ xấu trong CVHSSVCHCKK: Là tỷ lệ của số nợ xấu của chương trình CVHSSVCHCKK so với tổng dư nợ của chính chương trình CVHSSVCHCKK đến thời điểm báo cáo.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ xấu

CVHSSVCHCKK = Dƣ nợ xấu CVHSSVCHCKK

x 100(%) Tổng dƣ nợ CVHSSVCHCKK

e. Tỷ lệ DPRR cụ thể (trong CVHSSVCHCKK)

Dự phòng RRTD là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng rủi ro cụ thể và dự phòng rủi ro chung. Dự phòng rủi ro cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng rủi ro chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền trích lập và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh đƣợc nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. Dự phòng rủi ro cụ thể càng cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải càng cao.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể trong CVHSSVCHCKK: Là tỷ lệ của số dự phòng rủi ro cụ thể của chương trình CVHSSVCHCKK so với tổng dư nợ của chính chương trình CVHSSVCHCKK.

- Cách tính:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể CVHSSVCHCKK =

Dự phòng rủi ro cụ thể CVHSSVCHCKK

x 100(%) Tổng dƣ nợ

CVHSSVCHCKK

f. Nợ khoanh và tỷ lệ nợ khoanh (trong CVHSSVCHCKK)

Tỷ lệ nợ khoanh chương trình CVHSSVCHCKK: Là tỷ lệ của số nợ đang được khoanh chương trình CVHSSVCHCKKso với tổng dư nợ của chính chính chương trình CVHSSVCHCKKđến thời điểm báo cáo.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ khoanh

CVHSSVCHCKK = Nợ khoanh CVHSSVCHCKK

x 100(%) Tổng dƣ nợ CVHSSVCHCKK

g. Nợ xóa ròng và tỷ lệ nợ xóa ròng (trong CVHSSVCHCKK)

Nợ xóa ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và Ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa nợ. Nếu một trong các khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu đƣợc thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản nợ xóa ròng. Khoản nợ xóa ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh RRTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xóa ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng hạn chế.

Tỷ lệ nợ xóa ròng chương trình CVHSSVCHCKK: Là tỷ lệ của số nợ đang được khoanh từng chương trình tín dụng so với tổng dư nợ của chính chính chương trình CVHSSVCHCKKđến thời điểm báo cáo.

- Cách tính:

Tỷ lệ nợ xóa ròng

CVHSSVCHCKK =

Nợ xóa ròng CVHSSVCHCKK

x 100(%) Tổng dƣ nợ

CVHSSVCHCKK h. Tỷ lệ thu lãi (trong CVHSSVCHCKK)

Là tỷ lệ số lãi thực thu so với tổng số lãi dự thu.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả lãi thực tế của khách hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng càng tốt.

- Cách tính: Tỷ lệ thu lãi (%) = Số lãi thực thu/Số lãi dự thu i. Nợ bị tham ô, chiếm dụng

- Là số tiền liên quan đến hoạt động tín dụng của NHCSXH đƣợc xác định bị sử dụng trái pháp luật do: tổ trưởng tổ TK&VV vi phạm hợp đồng ủy nhiệm; các cá nhân, tổ chức lập hồ sơ tín dụng khống để rút tiền từ NHCSXH.

- Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát hồ sơ tín dụng, sự không tuân thủ trong quy trình nghiệp vụ.

- Cách tính chỉ tiêu này đƣợc xác định bởi số nợ tham ô, chiếm dụng phát sinh trong kỳ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)