Khuyến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk tô tỉnh kon tum (Trang 116 - 138)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIẾM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK TÔ

3.2.3. Khuyến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách

a. Nâ g cao ă g lực và trì độ chuyên môn của cán bộ kế toán Năng lực, trình độ của cán bộ tài chính kế toán ĐVSDNS còn yếu, còn để xảy ra sai sót không đáng có. Nên ĐVSDNS cần chú trọng vào việc khuyến khích, đôn đốc đội ngũ cán bộ kế toán tiếp tục học tập, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ đặc biệt là cán bộ kế toán không qua đào tạo chính quy. Cử cán bộ kế toán tham gia các lớp đào tạo dài hạn như Đại học, sau đại học, bên cạnh việc tham gia các lớp đào tạo dài hạn cần tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn để đồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, cập nhật kiến thức mới. Thủ trưởng ĐVSDNS cũng nên tạo điều kiện cho kế toán đơn vị tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cần thiết cấp kinh phí để cán bộ kế toán có điều kiện học tập.

Các ĐVSDNS tạo mọi điều kiện cho cán bộ kế toán học tập nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ, thành phần nào yếu kém không tiếp tục rèn luyện học tập nâng cao trình độ phục vụ cho công tác chi thường xuyên NSNN ngày càng phức tạp, đơn vị SDNS yêu cầu lên cấp có thẩm quyền tinh giảm biên chế, tuyển dụng nhân lực mới có đủ năng lực, phẩm chất về làm nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng Ngân sách của đơn vị.

b. Nâng cao ý thức chấp hành chi NSNN của đơ vị SDNS

Hiện nay, thực trạng về vấn đề ý thức chấp hành chi NSNN của ĐVSDNS đối với các thủ tục, quy định của Nhà nước liên quan tới hoạt động chi thường xuyên qua KBNN Đăk Tô đang được đánh giá chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kiểm soát vì tốn kém nhiều thời gian, công sức trong việc kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ. Đây là một vấn đề khó có thể thực hiện được bởi tư tưởng của hầu như các ĐVSDNS đều muốn rút hết dự toán chi NSNN mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng NSNN.

Trước hết phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán và thủ trưởng ĐVSDNS về chế độ quản lý chi tiêu NSNN. Mặt khác, phải tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ chính sách, chế độ tài chính và pháp luật nhà nước trong công tác kế toán tại đơn vị. Thủ trưởng ĐVSDNS cũng nên tham gia các buổi tập huấn về chế độ quản lý và sử dụng NSNN, nâng cao ý thức chấp hành về chế độ quản lý và chi tiêu NSNN. Từ đó hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ trước khi quyết định chuẩn chi.

Đối với các hồ sơ, chứng từ xảy ra quá nhiều sai sót, cần có biện pháp nhắc nhở đối với người chịu trách nhiệm của bên nhà cung cấp, đặc biệt, có thể đưa ra các hình thức xử lý mang tính nghiêm khắc hơn đối với các đơn vị không thể hiện ý thức tốt trong việc cải thiện hồ sơ sau nhiều lần nhắc nhở.

Có thể đưa ra một số hình thức như xếp các hồ sơ, chứng từ này vào nhóm kiểm soát chặt chẽ, không ưu tiên đối với việc thanh toán, tạm ứng, để ĐVSDNS phải có ý thức hơn trong công việc.

c. Thực hi n công khai minh bạch trong vi c quản lý và sử dụng NSNN

Việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính – NSNN chính là một bước để nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị; đồng thời

tăng cường sự giám sát của các cấp, các ngành cũng như của cộng đồng. Hiện nay đang có cơ chế thực hiện công khai tài chính, NSNS trong chi tiêu và sử dụng NSNN tại các ĐVSDNS, nhưng việc thực hiện cơ chế này của các ĐVDNS chỉ làm cho qua loa, đa số các ĐVSDNS không công khai cụ thể chi thường xuyên NSNN gồm những nội dung chi gì, mà chỉ báo cáo đã chi bao nhiêu so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, vì vậy tất cả cán bộ, công viên chức tại ĐVSDNS không thể biết được khoảng chi đó có đúng đối tượng thụ hưởng hay không, thực tế có phát sinh tại đơn vị hay không.

Hiện nay chưa có chế tài nào bắt buộc các ĐVSDNS phải công khai, minh bạch tài chính tại đơn vị mình, chỉ quy định trách nhiệm và nghiã vụ của người chuẩn chi và kế toán ĐVSDNS, nên hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao.

Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN tại đơn vị là tất cả cán bộ, công viên chức trong cơ quan cùng nhau theo dõi, giám sát tài chính tại đơn vị mình. Bằng các hình thức công khai như niêm yết công khai tại trụ sở làm việc hoặc công khai bằng văn bản, công khai trên mạng thông tin điện tử…

Cuối năm khi KBNN xác nhận báo cáo quyết toán năm của đơn vị SDNS, khuyến nghị các ĐVSDNS bổ sung Biên bản làm việc về thực hiện công khai, minh bạch tài chính của đơn vị, trong đó có ý kiến của cán bộ, công viên chức làm việc tại đơn vị mình nhận xét về tình hình thực hiện công khai, minh bạch tài chính của đơn vị mình như thế nào. Lập sổ quỹ thu, chi NSNN hàng tháng có ghi cụ thể những khoản chi nào, để công khai tài chính với toàn thể cán bộ, công viên chức trong cơ quan. Cán bộ, công viên chức xác nhận trong báo cáo và gửi về KBNN. Với cơ chế này, toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan cùng quản lý NSNN thì việc sử dụng NSNN sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng ĐVSDNS hợp thức hóa chứng từ để rút NSNN sử dụng vào mục đích riêng.

Ngoài việc công khai dự toán, quyết toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, theo quy định ĐVSDNS còn phải công khai tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm (quý, 6 tháng, năm) để giúp cho việc theo dõi, giám sát toàn bộ quy trình ngân sách ngân sách cũng đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách Tài chính công, cải cách hành chính Nhà nước chương 3 đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên, trong đó chú ý đến một số khuyến nghị về đổi mới quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi để đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực Quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.Với kết cấu 3 chương, đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đăk Tô, tỉnh Kon Tum” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện những nội dung chủ yếu sau đây:

Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và quản lý Nhà nước về chi NSNN tại KBNN. Đặc biệt luận văn làm rõ được vị trí, vai trò của KBNN trong quản lý Nhà nước về chi NSNN;

nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về chi NSNN tại KBNN ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Tô trong những năm 2016-2018, khảo sát thực tế về chất lượng phục vụ của KBNN Đăk Tô. Qua đó, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân làm cở sở cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN để đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực Quốc tế.

Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và ĐVQHNS, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu, toàn diện. Các khuyến nghị phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các cơ chế chính sách phù hợp

từ Luật đến các văn bản hướng dẫn.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, song những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các giảng viên, nhà khoa học và đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn./

PHỤ LỤC Phụ lục 01:

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA KBNN ĐĂK TÔ Kính chào quý vị!

Tôi tên là Phạm Thị Thu là học viên cao học của trường Đại học Đà Nẵng, hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu có đánh giá chất lượng phục vụ của KBNN Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn, quý vị đã giúp tôi thu thập những thông tin chính xác trong việc thu thập dữ liệu cũng như góp phần vào việc giúp KBNN Đăk Tô có cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ trong thời gian tới.

Tôi xin đảm bảo rằng mọi thông tin mà quý vị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị!

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀN PHIẾU:

1. Độ tuổi:

Dưới 25 tuổi 25 - 34 tuổi 35 – 49 tuổi

50 – 60

tuổi Trên 60 tuổi

2. Giới tính: Nam ; Nữ B. CÂU HỎI

Điểm đánh giá từ 1 đến 5 được hiểu như sau:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý

Không có ý

kiến Đồng ý Rất đồng ý

Các tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ

1.Trụ sở nơi giao dịch khang trang 2.Phòng làm việc rộng rãi, thoáng mát 3.Trang thiết bị làm việc đầy đủ, hiện đại 4.Bảng niêm yết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN cấp huyện đặt ở nơi dễ nhìn thấy 5.Bố trí vị trí công chức giao dịch với khách hàng thuận tiện

6.Có công khai tiến trình, thời gian giải quyết hồ sơ

Sự tin cậy của ĐVSDNS 7.Hồ sơ giải quyết đúng hẹn

8.Hồ sơ ngăn nắp không bị thất lạc, mất chứng từ 9.Giải quyết hồ sơ chính xác, khách quan

10.An tâm, an toàn khi đến giao dịch (có người trông giữ xe)

Thái độ công chức

11.Công chức vui vẻ lịch sự

12.Công chức không phiền hà, nhũng nhiều 13.Công chức xử lý nghiệp vụ nhanh chóng 14.Công chức tỏ ra có trách nhiệm với hồ sơ cần giải quyết

15. Công chức có sẵn sàng, xử lý công việc cho khách hàng

Các tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Quy trình và thủ tục giải quyết hồ sơ công

việc

16.Quy trình giải quyết hồ sơ công việc hợp lý 17. Cách thức giải quyết hồ sơ theo quy trình đúng trình tự

18. Thủ tục hồ sơ theo quy định hiện hành đơn giản, dễ thực hiện

19. Tính linh hoạt trong thủ tục giải quyết công việc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Trọng Cường (2016), Bài báo “Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Lào Cai - Một số vướng mắc và kiến nghị”, Tạp trí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 170.

[2] Phạm Thái Hà (2016), “Chi Ngân sách Nhà nước và một số kiến nghị chính sách”, Tạp chí Tài chính số 645/2016

[3] Phan Duy Hưng (2017), Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng

[4] Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

[5] Đỗ Thị Nhung (2015), “Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện - Vướng mắc và một số đề xuất”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158.

[6] Lê Thị Ngọc Quỳnh (2017), Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Quốc Thắng (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[8] Võ Thị Thu Thủy – Phan Thị Thu Thảo (2017), “Thực hiện Kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Bến Tre: Kết quả và kiến nghị” Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 180 tháng 6 năm 2017.

[9] Lê Xuân Tuấn (2015), Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[10] Trần Phạm Tuân (2017), Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[11] Lê Xuân Tuấn - Phó Trưởng phòng KTNN KBNN Đắk Nông làm chủ nhiệm năm 2017, Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Nghiên cứu khoa học.

[12] Kho bạc Nhà nước Đăk Tô (2016-2018), Báo cáo kiểm soát chi qua KBNN Đăk Tô.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk tô tỉnh kon tum (Trang 116 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)