CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK TÔ
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK TÔ
2.3.1. Kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đăk Tô
- KBNN Đăk Tô đã đóng góp quan trọng trong thực hiện Luật NSNN trên địa bàn huyện Đăk Tô. Thông qua cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định. Đặc biệt là các khoản chi trong lĩnh vực sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng… đã từng bước đi vào nề nếp, theo quy chế đấu thầu và chế độ hóa đơn, chứng từ. Tình trạng chi chạy kinh phí cuối năm, rút tiền mặt về quỹ của đơn vị để chi cũng dần được hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn NSNN ngày càng được nâng cao. Thông qua cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Đăk Tô đã phát hiện hàng trăm khoản chi của nhiều đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; đã kiên quyết từ chối những khoản tiền chi sai mục đích, không đúng nội dung chi hoặc không có trong dự toán.
- KBNN Đăk Tô luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các kiến thức mới tới toàn thể CBCC làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên. Đối với các đơn vị giao dịch, định kỳ hàng năm hoặc khi có sự thay đổi các cơ chế, chính sách, thay đổi quy trình nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Đăk Tô đều tổ chức hội nghị khách hàng nhằm chủ động tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những kiến thức mới, cập nhật những thay đổi về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đến chủ tài khoản, kế toán các đơn vị giao dịch, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính - ngân sách tại các đơn vị giao dịch
với KBNN Đăk Tô. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN trên toàn địa bàn.
- Việc bảo đảm cho nguồn vốn của NSNN được sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô trong những năm qua đã góp phần rất tích cực vào việc tăng cường chế độ quản lý tiền mặt. Ngoài ra KBNN Đăk Tô đã thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm soát chi tiền mặt theo quy định của Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN thay thế Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 về hướng dẫn quản lý thu chi bằng tiền mặt qua KBNN và đã hạn chế được việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong công tác chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên NSNN.
- Công tác kế toán, kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Thống nhất phân công cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi vào một đầu mối, việc phân công cán bộ phụ trách được thực hiện theo đúng quy định tại chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
- KBNN Đăk Tô đã tổ chức phục vụ tốt các đơn vị có quan hệ với NSNN trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong đối chiếu số liệu, khóa sổ, chuyển sổ đầu năm, chuyển nguồn, quyết toán vốn hàng năm theo đúng chế độ quy định. Triển khai kịp thời các nội dung nhiệm vụ của năm, đảm bảo cho công tác kế toán thanh toán hoạt động được liên tục, đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn.
- Công tác phối hợp các đơn vị trên địa bàn huyện cũng được nâng cao rõ ràng thông qua việc tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền huyện trong việc đánh giá tình hình; nâng cao chất lượng giao dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát thanh toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, thường
xuyên duy trì việc trao đổi nghiệp vụ trực tiếp với cơ quan Tài chính trên địa bàn và các cơ quan ban ngành liên quan. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ như trên, mọi vướng mắc phát sinh trong công tác chấp hành NSNN đều được xử lý kịp thời, chính xác. Phối hợp các đơn vị sử dụng ngân sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán; tăng cường quản lý nội bộ, thường xuyên chấn chỉnh, quán triệt nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư. Tạo dựng lòng tin và xây dựng hình ảnh CBCC Kho bạc chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện, đưa vị thế ngành Kho bạc Nhà nước lên tầm mới.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đăk Tô
a. Hạ c ế
- Công tác kiểm soát chi thường xuyên còn chưa cao, chưa chặt chẽ, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên vẫn chưa hiệu quả.
- Theo quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên NSNN có cán bộ KSC và thanh toán viên tách biệt nhau. Nhưng tại KBNN Đăk Tô cán bộ KSC kiêm nhiệm luôn thanh toán viên, cán bộ KSC vừa tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ chứng từ và vừa làm công tác thanh toán, dễ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị SDNS đến giao dịch, phát sinh tiêu cực trong công tác KSC thường xuyên NSNN.
- Chưa thống nhất về hồ sơ kiểm soát và hồ sơ lưu trữ đối với các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước giữa các KBNN do chưa có quy định thống nhất về cơ chế, chính sách: cụ thể về kiểm soát và lưu trữ hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên ngân sách xã khi thực hiện thanh toán qua KBNN, hoặc quy định còn mang tính chung chung nên tại KBNN Đăk Tô và các KBNN trực thuộc KBNN. Kon Tum chưa có sự thống nhất về kiểm soát và
lưu trữ hồ sơ, chứng từ tại KBNN.
- Trường hợp chi sai mục đích, chi vượt tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán, không có trong dự toán được giao vẫn tồn tại…nhưng KBNN Đăk Tô chưa thực hiện xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ “Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; Kho bạc Nhà nước”; Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính “Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN mà chỉ thực hiện trả lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị hoàn thiện. Điều này dẫn tới việc vi phạm trong quản lý và sử dụng lãng phí ngân sách vẫn xảy ra và chưa được giải quyết dứt điểm.
- Số dư tạm ứng tập trung thanh toán vào thời gian chỉnh lý ngân sách còn cao, tạo áp lực công việc cho KBNN.
- KBNN chỉ kiểm soát được khoản chi có vượt tổng mức dự toán chi thường xuyên NSNN hay không mà không thể kiểm tra được nội dung chi thường xuyên đó có trong dự toán hay không.
- Còn tồn tại tình trạng ĐVSDNS chia nhỏ gói thầu để tránh đấu thầu.
- Hoạt động KSC của KBNN mới dừng lại ở mức độ kiểm soát, thẩm định chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chưa đánh giá khoản chi đó có tiết kiệm và có hiệu quả hay không.
- Tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ chưa được cải thiện nhiều, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng chi phí NSNN còn lớn, không giảm bao nhiêu.
b. Nguyên nhân
- Cán bộ KSC vẫn còn lúng túng khi kiểm soát hồ sơ chứng từ của ĐVQHNS mang đến kho bạc để giao dịch. Đội ngũ làm công tác kiểm soát chi của KBNN Đăk Tô còn chưa chủ động trong công tác nghiên cứu các văn bản chế độ mới, ngại học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nên khả năng am hiểu những quy định, chế độ, tiêu chuẩn áp dụng vào thực tế còn chậm.
- Do khối lượng hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô ngày càng nhiều và phải đảm bảo thời gian thanh toán đúng hẹn cho ĐVSDNS nên cán bộ KSC vừa kiểm soát chi và vừa kiêm nhiệm thanh toán viên để thanh toán cho đơn vị SDNS đúng hẹn. Vì vậy KBNN huyện Đăk Tô chưa thực hiện đúng được quy trình giao dịch “một cửa” theo quy định.
- Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách chưa kịp thời, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, không có nhiều văn bản hướng dẫn cho công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước, quy định về hồ sơ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN còn chung chung, chưa cụ thể. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thống nhất trong yêu cầu về hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi, khi thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN của KBNN Đăk Tô.
- Hiện nay cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng đã có Nghị định số 192/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 54/2014/TT- BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và KBNN, nhưng việc thực hiện và triển khai chưa quyết liệt, còn mang tính hình thức, nể nang dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của KBNN Đăk Tô đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, đơn vị sẽ tìm cách hoàn thiện hồ sơ chứng từ theo đúng chế độ hoặc chuyển sang chi vào nội dung khác.
Điều này, hạn chế vai trò của KBNN trong kiểm soát chi, đồng thời không làm cho đơn vị sử dụng ngân sách thấy được hết trách nhiệm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu theo quy định.
- KBNN chưa có biện pháp kiên quyết thúc đẩy các ĐVSDNS thực hiện đúng quy định về thời gian thanh toán tạm ứng. Cán bộ KSC KBNN Đăk Tô chưa kiểm soát đúng quy định thu hồi tạm ứng chi thường xuyên NSNN, chưa thu hồi các khoản tạm ứng chi thường xuyên của tháng trước.
- Bản dự toán chi thường xuyên NSNN được giao cho các đơn vị SDNS chất lượng chưa đảm bảo, dự toán được duyệt không sát với thực tế chi tiêu của đơn vị, có thể thừa hoặc có thể thiếu, thậm chí vừa thừa vừa thiếu, thừa ở nội dung này nhưng thiếu ở nội dung khác. Phần thiếu thường được các đơn vị SDNS xin bổ sung, điều chỉnh, KBNN phải bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm làm tăng thêm khối lượng công việc và mất thời gian làm cán bộ KSC không chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Còn phần thừa thì các đơn vị SDNS tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí được cấp
- ĐVSDNS chưa nắm vững đầy đủ các văn bản, chế độ, định mức chi tiêu. Ý thức tự giác tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính chưa cao. Cơ chế thực hiện công khai, dân chủ về chi tiêu NSNN tại các ĐVSDNS chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trong việc công khai, minh bạch chi tiêu ngân sách tại ĐVSDNS.
-Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi
thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Đăk Tô hiện nay mới thực hiện được ở các đơn vi gần trung tâm. Đối với các đơn vị xa trung tâm huyện, điều kiện đi lại khó khăn, dịch vụ thanh toán chậm phát triển, đối tượng cung cấp hàng hóa dịch vụ chưa có tài khoản thanh toán việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi thanh toán cá nhân và chi hàng hóa dịch vụ là chưa thể thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trên đây đã nêu khái quát về KBNN Đăk Tô, nội dung công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô, phân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô từ đó chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô. Lấy đó làm cơ sở để đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô.
CHƯƠNG 3