Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HSSVCHCKK CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay

a. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng chính sách

- Quy mô cho vay HSSVCHCKK: Ở từng giai đoạn khác nhau thì quy mô cho vay HSSVCHCKK cũng khác nhau, khi quy mô cho vay càng lớn thì nguy cơ dẫn đến RRTD càng nhiều và ngƣợc lại khi quy mô cho vay thu hẹp lại thì nguy cơ dẫn đến RRTD cũng sẽ giảm theo. Do vậy việc tăng hoặc giảm quy mô cho vay đều ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK.

- Năng lực quản trị điều hànhcủa cán bộ lãnh đạo NHCS:Mặc dù chính sách cho vay HSSVCHCKK thường do chính phủ hoạch định. Song khả năng thu hút các nguồn vốn cần thiết, tổ chức triển khai hoạt động cho vay sao cho khoa học và hợp lý, kiểm soát tốt hoạt động cho vay chương trình này, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Nếu ngân hàng có bộ máy quản lý điều hành tốt, đƣa ra đƣợc những định hướng và các chiến lược phù hợp trong quản lý và kiểm soát hoạt động cho vay HSSVCHCKK thì nguy cơ dẫn đến RRTD đƣợc hạn chế và ngƣợc lại.

- Nguồn thông tin của khách hàng vay vốn, HSSVCHCKK đang theo học: Nắm bắt kịp thời nguồn thông tin tín dụng đối với khách hàng vay vốn, HSSVCHCKK đang theo học sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn việc vay vốn và trả nợ của khách hàng như: việc phối hợp với nhà trường trong việc cung cấp thông tin trong suốt quá trình theo học của HSSVCHCKK hay những cam kết sau khi ra trường, nắm bắt nơi làm việc của HSSVCHCKK sau khi ra trường… sẽ giúp cho NHCS phòng ngừa được những rủi ro tiềm ẩn có thể

xảy ra và từ đó giúp công tác kiểm soát RRTD cũng đƣợc nâng cao.

- Nhân tố về nguồn nhân lực: Trình độ, năng lực và đạo đức của nhân viên ngân hàng nếu hạn chế, yếu kém sẽ dẫn đến việc thực hiện cho vay không đúng quy trình, quy định, không thực hiện đôn đốc thu nợ, thu lãi và xử lý các nghiệp vụ phát sinh kịp thời sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

- Nhân tố hạ tầng, công nghệ : Hiện nay việc áp dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động có ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng. Ngân hàng càng áp dụng công nghệ cao thì tính chính xác, độ bảo mật và tính cập nhật lớn, việc kiểm soát cũng dễ dàng hơn nhờ các chương trình giám sát từ xa, giám sát tự động…giúp ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai.

- Chiến lƣợc quản trị rủi ro, RRTD của NHCS: Chiến lƣợc quản trị rủi ro, RRTD của NHCS có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm soát RRTD của NHCS, việc hoạch định chiến lƣợc và mục tiêu của chiến lƣợc quản trị RRTD cho biết định hướng của NHCS trong thời gian tới nhắm đến mục tiêu chất lƣợng tín dụng NHCS ở mức nào. Bởi vì, nếu ngân hàng chỉ hoạt động mang tính chất thụ động, không định hướng một cách cụ thể và có chiến lược quản trị RRTD của mình thì tất yếu ngân hàng không thể nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình, đặc biệt là chất lƣợng tín dụng.

- Sự phối hợp của NHCS với các cấp Chính quyền, Tổ chức CTXH, các ban ngành liên quan khác: Trong hoạt động của NHCS thì ngoài các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK thì sự phối hợp giữa NHCS với các cấp Chính quyền địa phương, các Tổ chức CTXH nhận ủy thác và các ban ngành liên quan khác có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm soát RRTD của NHCS. Việc NHCS phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nêu trên trong việc triển khai và thực hiện chính

sách tín dụng ưu đãi cho vay HSSVCHCKK nhờ đó việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay đƣợc thực hiện chặt chẽ và chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại sự phối hợp giữa NHCS và các tổ chức nêu trên lỏng lẻo sẽ dẫn đến quá trình kiểm soát cho vay thiếu sự đồng bộ và khả năng xảy ra RRTD là rất lớn.

b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng chính sách

- Môi trường chính trị và pháp lý: Đây là môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của NHCS. Nếu tình hình chính trị, xã hội không ổn định thì không chỉ riêng khách hàng không thể sản xuất kinh doanh mà ngay chính NHCS cũng khó có thể tập trung cho việc điều hành hoạt động của mình. Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kiểm soát RRTD của NHCS, việc xác lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các chính sách của nhà nước, các hoạt động kinh tế…

đƣợc xem nhƣ điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Môi trường tự nhiên: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, dẫn đến rủi ro làm mất một phần hoặc toàn bộ tài sản, công cụ, phương tiện

…người vay vốn không thể khôi phục sản xuất kinh doanh hoặc có khôi phục đƣợc thì cũng cần một khoảng thời gian dài và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước.

- Môi trường thông tin: Môi trường thông tin tác động lớn đến hoạt động kiểm soát RRTD của NHCS, khi NHCS nắm bắt đƣợc đầy đủ các thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn sẽ giúp ngân hàng đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp cho mỗi đối tƣợng khách hàng trong công tác quản lý và kiểm soát RRTD.

- Chính sách cho vay HSSVCHCKK nói riêng: các quy định của NHCS

về hoạt động tín dụng dựa trên các Quyết định cấp tín dụng của Chính phủ nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn cán bộ NHCS trong việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức bảo đảm… cho mỗi chương trình tín dụng. Trong quá trình thực hiện cho vay có nhiều quy định trong chính sách tín dụng không còn phù hợp với thực tiễn đòi hỏi NHCS phải có những đề xuất để thay đổi chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm triển khai có hiệu quả. Chính sách cho vay HSSVCHCKK cũng là một trong những chính sách tín dụng của Chính phủ, sự thay đổi trong chính sách cho vay HSSVCHCKK sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của NHCS.

- Các chính sách khác có liên quan của Nhà nước: Sự điều chỉnh các chính sách có liên quan đến hoạt động cho vay HSSVCHCKK cũng là yếu tố tác động đến kết quả kiểm soát RRTD của NHCS như việc khi nhà nước thay đổi chuẩn đánh giá hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến quy mô cho vay của NHCS...

- Về phía khách hàng vay vốn: Có rất nhiều yếu tố liên quan đến khách hàng ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát RRTD của Ngân hàng như nhu cầu vay vốn, điều kiện kinh tế, tâm lý, đạo đức, khả năng tìm việc làm, năng lực.…khi nhu cầu của khách hàng cao, đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng và giải ngân với số lƣợng lớn và kéo theo nó là RRTD cũng tăng lên theo quy mô tín dụng, hay nhƣ điều kiện kinh tế của khách hàng cũng liên quan mật thiết đến kết quả kiểm soát RRTD của ngân hàng, khách hàng có điều kiện kinh tế ổn định sẽ tác động tích cực làm giảm khả năng xảy ra rủi ro hơn những khách hàng có điều kiện kinh tế bấp bênh. Tâm lý và đạo đức của khách hàng ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm soát rủi ro của ngân hàng, khách hàng có tâm lý trông chờ, ỷ lại và nhà nước hoặc đạo đức tài chính không tốt sẽ làm cho khả

năng xảy ra RRTD rất lớn và ngƣợc lại.

- Ý thức trách nhiệm của các đối tác có liên quan: Hoạt động cho vay HSSVCHCKK của NHCS luôn gắn với việc phối hợp với ban ngành các cấp,chính quyền địa phương… Khi các đối tác có liên quan có nhận thức đúng đắn, coi đây là nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao thì sẽ phối hợp chặt chẽ với NHCS trong việc quản lý, giám sát nguồn vốn vay này. Ngƣợc lại khi họ nhận thức không đầy đủ, coi đây là việc của NHCS thì họ sẽ thờ ơ hoặc chỉ làm đối phó mà không coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình sẽ dẫn tới sự lỏng lẻo trong quản lý, xét duyệt cho vay, đôn đốc thu hồi nợ… và RRTD xảy ra là điều tất yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK là một hoạt động thường xuyên của NHCS; tuy nhiên cho đến hiện nay có rất ít nghiên cứu về kiểm soát RRTD của NHCS nói chung và kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của NHCS nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tham khảo liên quan (các bài báo, các luận văn và các giáo trình…) cùng với việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay của NHTM, kết hợp với những đặc trƣng trong hoạt động của NHCS nói chung và chương trình cho vay HSSVCHCKK nói riêng của NHCS, tác giả đã cố gắng hệ thống hóa cơ sở lý luận kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của NHCS. Đây là cơ sở để tác giả tiếp tục sử dụng để nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong chương 2 và đề xuất khuyến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)