CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
a. Nhóm nhân tố bên ngoài
- Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý NSNN
Luật ngân sách Nhà nước và hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN. Để công tác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng NSNN.
Định mức, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi tiêu, là cơ sở thiết yếu quan trọng để KBNN thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN.
Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không sát với nội dung chi NSNN thì việc hợp lý hóa về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN, kiểm soát chi không còn ý nghĩa nữa.
Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỉ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN trung ương và địa phương.
Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.
Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi NSNN. Với một phương pháp cấp phát hợp lý, nó tăng tính chủ động chi tiêu của các ĐVSDNS và giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát và nó làm giảm các thủ tục không cần thiết.
Quá trình sử dụng công quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp luật và được thể chế hóa bằng những thủ tục, chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nhưng nếu không có một hệ thống sổ sách kế toán hoàn hảo thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng trung thực tất cả những giao dịch tài chính tiền tệ của Chính phủ thì KBNN khó mà phát hiện được sự sai lầm về những khoản phí được cấp phát hay quản lý công quỹ thiếu phân minh, trung thực.
- Chất lượng dự toán NSNN
Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ...
từ đó giúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát... gây lãng phí thời giờ và công sức. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.
b. N â tố bê tro g - Tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức phải được sắp xếp, bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân, phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý. Thủ tục kiểm soát chi chính là cơ sở pháp lý để KBNN tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình kiểm soát chi NSNN. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN. Tuy nhiên, với thủ tục chi NSNN rườm rà, phức tạp sẽ gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát, giảm thời gian, tiến độ cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN.
- Năng lực lãnh đạo, quản lý
Yếu tố con người, cách thức tổ chức, xây dựng chính sách luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiện chất lượng quản lý, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn, thể hiện qua các nội dung: Năng lực đề ra các chiến lược, sách lược trong hoạt động, đưa ra các kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý, rõ ràng; Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa các thành viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của guồng máy. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN nói riêng. Nếu năng lực quản lý yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, sách lược không phù hợp với thực tế thì việc KSC thường xuyên NSNN kém hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí và ngược lại.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi Năng lực chuyên môn của người cán bộ là yếu tố quyết định đến hiệu quả đến công tác KSC thường xuyên NSNN. Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu… thì hiệu quả KSC sẽ cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn NSNN cho chi thường xuyên NSNN và ngược lại.
- Cơ sở vật chất và kỹ thuật.
Hệ thống tin học là công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm soát chi. Về mặt kỹ thuật, công tác kiểm soát chi thường xuyên có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của công tác kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so với thực hiện theo phương pháp thủ công. Chẳng hạn, kiểm soát mức tồn quỹ ngân sách, mức tồn dự toán, số dư tài khoản tiền gửi của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát mục lục ngân sách. Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác kế toán và công tác thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác công tác KSC thường xuyên NSNN giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, rút ngắn thời gian thanh toán, cập nhật, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác tạo tiền để cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành.
Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này của đề tài đã trình bày những vấn đề cơ bản về NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN; nêu rõ đặc điểm và nội dung cụ thể công tác kiểm soát chi NSN, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, những yêu cầu đối với công tác KSC thường xuyên và đồng thời phân tích những tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác KSC thường xuyên qua KBNN. Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô trong những năm gần đây; từ đó, đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2